Tag

Nhà đầu tư an tâm khi chọn tỉnh Thái Nguyên là điểm đến

Kinh tế 10/07/2020 20:41
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, với chủ trương đúng đắn, chính sách cởi mở, thông thoáng, đặc biệt là quan điểm xuyên suốt “đồng hành cùng các nhà đầu tư, doanh nghiệp”, tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, từng bước đưa địa phương vươn lên vị trí dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư.

Nhà đầu tư an tâm khi chọn tỉnh Thái Nguyên là điểm đến

SamSung - tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới đã sớm đầu tư vào Thái Nguyên

Bài liên quan

PV GAS tài trợ 3,7 tỷ đồng xây dựng trường mầm non tại Thái Nguyên

Chân dung tân Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải

Rolls-Royce Cullinan đầu tiên "làm dâu" Thái Nguyên

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đủ điều kiện xét nghiệm Covid-19

Động lực từ FDI...

Với vị trí trung tâm của vùng Trung Du - Đông Bắc Bộ, Thái Nguyên là vành đai của khu vực Đông Bắc, được xác định là hành lang kinh tế phát triển Đông - Tây, nối Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) về các cảng biển Việt Nam.

Yếu tố thứ hai giúp Thái Nguyên bật nhanh trên đường đua thu hút FDI là sẵn có nền tảng một thành phố phát triển công nghiệp.

Trên cơ sở "vốn liếng" sẵn có này cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao, Thái Nguyên tập trung kêu gọi đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển các hệ thống hạ tầng công nghiệp. Điển hình là việc kêu gọi SamSung đầu tư nhà máy tại Thái Nguyên.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 5/6 khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng, tỷ lệ lấp đầy đạt 59,8%; 23/35 cụm công nghiệp được hình thành, tỷ lệ lấp đầy đạt 41,73%.

Đây là động lực phát triển mạnh cho Thái Nguyên. Lực lượng lao động lớn được thu hút về đây để tham gia chuỗi quá trình phát triển công nghiệp tạo ra lao động mới, dân số mới trẻ, trí thức, có trình độ, mang lại sự phát triển sôi động của thành phố.

Trong những năm qua diện mạo thành phố Thái Nguyên đã thay đổi rất nhiều
Trong những năm qua diện mạo thành phố Thái Nguyên đã thay đổi rất nhiều

Thời gian qua, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhờ tích cực cải cách hành chính, mời gọi đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất, nên từ đầu năm đến nay tỉnh có 18 dự án đầu tư mới, nâng tổng mức vốn lên 44,5 triệu USD và 1.400 tỷ đồng đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Ông Trần Văn Long, Phó Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi cấp Giấy chứng nhận đầu tư 8 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư gần 29 triệu USD và một dự án có vốn đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng. Đây đều là những dự án thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng; Đồng thời, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với 9 dự án, tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 16 triệu USD và 1.382 tỷ đồng.

Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút 233 dự án, trong đó có 117 dự án FDI với tổng số vốn hơn 8,4 tỷ USD và 116 dự án trong nước, với tổng số vốn 15,3 nghìn tỷ đồng đầu tư vào các KCN; Giải quyết việc làm cho hơn 100 nghìn công nhân, tạo giá giá trị xuất khẩu hơn 27 tỷ USD.”

Đột phá trong thu hút các nguồn lực đầu tư vào tỉnh

Các dự án FDI đi vào hoạt động giúp Thái Nguyên không chỉ tăng trưởng về xuất khẩu, tạo công ăn việc làm thu nhập cao cho nhiều lao động, mà còn tạo hiệu ứng, lan tỏa tới các nhà đầu tư khác tìm đến Thái Nguyên như một địa chỉ đầu tư tin cậy.

Cụ thể, nhiều nhà đầu tư có năng lực về tài chính trong nước tích cực nghiên cứu đầu tư vào tỉnh, như: Công ty Cổ phần (CP) Tập đoàn T&T, Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG, tập đoàn TMS, Phúc Lộc, Xuân Trường… So với khoảng những năm 2005 - 2006, khu đô thị mới tại Thái Nguyên chỉ là 2 con số thì nay đã vượt lên 3 con số với rất nhiều dự án "khủng".

Chia sẻ về về vấn đề thu hút đầu tư và ưu thế của Thái Nguyên, ông Vũ Văn Trường - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thiên Lộc cho biết: “Chúng tôi rất yên tâm khi lựa chọn Thái Nguyên làm “điểm đến” đầu tư.

Bởi bên cạnh những chính sách ưu đãi, linh hoạt, cầu thị của lãnh đạo địa phương dành cho nhà đầu tư thì Thái Nguyên có rất nhiều tiềm năng sẵn có: Điều kiện tự nhiên, giao thông thuận lợi, là trung tâm của khu vực Đông Bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng Bắc Bộ cùng nhiều tiềm năng về khí hậu, khoáng sản, du lịch, giáo dục.... Thái Nguyên có đầy đủ yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa để trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển”.

Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Quang Trung - Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên
Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Quang Trung - Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên

Được biết, hiện nay các dự án của Thiên Lộc ở Thái Nguyên đang được hoàn thành từng giai đoạn theo đúng kế hoạch tiến độ của các dự án: Sông Công 1, Sông Công 2, Sông Công 3, Mỏ Bạch 1, Mỏ Bạch 2... Dự án Sông Công 1 đã hoàn thiện hơn 80% và đang triển khai hoàn thiện nốt những hạng mục còn lại trong tháng 7/2020.

Đây là những dự án được giới đầu tư đang săn đón bởi cơ sở pháp lý đầy đủ cũng như khả năng sinh lời đảm bảo. Ngoài việc sở hữu nhiều ưu thế như gần trường học, bệnh viện, công viên, trung tâm thể thao sân vận động, hồ điều hòa… các dự án này còn có một hệ thống tiện ích đầy đủ với mật độ công viên cây xanh thích hợp, xen kẽ là nhà hàng, siêu thị, nhà trẻ... kiến tạo nên một không gian sống tiện nghi và chất lượng.

Về xu hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới, đồng chí Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Tỉnh sẽ tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thân thiện, thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn; Tạo động lực, sự đột phá trong thu hút các nguồn lực đầu tư vào tỉnh.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng của tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tỉnh cũng đã thành lập tổ tiếp nhận thông tin hỗ trợ nhà đầu tư về các thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực, kịp thời tham mưu giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nhà đầu tư, bảo đảm các dự án được triển khai theo đúng quy định của pháp luật.

Đối với các dự án đang triển khai theo kế hoạch, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền cấp huyện làm việc trực tiếp với nhà đầu tư để thống nhất những nội dung liên quan về trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc, xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai”.

Đọc thêm

Khu công nghiệp ôtô Chu Lai Trường Hải mở rộng được đầu tư 1.400 tỷ đồng Kinh tế

Khu công nghiệp ôtô Chu Lai Trường Hải mở rộng được đầu tư 1.400 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa chính thức thông qua chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư cho dự án Khu công nghiệp (KCN) cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng, với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng.
Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng Kinh tế

Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng

TTTĐ – Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và thêm chức năng quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Cần cụ thể hóa nội dung về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự" Kinh tế

Cần cụ thể hóa nội dung về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự"

TTTĐ - Chiều 7/5, với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.
Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại Lao động - Việc làm

Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại

TTTĐ - Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp Kinh tế

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp

TTTĐ - Ngày 7/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp" nhằm phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, kịch bản, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới.
Xem thêm