Tag

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: Yêu Hà Nội như quê hương thứ hai của mình

Văn hóa 28/11/2019 10:09
aa
TTTĐ - Hà Nội đã thật sự bước vào mùa đông với cái lạnh tê buốt đặc trưng. Buổi chiều, đi bộ ra hồ Gươm, tôi chợt nhớ cũng một chiều đông gần chục năm về trước đã được nghe nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tâm tình về Hà Nội.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: Yêu Hà Nội như quê hương thứ hai của mình

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu

Bài liên quan

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã qua đời

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: "Đứng trước Hồ Gươm, mọi mệt mỏi ưu phiền đều tan đi hết"

Nhạc sĩ của nhân dân

Cái tên nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cùng những bài hát vừa trầm hùng, tươi tắn, vừa mạnh mẽ cảm hứng quê hương đất nước vừa chan chứa, thiết tha tình yêu lứa đôi đã đi sâu vào tâm trí nhiều thế hệ người yêu nhạc Việt Nam.

Dù không phải là người thuộc ngành xây dựng, không phải là giáo viên, bộ đội nhưng chắc hẳn chúng ta ai cũng từng hát những câu “Xây cho nhà cao, cao mãi” hay “Pháo anh trên đồi cao nã vào đầu giặc Mỹ. Bục giảng dưới hầm sâu anh cũng là chiến sĩ”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao”…

Độ phổ biến của các ca khúc ông sáng tác sâu rộng đến mức nhiều người gọi ông là nhạc sĩ của nhân dân là vì vậy.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: Yêu Hà Nội như quê hương thứ hai của mình

Điều đặc biệt là, dù không sinh ra ở Hà Nội nhưng như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu tâm sự, phần lớn các ca khúc rất thành công của ông như "Những ánh sao đêm", "Hành khúc ngày và đêm", "Cuộc đời vẫn đẹp sao", "Ở hai đầu nỗi nhớ"... đều được viết ở "quê hương thứ hai" này.

Trò chuyện với ông tôi cảm nhận rõ rằng Hà Nội đã trở thành máu thịt của người nhạc sĩ tài hoa này.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11/11/1924, và cũng là người con thứ 11 trong một gia đình cha làm thợ may ở Đà Nẵng. Với niềm đam mê âm nhạc từ nhỏ, ngay từ thuở thiếu niên, chàng trai Phan Huỳnh Điểu đã bắt đầu hoạt động trong nhóm tân nhạc.

Thời kì này, tác phẩm đầu tay "Trầu cau" của ông gây được sự chú ý lớn của khán giả. Sau đó, ca khúc "Đoàn giải phóng quân", "Mùa đông binh sĩ" của ông cũng được biết đến rộng rãi. Cái tên Phan Huỳnh Điểu đã trở thành một ngôi sao mai lấp lánh trên bầu trời âm nhạc Việt Nam lúc bấy giờ.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Phan Huỳnh Điểu gia nhập quân đội, công tác ở Liên khu 5. Thời gian này ông viết một số ca khúc như "Nhớ ơn Hồ Chủ Tịch", "Quê tôi ở miền Nam"...

Bên táchk trà nóng ở một khách sạn nhỏ xinh nằm trong khu phố cổ Hà Nội mùa đông năm ấy, ông tự nhận xét rằng thời này là mình viết theo kiểu "điếc không sợ súng", viết một cách bản năng nên viết rất hăng.

Ông cho rằng điều đó cũng có cái hay mà cũng có cái dở. Sự chuyên nghiệp về âm nhạc chỉ thực sự đến sau năm 1955, khi ông tập kết ra Bắc, và được nhà nước cho đi học tại chức về âm nhạc. Những kiến thức về nhạc đã giúp ông vững vàng, tự tin để ; tục viết nhiều hơn.

Năm 1957, khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được cử vào Ban chấp hành, là Uỷ viên Thường vụ và công tác tại Hà Nội. Tháng 12/1964, Phan Huỳnh Điểu vào chiến trường Trung Trung Bộ ở trong Ban văn nghệ Khu V.

Thời kì này, rất nhiều những ca khúc cách mạng, cổ động chiến đấu và sản xuất được ông cho ra đời từ những trải nghiệm thực sự của mình và được người yêu nhạc hưởng ứng nhiệt tình như: "Thật là khó nói" được hát ở các đám cưới suốt một thời gian dài, rồi "Hành khúc ngày và đêm", "Bóng cây Kơnia"...

Sau năm 1975, Phan Huỳnh Điểu chuyển về Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh và sống ở đó. Ông đã sáng tác và công bố hơn 100 ca khúc, quá nửa trong số đó là các bài hát phổ thơ.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: Yêu Hà Nội như quê hương thứ hai của mình

Hà Nội- quê hương thứ hai

Tôi rất nhớ, trong cuộc trò chuyện hiếm hoi trong chiều đông Hà Nội năm ấy, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu xúc động, tâm sự những lời tận đáy lòng mình rằng riêng với Hà Nội ông luôn dành những tình cảm đặc biệt với lòng yêu mến, sự tri ân với vùng đất này.

Bởi nơi đây ông đã gắn bó nhiều năm quan trọng trong cuộc đời mình. Nơi đây đã cho ông tất cả để trở thành một người nhạc sĩ tài danh như ngày hôm ấy.

Tôi cảm nhận rõ, nét hào hoa hiển hiện rõ nét trên con người ông dường như cũng một phần là bởi những năm tháng gắn bó với Hà Nội. Người Hà Nội thanh lịch của những năm xưa không chỉ chú trọng lời ăn, tiếng nói mà cả hình thức bên ngoài.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu khi ấy vào Nam đã lâu nhưng bất cứ khi nào ông tiếp khách, xuất hiện trước công chúng đều ăn vận cẩn thận. Mái tóc chải gọn gàng ra phía sau, một cây bút luôn cài trước ngực áo, hình dong, tác phong vừa lịch sự vừa rất… nên thơ.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cho biết, dù chỉ viết hai bài hát "Chiều Thăng Long" và "Gió sông Hồng" tặng Hà Nội thôi nhưng hình bóng Hà Nội vẫn thấp thoáng ẩn hiện trong tâm trí ông, không thể phai mờ.

Mỗi lần ra Hà Nội với ông là một cảm xúc khác nhau. Ông bảo: "Hà Nội tuy xe cộ đông đúc ồn ào nhưng có hồ Gươm rất tuyệt vời, lại còn thêm hồ Tây, hồ Thiền Quang và rất nhiều hồ khác nữa. Đứng trước hồ Gươm, bao nhiêu mệt mỏi, ưu phiền đều tan đi hết".

Khác với những người thường hoài niệm và phủ nhận cái mới, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu luôn có cái nhìn mới mẻ, hiện đại. Ông cho rằng, phố cổ Hà Nội ngày nay tuy khác xa những mái ngói liêu xiêu cũ xưa đầy dấu tích thời gian mà ông đã gắn bó nhiều năm về trước.

Tuy vậy, sự lộn xộn đan xen giữa cái cổ kính và sự hiện đại của ngày nay cũng làm nên một Hà Nội mới mà không ở đâu có, điều này cũng tạo nên sự thích thú trong ông.

Là một người nghệ sĩ, ông luôn cảm nhận cuộc sống bằng nhiều xúc cảm. Về ẩm thực, ông nghiện chè xứ Bắc đến nỗi, dù ở bất cứ nơi đâu thì ông cũng vẫn uống trà Thái Nguyên.

Tôi vẫn nhớ khi ấy tự hào rằng bác sĩ vẫn khen tim ông tốt lắm, trong người chưa có gì nặng nề, huyết áp thấp nhưng vẫn ổn định. Đặc biệt là, bàn tay cả đời viết nên những nét nhạc tài hoa của ông vẫn chưa hề run rẩy dù viết chữ hay là viết nhạc.

Có sức khoẻ như vậy là bởi ông say sưa thể thao từ khi còn 12, 13 tuổi. Đá banh, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn..., món gì ông cũng thích.

"Tôi rất thích coi đá banh mà ưng xem trực tiếp chứ không phải kiểu có tỉ số rồi mới xem lại nên hay thức khuya. Sáng tôi dậy muộn, tầm khoảng 9 giờ, không ăn sáng mà chỉ uống một li càphê sữa. Rồi chơi với con cháu, có cảm hứng thì ngồi vào bàn viết. Mà tôi vẫn viết tay, trên giấy kẻ sẵn dòng", ông hào hứng kể.

Nhạc sĩ “Ở hai đầu nỗi nhớ” còn kể, những ngày ở Hà Nội, sáng nào ông cũng cùng vợ đi bộ ra phố cổ ăn bún đậu mắm tôm. Bởi như ông nói: "Tôi sinh ra ở quê mắm Đà Nẵng, mắm đã ngấm vào máu thịt tôi rồi, nên thiếu mắm cứ thấy ngang ngang, không ngon miệng".

Rồi thể nào hai ông bà cũng sẽ dắt nhau đi một vòng quanh hồ Gươm, đắm chìm trong sương mù lãng đãng, ngắm nhìn những đứa trẻ thơ vui đùa và nhớ về một thời ông cũng đưa các con của mình ra đây chơi.

Lúc đó, con cái của ông cũng đã lên chức ông, bà, và bản thân ông cũng đã toại nguyện với tuổi trời cho. Vậy mà, dáng đi của ông vẫn nhanh nhẹn lắm, phong thái vẫn đĩnh đạc, hào hoa lắm. Nét hào hoa ấy, có lẽ, một phần cũng là nhờ đất Tràng An ngàn năm văn hiến.

Mùa đông này, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã rời xa chúng ta được 4 năm. Vậy mà, đi qua hồ Gươm những sáng sương mờ mịt, tôi vẫn hình dung ra vóc dáng hào hoa của ông cùng người vợ hiền của mình đang thong thả dạo bộ ở đây để nhớ về một thời son trẻ.

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm