Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo |
Cuối giờ sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Nhấn mạnh ngày 20/11 là ngày đặc biệt, hạnh phúc của hơn 1 triệu thầy, cô giáo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, điều này còn đặc biệt hơn khi vào ngày này Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Cảm ơn ý kiến của đại biểu Quốc hội đã phát biểu, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ, các ý kiến bày tỏ đều thống nhất cao, nhất trí cao về sự ủng hộ dự án luật này, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm đối với ngành giáo dục.
Từ quan điểm, tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, ngành Giáo dục cũng sẽ nhìn nhận, xem xét cân đối với các ngành khác chứ không phải chỉ mong muốn nhận được đặc quyền, đặc lợi, ưu ái riêng.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn |
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chia sẽ, thực tế trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống, do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Vì vậy, nếu xét “giáo dục là đột phá chiến lược, là quốc sách hàng đầu” thì dứt khoát phải có một vài sự ưu tiên, quy định cụ thể về chế độ tiền lương để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho nhà giáo thì ở dự thảo Luật Nhà giáo chỉ quy định nguyên tắc, còn lại giao cho Chính phủ quy định cụ thể.
![]() |
Các đại biểu tại phiên họp sáng 20/11 |
Về những ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội về dạy thêm của nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương không cấm việc dạy thêm của nhà giáo nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của giáo viên cũng như vi phạm những nguyên tắc về chuyên môn.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ nghiên cứu đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ và tại hội trường để tiếp thu tối đa; đồng thời khẳng định, việc phát triển đội ngũ nhà giáo mới là lý do chính yếu để xây dựng dự án Luật Nhà giáo.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, hầu hết các ý kiến góp ý đều mong muốn tạo ra chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29.
Ngay sau phiên họp này, bà Nguyễn Thị Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ, thấu đáo ý kiến của các đại biểu Quốc hội, khẩn trương hoàn thiện dự thảo luật để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 9.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT
