Tag

Nhiều thông tin không đúng về dự án trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Bạn đọc 25/05/2018 17:22
aa
TTTĐ - Thời gian gần đây, một số thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cho rằng, trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đang bỏ hoang dự án xây dựng trường tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội. Tuy nhiên, tại buổi làm việc giữa trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội với huyện Mê Linh, lãnh đạo huyện Mê Linh đã khẳng định những thông tin trên là không đúng sự thật.

Nhiều thông tin không đúng về dự án trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Sáng 23/5, lãnh đạo trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đã có buổi làm việc với huyện Mê Linh để báo cáo tiến độ thực hiện dự án xây dựng trường cũng như tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện dự án. Buổi làm việc do Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mê Linh, Đỗ Đình Hồng chủ trì cùng với sự tham gia của Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Đoàn Văn Trọng và lãnh đạo các phòng, ban liên quan. Tại buổi làm việc, TSKH Bùi Xuân Biên, Chủ tịch HĐQT trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đã báo cáo về tiến độ thực hiện dự án. Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội thực hiện dự án xây dựng trường đại học tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Sau khi dự án được giao, trường đã khẩn trương tiến hành các thủ tục giải phóng mặt bằng, làm hạ tầng, trồng cây xanh.


Nhiều thông tin không đúng về dự án trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
Phối cảnh hiện đại của trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội

Đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng sạch đối với 107.308,5 m2 (khoảng 95% diện tích của dự án). Tổng giá trị đầu tư gần 88,5 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng theo các quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và UBND huyện Mê Linh đã thực hiện gần 78,5 tỷ đồng; kinh phí hỗ trợ các hộ gia đình khi đền bù giải phóng mặt bằng ngoài phần giá trị nêu tại các quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và UBND huyện Mê Linh trên 10 tỷ đồng. Toàn bộ phần kinh phí này được thanh toán bằng nguồn tiền của nhà trường.

Phần diện tích còn lại chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng là 2.253,7m2 (thửa số 198, đất nghĩa trang nhân dân có 256 ngôi mộ). Đối với tiền bồi thường diện tích đất 2.253,7m2, phía nhà trường đã thực hiện nộp cho ngân sách Nhà nước vào năm 2010. Mặc dù, nhà trường đã nhiều lần làm việc với các hộ dân có các ngôi mộ trên phần đất dự án và đã thỏa thuận hỗ trợ tiền di chuyển nhưng do hiện nay địa phương không bố trí được nghĩa trang nên chưa thể di dời. Phía nhà trường đề nghị UBND huyện Mê Linh sớm bố trí nghĩa trang để di chuyển các ngôi mộ này.

Hơn nữa, ngày 28/2/2013, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 1911/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị N1, tỷ lệ 1/2000. Dự án xây dựng trường phải cập nhật Đồ án quy hoạch phân khu N1 về chỉ giới đường các tuyến đường phân khu khu vực trở lên. Nhà trường đã mời đơn vị tư vấn thiết kế lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án được nêu tại Quyết định số 2038/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 24/6/2008.

Đến ngày 10/5/2018, nhà trường đã có các Công văn số 59&60/2018/FBU-CV kính gửi UBND TP Hà Nội đề nghị xem xét, chấp thuận điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án. Hiện nay, trường đang đợi quyết định phê duyệt của UBND TP Hà Nội.

Do chưa giải phóng mặt bằng xong (vì vướng phần đất nghĩa trang) và UBND TP Hà Nội chưa có quyết định chấp thuận điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án nên nhà trường chưa thể tiến hành các thủ tục pháp lý tiếp theo để xây dựng trường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngoài số tiền để giải phóng mặt bằng là 88.431.156.921 đồng, nhà trường đã bỏ ra khoảng 35 tỷ để đầu tư cơ sở hạ tầng như, đường đi, hạ tầng ngầm, trồng cây xanh…

“Chúng tôi rất mong UBND TP Hà Nội nhanh chóng có quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cho dự án để chúng tôi có thể nhanh chóng triển khai xây dựng trong năm nay. Hiện nay, nhu cầu đào tạo của trường đang rất bức thiết. Mỗi năm, trường phải bỏ ra 5 tỷ đồng để thuê trụ sở đào tạo. Trong khi đó, đất của nhà trường ở đây vẫn phải đợi hoàn thiện các thủ tục pháp lý mới có thể xây dựng được. Hiện nay, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để chuẩn bị khởi công xây dựng hạng mục nhà đa năng với quy mô 7 tầng, với 12.000m2 sàn xây dựng, kinh phí đầu tư khoảng 130 tỷ đồng; đồng thời hoàn thành đồng bộ hạng mục công trình ngầm ngay sau khi hoàn thành GPMB toàn dự án. Đến nay, chúng tôi cũng chưa phải vay bất kì một tổ chức tín dụng nào để thực hiện dự án này”, TSKH Bùi Xuân Biên cho biết.

Liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, Đoàn Văn Trọng cho biết, nhà trường đã tích cực vào cuộc để hoàn thành dự án. Tuy nhiên, do một số lý do khách quan và do chủ trương chung của thành phố nên hiện phía nhà trường vẫn chưa thể khởi công xây dựng.

Kết luận buổi làm việc, Bí thư huyện ủy Mê Linh Đỗ Đình Hồng đề nghị các cơ quan có liên của huyện sớm đưa ra các giải pháp để giải phóng mặt bằng các ngôi mộ trên phần đất dự án. Hiện tại, nếu chưa có đất để di chuyển các phần mộ, đề nghị chủ đầu tư khoanh phần diện tích này lại để thực hiện dự án. Đồng thời, ông Đỗ Đình Hồng đề nghị, chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thiện tất cả các thủ tục, hồ sơ để khi UBND TP Hà Nội có quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, dự án sẽ khởi công được ngay.

Như vậy, có thể thấy, một số thông tin trên báo chí cho rằng, nhà trường bỏ hoang dự án là không chính xác. Đến thời điểm hiện tại, trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội đã bỏ ra hơn 100 tỷ đồng để thực hiện dự án này. Theo quan sát thực tế của phóng viên hạ tầng, cây xanh tại dự án của nhà trường đã cơ bản được hoàn thiện.

Tin liên quan

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm