Nhận thức và tư duy về phương thức lãnh đạo của Đảng ngày càng được nâng lên
Phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng đã sâu sát cơ sở và gần gũi nhân dân Phương hướng đổi mới mô hình, phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng Tổng công ty thuộc Thành ủy Hà Nội |
Chiều 12/4, Đoàn công tác số 1 của Ban Chỉ đạo Đề án Trung ương 6 thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá X về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trình bày báo cáo tại hội nghị |
Thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trình bày Báo cáo tóm tắt tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 30/7/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết: 15 năm qua, nhận thức và tư duy của Thành ủy, các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng được nâng lên. Thành ủy thường xuyên nghiên cứu đổi mới việc ban hành nghị quyết, học tập quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết bảo đảm thiết thực, hiệu quả; Chú trọng cụ thể hóa nghị quyết thành các chương trình hành động với các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm có tính chất đột phá.
Từ năm 2007 đến nay, Thành ủy Hà Nội đã ban hành trên 500 văn bản để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong nghị quyết, đổi mới việc thực hiện nghị quyết bằng việc xây dựng các chương trình, đề án, đề tài, chuyên đề để chỉ đạo thực hiện những vấn đề mới, có tính cấp bách, bức xúc mà thực tiễn đặt ra.
Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt công tác đối với các cấp ủy trực thuộc thông qua quy chế làm việc, nghị quyết và chương trình công tác toàn khóa và hằng năm; Đồng thời chỉ đạo các quận, huyện, thị ủy xây dựng quy chế làm việc, bảo đảm theo hướng “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả”.
Đặc biệt, thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, Thành ủy đã ban hành 2 quy chế làm việc mẫu của Đảng ủy phường, của MTTQ và các đoàn thể; Chỉ đạo UBND thành phố ban hành Quy chế làm việc mẫu của UBND phường, xác định rõ trách nhiệm, lề lối làm việc, chế độ hội họp, phương thức giải quyết công việc...
Trong công tác cán bộ, Thành ủy và các cấp ủy trực thuộc đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đúng các quy định; Quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Luôn chủ động, thực hiện trước một bước, đồng bộ giữa các khâu của công tác cán bộ với cách làm thận trọng, kỹ lưỡng, công phu, toàn diện, bài bản với phương châm: “Cẩn trọng, chắc chắn, giữ vững đoàn kết, nhanh chóng ổn định, không làm xáo trộn cuộc sống của cán bộ, công chức và Nhân dân địa phương”.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nêu rõ, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đối với hoạt động của hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đã bám sát mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa X và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Những đổi mới trong phương thức lãnh đạo của Thành ủy và các cấp ủy, tổ chức đảng đối với hệ thống chính trị thành phố đã góp phần giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo; Nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy đảng; Đồng thời phát huy tốt hơn vai trò quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; Nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng trong công tác lãnh đạo, góp phần tích cực vào những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, nhất là 2 năm qua trước tác động của đại dịch COVID-19.
Báo cáo của Ban Thường vụ cũng nêu 7 vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; 4 bài học kinh nghiệm; 8 nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới; đề xuất 2 giải pháp đột phá và 6 kiến nghị cụ thể.
Đáng chú ý, Thành ủy Hà Nội kiến nghị Trung ương nghiên cứu, ban hành Nghị quyết mới về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị; Thể chế hóa, cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị thành các quy định, quy chế; Chỉ đạo xây dựng chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài.