Tag

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng kinh phí hỗ trợ tiền thuê trọ, xây dựng nhà ở công nhân

BHXH & Đời sống 07/01/2022 15:47
aa
TTTĐ - Sáng 7/1/2022, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu Quốc hội: Vụ Tịnh thất Bồng Lai rất đau lòng, cần ngăn chặn những trường hợp tương tự
ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) thảo luận tại Quốc hội
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) thảo luận tại Quốc hội

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, các ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, làm ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, việc Quốc hội ban hành nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là rất kịp thời và cần thiết.

Gói tài khóa tiền tệ nhằm mục đích kích thích và tạo sự đột phá, giúp nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, tránh suy giảm các động lực tăng trưởng trong dài hạn cũng như không để lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế của thế giới.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng góp ý nhiều vấn đề xoay quanh nội dung này. Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, mục tiêu cốt yếu của chương trình là chấp nhận bội chi, chấp nhận đi vay để sau một thời gian nhất định sẽ thu được chi phí lớn hơn. “Vấn đề hiệu quả thực tế chương trình phải đạt được là trả lời câu hỏi: Với mức chi lớn, chúng ta sẽ thu lại kết quả gì? Với mục tiêu như vậy, chương trình cần quy định rõ hiệu quả nguồn lực, hiệu quả đầu ra. Tuy nhiên, đối chiếu với nội dung nghị quyết, vấn đề này chưa được cụ thể hóa. Nếu không có cam kết về kết quả đạt được thì khó có thước đo chính xác để đánh giá hiệu quả”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh.

Đại biểu Mai cũng kiến nghị cần bổ sung căn cứ nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để phân bổ đầu tư nguồn lực tương ứng với từng gói chính sách. Về danh mục dự án, đại biểu đề nghị tập trung vào 2 lĩnh vực cụ thể, gồm những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nhất do đại dịch và những ngành nghề có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng quan trọng nhất. “Chúng ta chấp nhận rủi ro nhưng cũng cần có những bước đi thực sự vững chắc, cốt lõi chúng ta cần đạt được là hiệu quả thực chất”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) phát biểu thảo luận từ điểm cầu Nhà Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) phát biểu thảo luận

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn Bắc Kạn) nêu 5 vấn đề cụ thể về thị trường lao động, trong đó tình trạng mất việc, giảm, giãn việc làm trong 4 đợt dịch vừa qua đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới người lao động. Chỉ tính riêng quý III/2021, cả nước có hơn 28 triệu người lao động phải hứng chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Trong đó, hơn 4,7 triệu người bị mất việc làm, hơn 14 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất kinh doanh, hơn 10 triệu người phải giảm, giãn giờ làm việc.

Đại biểu cũng nhận định, thị trường lao động bị đẩy vào trạng thái cả cung lao động và cầu lao động bị thu hẹp; Xuất hiện những nhóm lao động bị tổn thương; tính bền vững của quan hệ lao động đang có nguy cơ bị xâm phạm và qua đại dịch đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường lao động thời công nghệ.

Do đó, theo đại biểu, đất nước đang trở lại trạng thái bình thường mới, để hồi phục và phát triển, một trong những vấn đề quan trọng nhất chính là vấn đề lao động. “Nghị quyết này cần tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ và đề nghị áp dụng cả với lao động chính thức, lao động khu vực phi chính thức. Hiện nay, dự thảo đã dành khoảng 6.600 tỷ đồng cho chính sách này và chỉ dành cho người lao động chính thức là chưa phù hợp”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị.

Đại biểu Thủy cũng cho rằng, cần dành khoản kinh phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân, đồng thời dành khoản kinh phí phù hợp để hỗ trợ tiền xét nghiệm, đi lại, hỗ trợ tư vấn việc làm khi người lao động quay trở lại làm việc.

Anh Đức

Đọc thêm

Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp BHXH & Đời sống

Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Để bảo đảm vận hành chính quyền địa phương hai cấp thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn, BHXH Khu vực I vừa có Quyết định thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa 2 cấp.
Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động BHXH & Đời sống

Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực I vừa ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025”. Đây thực sự là sân chơi hấp dẫn, mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách, hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam (1/7).
Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn BHXH & Đời sống

Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn

TTTĐ - Ngày 26/6, BHXH khu vực I, Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Điện lực Hoài Đức trao tặng thẻ BHYT cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN BHXH & Đời sống

Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN

TTTĐ - Luật Việc làm (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 16/6/2025. Luật gồm 8 chương, 55 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.
Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025 BHXH & Đời sống

Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khẳng định: Hiện chưa có quy định nào về việc điều chỉnh tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) lên 6% từ 1/7/2025.
“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp BHXH & Đời sống

“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Là chính sách trụ cột trong hệ thống An sinh xã hội quốc gia, BHXH, BHYT có mối quan hệ mật thiết với công tác truyền thông, trong đó, báo chí được xem là một trong những "kênh" quan trọng nhất. Thông qua báo chí, chính sách BHXH, BHYT ngày càng được xã hội biết đến nhiều hơn. Sự chia sẻ, đồng tình ủng hộ của Nhân dân, cùng với sự tuyên truyền của các cơ quan báo chí là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chính sách BHXH, BHYT, góp phần tích cực vào việc ổn định phát triển kinh tế, xã hội.
Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ BHXH & Đời sống

Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ

TTTĐ - Thời gian qua, BHXH Khu vực I luôn phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ và xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô
Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững BHXH & Đời sống

Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững

TTTĐ - Sáng 10/6, BHXH Khu vực I tổ chức Hội nghị thông tin kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN 6 tháng đầu năm và định hướng công tác tuyên truyền 6 tháng cuối năm 2025. Ông Nguyễn Ngọc Huyến, Giám đốc BHXH Khu vực I chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có các nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và Hà Nội.
Bổ sung nhiều phương án chi trả lương hưu từ ngày 1/7 BHXH & Đời sống

Bổ sung nhiều phương án chi trả lương hưu từ ngày 1/7

TTTĐ - Việc bổ sung nhiều phương án chi trả lương hưu được xem là một bước tiến trong cải cách hành chính, phù hợp với xu hướng số hóa và cá nhân hóa dịch vụ công. Điều này không chỉ giúp người nghỉ hưu dễ dàng tiếp cận lương hưu theo cách thuận tiện nhất, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chi trả từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội.
Những quy định liên quan trực tiếp đến quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động BHXH & Đời sống

Những quy định liên quan trực tiếp đến quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động

TTTĐ - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. So với Luật BHXH năm 2014, luật mới có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng, trong đó đáng chú ý là những quy định liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Xem thêm