Tag

Nhà thơ Phạm Vân Anh - vượt mọi khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình

Văn hóa 08/12/2022 20:00
aa
TTTĐ - Tháng 12 này, Trung tá QĐND Việt Nam, nhà thơ, nhà văn, nhà biên kịch, nhà hoạt động xã hội Phạm Vân Anh vui mừng đón nhận Giải thưởng Vừ A Dính. Điều này là sự ghi nhận những nỗ lực của Phạm Vân Anh trong các hoạt động sáng tác, nghiên cứu về đề tài dân tộc thiểu số, miền núi cùng các hoạt động an sinh xã hội bền bỉ suốt 10 năm qua. Điều này cũng chứng tỏ, bằng tình yêu nồng nàn với quê hương đất nước, một tấm lòng bền bỉ với văn chương và một khát vọng hướng thiện, chị có thể vượt qua được rất nhiều khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình. Trên con đường ấy, Phạm Vân Anh ngày càng vững bước và gặt hái thêm nhiều thành công cũng như cống hiến nhiều hơn cho văn chương, cho xã hội.
Phấn đấu xây dựng thí điểm 5 trung tâm thiết kế, sáng tạo quảng bá sản phẩm OCOP

Niềm vinh dự, tự hào

Những người tiếp xúc với Phạm Vân Anh đều cảm nhận được một nguồn năng lượng dồi dào mà chị đang mang trên mình. Đó là ánh mắt tươi vui, nụ cười lúc nào cũng rạng rỡ và lòng nhiệt thành với những chuyến đi đến các đồn biên phòng xa xôi để viết kịch bản, làm phóng sự, sáng tác văn chương hay các hoạt động thiện nguyện mà chị thực hiện bằng cả trái tim mình. Nên khi nhận được tin mình được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ học bổng Vừ A Dính trao tặng giải thưởng Vừ A Dính, Phạm Vân Anh thực sự rất vui và tự hào.

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh trên các nẻo đường biên cương của Tổ quốc
Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh trên các nẻo đường biên cương của Tổ quốc

Chị hồ hởi tâm sự: “Tôi luôn cho rằng các hoạt động hướng về biên giới, biển đảo và chăm lo cho các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của bản thân tôi là một điều gì đó rất đỗi tự nhiên, là mệnh lệnh mà trái tim của một người lính, một người mẹ thúc giục.

Điều kiện xét giải căn cứ vào cả một quá trình cống hiến của đối tượng được xét giải. Với cá nhân tôi, giải thưởng là sự ghi nhận những nỗ lực của bản thân trong các hoạt động sáng tác, nghiên cứu về đề tài dân tộc thiểu số, miền núi cùng các hoạt động an sinh xã hội bền bỉ suốt 10 năm qua. Vinh dự này tôi luôn ghi nhớ đó là nhờ sự vun vén, hỗ trợ, yêu thương, tin tưởng của đồng chí, đồng đội cùng bạn bè, gia đình đã hỗ trợ tôi trên mọi phương diện”.

Nhà thơ Phạm Vân Anh - vượt mọi khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình

Nhìn lại quá trình cống hiến miệt mài, chúng ta thực sự nể phục và ngưỡng mộ sức lao động của Phạm Vân Anh. Một người phụ nữ vừa làm vợ, làm mẹ, vừa giỏi việc nước với không biết bao nhiêu chuyến đi đến tận những vùng biên viễn xa xôi của Tổ quốc để đồng hành, thấu cảm nỗi vất vả, khó khăn, hi sinh của chiến sĩ biên phòng, của đồng bào nơi giữ đất giữ trời. Chỉ có nguồn năng lượng dồi dào trong mình được duy trì bởi tình yêu văn chương, yêu Tổ quốc, chị đã biến những chất liệu phong phú, ngồn ngộn sau mỗi chuyến đi thành các tác phẩm ở những thể loại khác nhau.

Đó là hàng trăm bài báo, phóng sự, phim tài liệu về BĐBP và đồng bào các dân tộc thiểu số nơi biên giới được đánh giá cao, phục vụ tốt công tác giáo dục truyền thống, tuyên truyền, làm sáng đẹp thêm vai trò, cống hiến của quân dân các dân tộc trên biên giới trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia. Đó là 5 cuốn sách gồm tập trường ca Sa Mộc, truyện “Đường biên cương dệt mùa xuân” (NXB Quân đội - 2017), “Binh pháp chống dịch” (NXB Quân đội - 2021), “Theo dấu phù sa” (NXB Văn học - 2021), “Những người anh em trong lòng dân tộc” (NXB Quân đội - 2022) về đề tài biên giới và đồng bào các dân tộc thiểu số; Kịch bản loạt phim tài liệu lịch sử 30 tập “Những trang sử biên thùy” phản ảnh về chiến công bảo vệ biên cương bờ cõi của quân dân biên giới từ 1945 đến nay phát rộng rãi trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương; Loạt kịch bản phóng sự trải nghiệm văn hóa 54 dân tộc anh em (hiện VTVcap đang tiến hành ghi hình tiền kỳ), dự định phát sóng đầu năm 2023.

Nhà thơ Phạm Vân Anh - vượt mọi khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình

Đồng thời, Phạm Vân Anh cũng tham gia viết kịch bản và tổng đạo diễn các chương trình giao lưu nghệ thuật “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”, "Điểm tựa của bản làng" “Biên cương thắm tình hữu nghị”, Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.

Tình yêu bền bỉ với văn chương

Đúng như câu thơ chị viết: “Ở nơi này tìm thấy một tình yêu/ Trong thế núi dáng sông/ Bên nhà dựng sát nhà, mái kề liền mái/ Dưới vầng mặt trời ngày lại ngày giục con gà gáy sáng/ Trên con đường sắc đỏ trải mênh mông” (Biên cương gửi nhớ), là một người lính mang quân hàm xanh, biên phòng là một đề tài lớn trong suốt sự nghiệp sáng tác của Phạm Vân Anh.

Nhà thơ Phạm Vân Anh - vượt mọi khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình

Nói về ngọn lửa duy trì và bền bỉ cháy trong người mình suốt những năm qua để có thể cho ra đời những tác phẩm ấy, Phạm Vân Anh chia sẻ rất chân tình: “Có thể nói rằng, dẫu phải trải qua một quá trình học hỏi, trải nghiệm và nỗ lực sáng tạo nhiều nhọc nhằn và thử thách, song trong tôi vẫn luôn đầy ắp tình yêu đối với văn chương, đặc biệt là đề tài người lính biên phòng và dân tộc thiểu số.

Riêng ở mảng đề tài biên giới và người chiến sỹ biên phòng, tôi luôn có lòng tin là những người đồng đội đang giữ vai trò “khiên thép trấn biên” nơi địa đầu của tôi đã và sẽ luôn là những chất liệu đầy nhân văn và hào sảng cho các sáng tác của tôi từ trước tới nay và cả sau này. Chính đồng đội và đồng bào các dân tộc trên biên giới đã gợi mở cho tôi sức nghĩ, sức viết, sự tinh nhạy và nguồn cảm xúc ấm áp, thúc đẩy tôi luôn quyết tâm làm bằng được những điều mình yêu thích và điều mình tin tưởng. Điều này đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong việc phát hiện đề tài phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn và từ đó tạo cảm hứng cho tôi sáng tác văn học, điện ảnh hay công tác nghiên cứu.

Nhà thơ Phạm Vân Anh - vượt mọi khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình

Những trải nghiệm cuộc sống, những khoảnh khắc, cơ hội được sống cùng lịch sử, văn hóa và nhân sinh quan Việt đầy sống động và minh triết đã phần nào được tôi chuyển tải qua những tác phẩm của mình. Tôi say mê với các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo về đề tài này bởi tôi thấy đất Việt rộng dài, người Việt trung hậu chính là vỉa quặng quý để tôi “đãi thành vàng” trong mỗi tác phẩm của mình”.

Nhiều năm nay công chúng đã biết đến Phạm Vân Anh không chỉ với vai trò là một nhà báo, nhà văn, nhà làm phim mà còn là nhà hoạt động vì cộng đồng, nhất là về vùng biên giới hải đảo. Đó là một quá trình miệt mài, thường trực trong tâm thức một người làm thơ luôn chan chứa tình cảm với cuộc đời này. Ngay khi còn là sinh viên, chị đã tham gia dạy học tình nguyện tại Nhà tình thương Niệm Nghĩa và hỗ trợ chăm sóc, nuôi dạy trẻ em nhiễm chất độc da cam tại Hội Chữ thập đỏ Thiện Giao, Hải Phòng.

Nhà thơ Phạm Vân Anh - vượt mọi khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình

Sau này, trong quá trình công tác khắp nẻo biên cương của tổ quốc, chị có cơ hội cảm nhận thấu đáo và sâu sắc đối với nhiều vấn đề, gặp được những phận đời éo le, bất hạnh, từ đó thôi thúc chị chia sẻ nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn. Từ các hoạt động tặng quà cho đồng bào nghèo vào mỗi dịp Tết đến, xuân về hay chung ta cùng bà con vượt qua thiên tai, bão lũ, những năm gần đây, Phạm Vân Anh bắt đầu hướng tới những hoạt động có chiều sâu hơn như vận động tổ chức các chương trình “Trung thu biên cương”, xây dựng các “Vườn cây khăn quàng đỏ” và tặng áo ấm, sách vở cho trẻ em nghèo vùng biên giới, hải đảo.

Ngoài việc ủng hộ kinh phí cá nhân và vận động quà tặng cho các hoạt động chung của nhóm, cá nhân chị hiện đang nhận đỡ đầu 5 em học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cho đến khi trưởng thành theo chương trình “Nâng bước em tới trường” của BĐBP.

Nhà thơ Phạm Vân Anh - vượt mọi khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình

“Tôi muốn chăm lo nhiều hơn cho thế hệ trẻ ở biên giới để các em có thêm cơ hội vượt lên chính mình, thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của vùng đất phên giậu của Tổ quốc”, Phạm Vân Anh tâm sự.

Người thơ đa tài

Nếu nói về Phạm Vân Anh, không thể thiếu một mảng quan trọng nữa, đó là dịch thuật. Cùng với nhóm Dịch giả nữ Hà Nội của mình, chị và cả nhóm đã nỗ lực chuyển ngữ để có thể giới thiệu gần 100 tác giả Việt Nam trên các tạp chí văn học của nước ngoài và cũng đã dịch, hỗ trợ xuất bản gần 30 tập thơ, truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết Việt Nam tại các nước. Đồng thời, các chị cũng đã dịch, giới thiệu tác phẩm của gần 50 tác giả nước ngoài để có sự kết nối, lan tỏa tình yêu văn học giữa các quốc gia, các dân tộc.

Nhà thơ Phạm Vân Anh - vượt mọi khó khăn để tạo dựng một con đường sáng tạo mang dấu ấn riêng mình

Bí quyết để đi, viết không ngừng như vậy, Phạm Anh cho biết chị luôn cố gắng cân bằng mọi khía cạnh trong đời sống cá nhân, công tác chuyên môn cũng như hoạt động sáng tác.

“Với tôi, việc vượt qua khó khăn trong cuộc sống có vẻ như dễ dàng hơn là vượt qua khó khăn nội tại để sáng tác hiệu quả. Sự “đa mang” của bản thân quả cũng nhiều lúc khiến tôi có cảm giác mình đang đi trên dây, nếu không cẩn trọng, bình tĩnh và tinh tế thì có thể thất bại bất cứ lúc nào. Dẫu biết là không hề dễ dàng để thành công trên mọi đề tài, thể loại nhưng tôi vẫn luôn đặt ra những cái đích để phấn đấu”, Phạm Vân Anh tâm sự. Xin chúc cho chị sức khỏe dồi dào, tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa và gặt hái thêm nhiều thành công trên con đường mình đã chọn lựa và dày công tạo dựng.

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh sinh năm 1980 tại Hải Phòng, hiện công tác tại Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng. Chị là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Chi hội nhà văn Quân đội, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Chị đã đạt 6 giải báo chí Quốc gia, 4 giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” cùng nhiều giải thưởng cấp bộ ngành trung ương với các tác phẩm phản ánh về ý nghĩa, vai trò của quân dân biên giới, già làng trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số... trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; 5 lần được Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác tuyên truyền và giao lưu đối ngoại biên phòng.

Bên cạnh đó là: Giải B giải thưởng toàn quốc 75 năm văn học về đề tài Thương binh - Liệt sỹ; Giải B Cuộc vận động sáng tác Văn học nghệ thuật về tình đoàn kết chiến đấu 3 nước Đông Dương của Bộ Quốc phòng với tác phẩm “Những mùa khô lặng lẽ”, năm 2018; Giải B giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng với tác phẩm “Lá cờ Đảng soi sáng biên cương”, năm 2019; Giải C Giải thưởng văn học toàn quốc 45 năm về đề tài Biên giới - biển đảo của Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm “Sa mộc”; Giải Nhất cuộc vận động sáng tác ca khúc nhân kỷ niệm 70 Quốc hội Việt Nam với ca khúc “Quốc hội sáng ngời niềm tin”; Giải B giải thưởng âm nhạc Quốc gia (tác giả lời) với ca khúc “Tiếng hát từ ngã ba biên giới”; Giải B Giải thưởng âm nhạc Quốc gia (tác giả phần lời) với ca khúc “Những người trai đi trong lòng biển”…

Hương Thu

Đọc thêm

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo Văn hóa

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

TTTĐ - Với tinh thần sáng tạo, đổi mới không ngừng, ngành văn hóa Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Từ những chương trình hành động cụ thể đến việc tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, những nỗ lực ấy đã mang lại trái ngọt, định hình một diện mạo văn hóa mới cho Hà Nội, đồng thời đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại Văn hóa

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 không chỉ là ngày hội lớn của toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội mà còn là dịp mỗi đảng viên thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của cán bộ văn hóa để tiếp tục xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô... Nghệ thuật

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Văn hóa

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

TTTĐ - Sáng 3/7, Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 đã khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Đại hội có sự tham dự của 138 đại biểu.
Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới Văn hóa

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Tối 1/7, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố thành lập phường Cửa Nam – đơn vị hành chính mới thuộc quận Hoàn Kiếm, theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại Thủ đô, hướng đến mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phục vụ Nhân dân hiệu quả.
Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử Văn hóa

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

TTTĐ - Sáng 1/7, đông đảo người dân đã đến các chùa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (mới) để lắng nghe 3 hồi chuông trống bát nhã. Đây một nghi lễ tâm linh đặc biệt được tổ chức đồng loạt trên cả nước, cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng Nghệ thuật

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

TTTĐ - Tối 30/6 Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ Hải Phòng" chào mừng việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 2 điểm cầu Nhà hát lớn Hải Phòng và Trung tâm Văn hóa xứ Đông Hải Dương.
Xem thêm