Tag

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Đô thị 10/08/2022 21:00
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 242/TB-VPCP ngày 10/8/2022 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.
Nhà ở công nhân thiếu, ngành xây dựng có giải pháp gì? Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng kinh phí hỗ trợ tiền thuê trọ, xây dựng nhà ở công nhân Chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự tham gia tích cực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của các địa phương, các doanh nghiệp đã hoàn thành hàng trăm dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (7,8 triệu m2) giúp cho hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân được cải thiện nhà ở, có chỗ ở an toàn.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, giải quyết tốt hơn nhu cầu cải thiện nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội.

4 nhóm tồn tại, khó khăn cần tập trung khắc phục

Hội nghị thống nhất, chỉ ra 4 nhóm tồn tại, khó khăn cần tập trung khắc phục trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Thứ nhất, cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời; như: trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, lựa chọn chủ đầu tư, quản lý mua - bán, thực hiện các chính sách ưu đãi nhà ở xã hội phải thực hiện qua nhiều bước nên thời gian thực hiện thủ tục đầu tư bị kéo dài; chưa tính đủ các chi phí hợp lý hợp lệ. Các chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đủ hấp dẫn, không thực chất, không thu hút, khuyến khích chủ đầu tư; trình tự đầu tư còn rườm rà, thủ tục nhiều bước, chưa có cơ chế huy động hợp tác công - tư.

Thứ hai, ngân sách nhà nước còn khó khăn, chưa bố trí được nguồn vốn ưu đãi cho vay phát triển nhà ở xã hội, các chính sách chưa thực tế để thu hút nhà đầu tư.

Thứ ba, nhiều địa phương chưa quan tâm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người lao động khu công nghiệp; chưa thực hiện phủ kín quy hoạch làm cơ sở xác định quỹ đất nhà ở xã hội; chưa đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm; người đứng đầu chưa quan tâm, linh hoạt, vận dụng, đôn đốc, kiểm tra.

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp chưa quan tâm đến nhà ở cho công nhân, người lao động của mình...

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp

Về quan điểm phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, để thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển kinh tế và chăm lo đời sống cho người dân, nhất là người lao động, người thu nhập thấp, việc phát triển nhà ở xã hội cần gắn với các quan điểm, định hướng lớn sau:

Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là đạo đức của người làm quản lý nhà nước, của xã hội, của các doanh nghiệp và của người dân. Người đứng đầu các Bộ, ngành và địa phương phải quan tâm, có trách nhiệm, quyết liệt thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp theo cơ chế thị trường, đồng thời có chính sách để hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp về nhà ở nhằm góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, “không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các địa phương cần gắn với phát triển thị trường bất động sản nhà ở, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương và tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và xác định việc phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân là một nhiệm vụ chính trị, trong đó cấp ủy, chính quyền địa phương là cấp quyết định sự thành công của chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân.

Các địa phương, đơn vị cần xác định vai trò của người dân trong việc phát triển nhà trọ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; hoàn thiện cơ chế, chính sách, quản lý của địa phương để các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng, phát triển nhà trọ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhằm đảm bảo an ninh, công bằng xã hội.

Thủ tướng yêu cầu huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn; tiếp tục có cơ chế, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Thống nhất một đầu mối thực hiện các thủ tục lập, phê duyệt dự án nhà ở xã hội

Nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên và tiếp tục thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp gắn với những quan điểm nêu trên trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp, lưu ý tới nhà ở cho các chuyên gia, nhà khoa học tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; trước hết là các văn bản quy phạm thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhà ở cho các đối tượng này.

Các đơn vị thống nhất một đầu mối thực hiện các thủ tục lập, phê duyệt dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu.

Các Bộ, ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp.

Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các Nghị định, Thông tư để phù hợp với tình hình hiện nay, huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng, không gian, môi trường sống tối thiểu cho công nhân, người lao động thuê.

Bộ Xây dựng phân cấp, phân quyền, rà soát các thủ tục hành chính; kiên quyết cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, cắt giảm thời gian thực hiện các thủ tục trong đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Các địa phương có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhằm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính,... để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để cho người dân, công nhân lao động... được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Lập, phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Về nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu lập, phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021-2030)”.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, để thực hiện mục tiêu đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị:

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Xây dựng trước ngày 15/8/2022 các nội dung sau: Các dự án đang triển khai; các dự án đã có vị trí; có chủ trương đầu tư nhưng chưa triển khai; các vị trí, quỹ đất quy hoạch nhà ở xã hội.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về việc lập kế hoạch triển khai (số lượng dự án, số lượng căn hộ, diện tích xây dựng, tiến độ cụ thể của từng dự án) thực hiện đầu tư các dự án nhà ở xã hội (giai đoạn từ nay đến năm 2030) đảm bảo nhu cầu của địa phương.

Trong tháng 8 năm 2022, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các Bộ ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan, trên cơ sở báo cáo của các địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp (giai đoạn 2021-2030)”.

Các địa phương phải có trách nhiệm công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành và địa phương triển khai Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các bộ, ngành và địa phương theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng, hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ đúng thời hạn.

Đọc thêm

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III Đô thị

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn (Hải Dương)​ là đô thị loại III​​ (phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Kinh Môn, diện tích khoảng 165,34 km2​). Trong đó khu vực nội thị bao gồm 14 phường hiện hữu và xã Hoành Sơn (dự kiến sáp nhập vào phường Duy Tân).
EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh Đô thị

EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh

TTTĐ - Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động gần 500 cán bộ, thợ điện từ các Tổng công ty để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm Đô thị

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

TTTĐ - Nhằm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát hiện trường dự án Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng Đô thị

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng

TTTĐ - Tính đến sáng 16/9, EVN khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ Đô thị

Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ

TTTĐ - Chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 25/9, phải di chuyển hết tài sản của các hộ dân tại các chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ ra khỏi toà nhà.
Bình Dương: Nâng cấp huyện Bàu Bàng lên thị xã vào năm 2027 Nhịp sống phương Nam

Bình Dương: Nâng cấp huyện Bàu Bàng lên thị xã vào năm 2027

TTTĐ - Theo quyết định về Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng với sự nỗ lực của tỉnh Bình Dương, trong đó huyện Bàu Bàng đang tích cực sớm hoàn thành các chỉ tiêu để nâng cấp huyện lên thị xã vào năm 2027.
Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9 Đô thị

Tập trung thu dọn cây xanh gãy, đổ ở các quận xong trước 20/9

TTTĐ - Ngày 14/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 17/CĐ-UBND về việc tập trung đẩy mạnh công tác thu dọn cây xanh gãy, đổ sau bão số 3 trên địa bàn các quận nội thành.
Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão Môi trường

Toàn dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả mưa bão

TTTĐ - Sáng 14/9, toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang và người dân quận Hà Đông đồng loạt tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng Đô thị

Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng

TTTĐ - Không ngần ngại giúp đỡ người già, trẻ nhỏ với thái độ niềm nở, thân thiện, anh nhân viên của Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội không chỉ góp phần làm nên hình ảnh đẹp của ngành vận tải công cộng mà còn lan tỏa những giá trị nhân văn trong cộng đồng.
EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ Đô thị

EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ

TTTĐ - Đồng hành cùng người dân vùng lũ, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã sẵn sàng các biện pháp để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
Xem thêm