Tag
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em

Nhiệm vụ chính trị trung tâm đối với tương lai đất nước

Muôn mặt cuộc sống 24/01/2024 22:00
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 27/TB-VPCP ngày 24/1/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại phiên họp thường kỳ của Ủy ban Quốc gia về Trẻ em năm 2023.
Chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em gái Thúc đẩy công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em từ sớm, từ xa Trang bị cho trẻ em kỹ năng tự bảo vệ bản thân Làm rõ trách nhiệm của cá nhân liên quan đến bạo lực học đường
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong năm 2023, các bộ, ngành thành viên Ủy ban Quốc gia, các địa phương đã nỗ lực hoàn thiện về thực hiện chính sách, pháp luật, các chương trình, đề án, kế hoạch hành động về trẻ em nhằm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em và giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Các cơ quan, bộ ngành đã triển khai nhiều giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em, giảm thiểu tai nạn thương tích đặc biệt là đuối nước ở trẻ em. Các vụ việc xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật được phát hiện, ngăn chặn và được xử lý kịp thời. Công tác điều tra xử lý tội phạm đạt tỷ lệ cao, nhất là các vụ án, vụ việc liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Cơ sở dữ liệu về trẻ em đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện quyền trẻ em. Trẻ em vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng khó khăn tiếp tục được quan tâm.

Công tác truyền thông về trẻ em từng bước đổi mới. Việc thông tin, tuyên truyền trên môi trường mạng được chú trọng, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của gia đình, hướng dẫn cha mẹ kiến thức, kỹ năng ứng xử, giáo dục, bảo vệ trẻ em trong gia đình và ý thức của toàn xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Việc rà soát, phối hợp xử lý, gỡ bỏ các thông tin, hình ảnh, nội dung xấu độc trên môi trường mạng thực hiện thường xuyên, kịp thời. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em được tổ chức thường xuyên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phải có chỉ số đo đếm để triển khai hiệu quả và đưa ra các giải pháp đúng đắn

Cùng với những kết quả đạt được, tình hình xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực trong gia đình vẫn diễn biến phức tạp. Người chưa thành niên vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Tai nạn thương tích dẫn đến tử vong ở trẻ em giảm chậm. Mạng lưới thiết chế văn hoá thể thao dành cho trẻ em phát triển chậm và có chiều hướng bị thu hẹp.

Các nền tảng xã hội trực tuyến phát triển nhanh nhưng chưa có đủ công cụ, biện pháp hiệu quả xử lý nội dung độc hại, không phù hợp với trẻ em. Vấn đề tâm lý, sức khoẻ tâm thần của trẻ em. Tình hình dịch bệnh ở trẻ em có diễn biến mới. Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi ở một số tỉnh đạt tỷ lệ thấp; tỷ lệ béo phì ở trẻ em có xu hướng tăng.

Việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là nhiệm vụ chính trị trung tâm đối với tương lai đất nước. Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội cần tập trung hành động quyết liệt các chủ trương, chính sách về công tác trẻ em, tạo chuyển biến thực sự, nhất là đối với những vấn đề tồn tại nhiều năm. Cơ quan chức năng cần xác định những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thiết thực, phải có chỉ số đo đếm để triển khai hiệu quả và đưa ra các giải pháp đúng đắn, căn cơ, cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành kèm theo giải pháp, nguồn lực để thực hiện.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xây dựng Kế hoạch thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban quyền trẻ em của Liên hợp quốc đối với Việt Nam

Để giải quyết những vấn đề đặt ra đối với công tác trẻ em, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành hành động quyết liệt, mạnh mẽ, hiệu quả, tạo chuyển biến thực sự trong năm 2024 và thời gian tới, trong đó tập trung triển khai một số nội dung.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp thu các ý kiến của các thành viên Uỷ ban Quốc gia, tổng hợp các nội dung đề xuất, hoàn thiện Báo cáo kết quả thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề trẻ em năm 2023 và kế hoạch năm 2024 của Ủy ban Quốc gia; thừa uỷ quyền Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia ký ban hành và hướng dẫn, đôn đốc triển khai thực hiện.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước tháng 4 năm 2024.

Kết luận yêu cầu xây dựng Kế hoạch thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc đối với Việt Nam và các giải pháp cụ thể thực hiện các khuyến nghị của Liên hợp quốc về cải thiện các nhóm chỉ số liên quan đến trẻ em trong phát triển bền vững.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác trẻ em trong đó có nội dung triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 28 sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghiên cứu khuyến nghị về tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe trẻ em

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan xây dựng tiêu chí bể bơi, tổ chức dạy bơi trong trường học và thiết chế văn hoá thể thao dành cho trẻ em tại cộng đồng.

Bộ Thông tin và Truyền thông theo dõi, đánh giá tác động của các nền tảng trực tuyến, trí tuệ nhân tạo để có các giải pháp nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu khuyến nghị về tác hại của thuốc lá điện tử, các chất kích thích và các chất hướng thần đối với sức khoẻ thể chất, tâm thần của trẻ em.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp các bộ, ngành có liên quan rà soát, hoàn thiện tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, công tác y tế trường học, đẩy mạnh các biện pháp cụ thể để kiểm soát, kéo giảm tình trạng bạo lực học đường; nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí về môi trường văn hoá trong trường học. Bộ rà roát, đánh giá điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, vệ sinh môi trường và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tích cực triển khai các điều kiện cho dạy bơi an toàn, dạy kỹ năng an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tăng cường công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em

Bộ Công an chỉ đạo công an địa phương tăng cường công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm liên quan đến người dưới 18 tuổi; kịp thời thông báo phương thức, thủ đoạn tội phạm để người dân nâng cao cảnh giác; trang cấp, hướng dẫn quản lý và sử dụng mô hình phòng điều tra thân thiện cho công an các địa phương.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn cần thiết nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong huy động, quản lý nguồn lực đối với công tác trẻ em; cân đối việc bố trí kinh phí phù hợp từ ngân sách trung ương bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề trẻ em; tham gia kiểm tra, giám sát việc bố trí, sử dụng kinh phí cho công tác trẻ em của các bộ, ngành, địa phương.

Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chủ trì việc xây dựng, triển khai thực hiện pháp luật về tư pháp thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên; bảo đảm cam kết của Việt Nam về quyền của trẻ em trong việc điều tra, truy tố, xét xử.

Các Bộ, ngành thành viên Ủy ban Quốc gia tiếp tục triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em thuộc trách nhiệm của Bộ, ngành, tổ chức; bảo đảm để trẻ em được phát triển toàn diện, có môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục kiện toàn, chuẩn hoá nhân lực làm công tác trẻ em, nhất là nhân lực bảo vệ trẻ em cấp cơ sở; phát huy vai trò, cách làm sáng tạo của các tổ chức, đoàn thể trong công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.

Đọc thêm

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân Muôn mặt cuộc sống

Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân

TTTĐ - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các chiêu trò lừa đảo qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi. Một trong những hình thức lừa đảo liên tục được cơ quan chức năng cảnh báo, đó là lừa đảo thông qua các trò chơi (game) trực tuyến.
VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu Muôn mặt cuộc sống

VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

TTTĐ - Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề "Vật liệu cho tương lai bền vững", tọa đàm của Quỹ VinFuture quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.
Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri Muôn mặt cuộc sống

Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri

TTTĐ - Ngày 21/11, Thường trực HĐND quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức phiên giải trình về việc giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa bàn trong giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến hiện tại.
Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường Nhịp sống phương Nam

Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường

TTTĐ - Khoảng 800.000 người dân cần làm lại giấy tờ, gần 1.000 cán bộ dôi dư sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp lại đơn vị hành chính, sáp nhập 80 phường.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương Muôn mặt cuộc sống

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương

TTTĐ - Ngày 20/11, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn.
Diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Quảng Nam Xã hội

Diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Quảng Nam

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch chi tiết tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng (24/3/1975 - 24/3/2025) và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1930 - 28/3/2025).
Xem thêm