Tag

Nhà báo làm gì để tự bảo vệ mình khi tác nghiệp?

Pháp luật 20/06/2020 14:35
aa
TTTĐ - Dù pháp luật đã có những quy định nhằm bảo vệ nhà báo tác nghiệp, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động báo chí nhưng thời gian qua vẫn có không ít vụ việc các đối tượng hành hung, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo khi họ hoạt động tác nghiệp đúng quy định pháp luật. Vậy những phóng viên cần phải làm gì để bảo vệ an toàn cho bản thân và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao?

Nhà báo làm gì để tự bảo vệ mình khi tác nghiệp?

Nhà số 66 Cát Bi, phường Cát Bi, quận Hải An, TP Hải Phòng (từng là nhà ở của nhà báo Vũ Thị Hải, báo Dân Việt, vừa được chuyển nhượng cho người khác vào tháng 5/2020) đã bị một người lạ mặt đổ dầu luyn pha mắm tôm vào cửa

Bài liên quan

Thủ tướng gửi thư chúc mừng nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, không để tiêu cực chi phối

Tôn vinh những khoảnh khắc báo chí đặc sắc

140 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo Giải báo chí quốc gia

Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn năm 2020

Nhân cách Hồ Chí Minh trong trái tim của một nhà báo Đức

Nhiều vụ việc phóng viên bị cản trở và hành hung

Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy, nhiều phóng viên, nhà báo đã và đang bị cản trở, gây khó khăn khi xuống một số cơ sở, địa bàn liên hệ làm việc, nhất là liên quan đến sai phạm, tiêu cực… Có phóng viên, nhà báo còn bị hành hung dẫn tới thương tích nặng, một số khác thì bị nhắn tin đe dọa tính mạng.

Mới đây, báo Nông thôn Ngày nay đưa tin, sáng 1/6, nhà báo Vũ Thị Hải, Trưởng đại diện báo Nông thôn Ngày nay tại Hải Phòng, đã có đơn gửi Công an quận Hải An, Công an TP Hải Phòng và các cơ quan báo chí, phản ánh việc bị kẻ xấu đổ chất bẩn vào nhà để "khủng bố", đe dọa.

Theo đó, rạng sáng 31/5, tại nhà số 66 Cát Bi, phường Cát Bi, quận Hải An, TP Hải Phòng (từng là nhà ở của nhà báo Hải, vừa mới được chuyển nhượng cho người khác vào tháng 5) đã bị một người lạ mặt đổ dầu luyn pha mắm tôm vào cửa. Ngoài số chất bẩn trên, kẻ xấu còn để lại nhiều mảnh giấy trước cửa căn nhà, với nội dung đe dọa, nhục mạ phóng viên…

Trước sự việc nhà báo Vũ Thị Hải bị "khủng bố", Ban Biên tập báo Nông thôn Ngày nay đã có công văn gửi lãnh đạo UBND TP Hải Phòng, Công an TP Hải Phòng và lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đề nghị các cơ quan này có biện pháp bảo vệ nhà báo, đồng thời điều tra kẻ chủ mưu.

Trong công văn ký ngày 1/6 gửi các cơ quan chức năng, Ban Biên tập báo Nông thôn Ngày nay đánh giá, việc nhà báo Vũ Thị Hải, Trưởng đại diện báo tại Hải Phòng bị kẻ xấu khủng bố tinh thần bằng "bom bẩn" không chỉ ảnh hưởng tới uy tín, danh dự nhà báo của cá nhân chị Hải mà còn ảnh hưởng tới tâm lý, gây bất ổn cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình chị, cần được pháp luật bảo vệ.

Do vậy, đề nghị UBND TP Hải Phòng có ý kiến chỉ đạo cơ quan công an tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật, chà đạp danh dự, nhân phẩm, đe dọa, cản trở hoạt động của nhà báo để xử lý nghiêm kẻ chủ mưu trước pháp luật; Có phương án phù hợp để bảo vệ an toàn cho cá nhân và gia đình chị Hải.

Không riêng trường hợp nhà báo Vũ Thị Hải bị đe dọa, khủng bố bằng “bom bẩn” mà còn nhiều trường hợp khác bị nhắn tin dọa giết cả nhà như trường hợp phóng viên của VTV sau khi làm loạt phóng sự điều tra chợ Long Biên (Hà Nội)…

Phóng viên cần làm gì để bảo đảm an toàn cho bản thân?

Chia sẻ kinh nghiệm làm báo nhiều năm, qua nhiều vị trí, đặc biệt là trong quá trình điều tra các vụ việc tiêu cực, nhà báo Phan Huy Hà, Phó Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay cho rằng: “Người ta hay nói nghề báo cũng là một nghề nguy hiểm, có lẽ chỉ sau phóng viên chiến trường, phóng viên điều tra là những người hay phải đối mặt với hiểm nguy nhiều nhất. Từ những hiểm nguy trong khi tác nghiệp cho đến cả sau khi tác nghiệp”.

Cũng theo nhà báo Phan Huy Hà, để đảm bảo an toàn cho bản thân khi làm điều tra, các phóng viên, đặc biệt là những phóng viên trẻ trước hết cần trau dồi bản lĩnh vững vàng; Nắm chắc các quy định của pháp luật để tác nghiệp đúng luật và phòng, chống đối tượng có hành vi cản trở, đe dọa, hành hung trái pháp luật.

Khi tiến hành điều tra, phóng viên cần xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể, lường trước các tình huống, báo cáo Ban Biên tập để có phương án hỗ trợ khi cần thiết. Khi đi tác nghiệp, trừ trường hợp cần giữ bí mật thì phóng viên nên liên hệ với công an, chính quyền địa phương nơi tác nghiệp; Mang theo đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật để hành nghề; Chuẩn bị kỹ các phương tiện, máy móc tác nghiệp và cả các trang thiết bị bảo hộ tác nghiệp.

Quá trình tác nghiệp, phóng viên cần năng động, linh hoạt, giữ liên lạc với tòa soạn thường xuyên. Sau tác nghiệp, khi thể hiện bài viết cần chau chuốt câu chữ vì nhiều khi, chỉ cần sai một ý, nhầm một từ là đối tượng vin vào đó khiếu nại, kiện cáo khiến bao công sức điều tra đổ sông đổ bể, thậm chí bị xử phạt.

Khi có dấu hiệu bị đe dọa, hành hung, người làm báo cần bình tĩnh xử trí đúng pháp luật, đồng thời báo cáo ngay với tòa soạn và cơ quan chức năng để được bảo vệ. Ngoài ra, phóng viên trẻ cũng cần thường xuyên rèn luyện sức khỏe, kỹ năng tự vệ để tự bảo vệ mình, khi cần có thể vượt qua những hiểm nguy cấp bách…

Nói về các quy định pháp luật bảo vệ phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp, thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết: Luật Báo chí đã quy định về quyền của nhà báo là được hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí… theo quy định tại Điều 25, Luật Báo chí. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để phóng viên, nhà báo tác nghiệp, đưa tin, phản ánh kịp thời.

Cũng theo luật sư Đặng Văn Cường, Luật Báo chí nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; Phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Do đó, bất kỳ một hành vi nào xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản… Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Tin liên quan

Đọc thêm

Thanh Hoá: Cựu Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương và đồng phạm hầu tòa Ký sự pháp đình

Thanh Hoá: Cựu Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương và đồng phạm hầu tòa

TTTĐ - Sáng 15/5, Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trần Văn Công cùng 10 bị cáo khác liên quan tới sai phạm trong quản lý đất đai xảy ra tại xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương.
Bắt tạm giam Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung Pháp luật

Bắt tạm giam Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung

TTTĐ - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung, Trần Kim Quyên, vừa bị khởi tố và bắt tạm giam vì lợi dụng chức vụ, chỉ đạo cấp dưới ghi ngoài sổ sách kế toán gần 5,5 tỷ đồng, gây thiệt hại hơn 2,4 tỷ đồng cho Nhà nước.
Quảng Ngãi: Triệt phá đường dây cho vay nặng lãi 452%/năm qua Facebook Pháp luật

Quảng Ngãi: Triệt phá đường dây cho vay nặng lãi 452%/năm qua Facebook

TTTĐ - Bằng những chiêu trò quảng cáo tinh vi trên mạng xã hội Facebook, một nhóm đối tượng từ Thanh Hóa đã thiết lập đường dây cho vay nặng lãi tại Quảng Ngãi với mức lãi suất "khủng" lên đến 452%/năm
Quảng Nam: Bắt giữ đối tượng lừa đảo người khuyết tật bán vé số Pháp luật

Quảng Nam: Bắt giữ đối tượng lừa đảo người khuyết tật bán vé số

TTTĐ - Nguyễn Quốc Đại (35 tuổi) đã chiếm đoạt 2,2 triệu đồng và 6 tờ vé số của một người khuyết tật bán vé số trên xe lăn. Đối tượng đã bị Công an tỉnh Quảng Nam bắt giữ để điều tra.
Cao Bằng: Bắt ba đối tượng trú tại huyện Trùng Khánh và Quảng Hoà tàng trữ ma túy Tin tức ANTT

Cao Bằng: Bắt ba đối tượng trú tại huyện Trùng Khánh và Quảng Hoà tàng trữ ma túy

TTTĐ - Đồn Biên phòng cửa khẩu Lý Vạn, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện, bắt giữ ba đối tượng có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
An toàn điện sau công tơ: Nhận thức đúng, hành động kịp thời Pháp luật

An toàn điện sau công tơ: Nhận thức đúng, hành động kịp thời

TTTĐ - Trách nhiệm sử dụng điện an toàn sau công tơ đang bị nhiều người dùng xem nhẹ, trong khi đây lại là “mặt trận” đầu tiên để phòng ngừa cháy nổ trong khu dân cư và sản xuất.
Nghệ An: Khởi tố đối tượng cho vay nặng lãi Pháp luật

Nghệ An: Khởi tố đối tượng cho vay nặng lãi

TTTĐ - Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thu Hiền (sinh năm 1983, trú quận Ba Đình, Hà Nội) về “Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự” với lãi suất hơn 180%/năm.
Điện Biên: Bắt giữ đối tượng vận chuyển khoảng 9kg ma túy Tin tức ANTT

Điện Biên: Bắt giữ đối tượng vận chuyển khoảng 9kg ma túy

TTTĐ - Ngày 14/5, Cục Hải quan thông tin vào hồi 9 giờ ngày 30/4, tại khu vực Bản Nà Ly, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Tổ Công tác gồm Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan Khu vực VII phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Điện Biên phát hiện 3 đối tượng đi trên hai chiếc xe máy có biểu hiện nghi vấn vận chuyển trái phép chất ma túy.
Liên tiếp xảy ra cháy lớn, người dân cần cảnh giác với "bà hỏa" Phòng cháy chữa cháy

Liên tiếp xảy ra cháy lớn, người dân cần cảnh giác với "bà hỏa"

TTTĐ - Bước vào mùa hè nắng nóng, việc sử dụng thiết bị điện tăng cao dẫn tới nguy cơ chập cháy, đe doạ tính mạng, tài sản của các tổ chức, cá nhân. Riêng trong chiều 13/5, trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ xảy ra cháy nổ bất cứ lúc nào, người dân cần phải đề cao cảnh giác.
Tìm giải pháp xử lý tài sản thi hành án các vụ kinh tế Tư vấn pháp luật

Tìm giải pháp xử lý tài sản thi hành án các vụ kinh tế

TTTĐ - Sáng 14/5, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Góp ý sửa đổi Luật Thi hành án dân sự” với chủ đề “Giải pháp xử lý tài sản trong thi hành án các vụ kinh tế”. Sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo các Sở, ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực thi hành án, thẩm định giá…
Xem thêm