Những ca khúc bất hủ trong liveshow “Nhạc sĩ Quảng Nam”
Thi sáng tác ca khúc, biểu trưng Đại hội Hội LHTN TP Hà Nội NSƯT Hoàng Tùng rưng rưng hát ca khúc về mẹ của Nguyễn Thành Trung Ca sĩ Randy mang đến ca khúc sâu lắng tại “Ơn nghĩa sinh thành” |
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 (Ảnh: Út Vũ) |
Theo đó, liveshow “nhạc sĩ Quảng Nam” là một trong những hoạt động đặc sắc nằm trong chuỗi hoạt động của Festival Làng nghề truyền thống Quảng Nam 2024 diễn ra từ ngày 28 – 31/8.
Được biết, Quảng Nam xưa nay là đất học, nơi sản sinh ra rất nhiều danh nhân, chí sỹ, nhà yêu nước, nhà báo, nhà thơ, triết gia, nhà văn…và nhiều nhạc sĩ chuyên nghiệp.
Do đó, liveshow “Nhạc sĩ Quảng Nam” sẽ cùng cho khán giả yêu nhạc thưởng thức lại tác phẩm âm nhạc bất hủ của các nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu, nhạc sĩ Đynh Trầm Ca, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, nhạc sĩ Trần Quảng Nam…
Liveshow “nhạc sĩ Quảng Nam” tri ân các nhạc sĩ quê Quảng Nam đã có nhiều cống hiến cho nhạc Việt từ trước 1945 đến nay |
Theo nhà nghiên cứu Lý Đợi, năm 1938 được coi là điểm mốc đánh dấu sự hình thành của Tân nhạc Việt Nam với những buổi biểu diễn và thuyết trình của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên tại Hà Nội.
Đặc trưng của dòng nhạc này là giai điệu trữ tình, lãng mạn và lời giàu chất văn học.
Tiếp đó tháng 9 năm 1938, tờ Ngày Nay của Nhất Linh, một tờ báo uy tín khi ấy, cho đăng những bản nhạc đầu tiên như: Bông cúc vàng, Kiếp hoa (Nguyễn Văn Tuyên); bình minh (Nguyễn Xuân Khoát); bản đàn xuân (Lê Thương); khúc yêu đương (Thẩm Oánh); đám mây hàng, cám dỗ (Phạm Đăng Hinh); đường trường (Trần Quang Ngọc);...
“Trước đây ít người nghĩ Quảng Nam có đóng góp cho Tân nhạc, mà thật ra có rất rõ, chương trình này chỉ khơi gợi một phần, qua nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn và các tác giả của Hội ái hữu âm nhạc Hội An.
Trong đó, “Nắng chiều” là tên một ca khúc được sáng tác năm 1952 của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, thuộc nền Tân Nhạc.
Ca khúc này không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn nổi tiếng ở Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông”, nhà nghiên cứu Lý Đợi cho biết.