Tag

Những cô Tấm ở chương trình Ơn nghĩa sinh thành

Tôi yêu Hà Nội 18/08/2024 16:25
aa
TTTĐ - Trong không gian ấm áp của chương trình nghệ thuật “Ơn nghĩa sinh thành”, một góc nhỏ mang tên “Trở về bên mẹ” đã thực sự chạm đến trái tim của hàng ngàn khán giả. Đằng sau không gian đậm chất làng quê ấy là sự đóng góp của những cô giáo trẻ đến từ trường Mầm non Họa My, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Lời cảm ơn của Ban Tổ chức "Ơn nghĩa sinh thành 2024" "Ơn nghĩa sinh thành 2024" lan tỏa thông điệp ý nghĩa mùa Vu lan Nhiều cảm xúc tại đêm nghệ thuật "Ơn nghĩa sinh thành 2024"

Những cô giáo trẻ đã hóa thân thành những cô Tấm đưa khán giả trở về miền tuổi thơ êm đềm.

Mùi thơm lừng của khoai sọ, vị ngọt thanh của khoai lang cùng hương ngô nếp quyện hòa đưa khán giả trở về tuổi thơ êm đềm. Những món ăn dân dã, giản dị ấy không chỉ là thực phẩm mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa con cháu và cha mẹ nơi quê hương nuôi dưỡng ta lớn lên để trở thành những người con khôn lớn.

Những cô Tấm ở chương trình Ơn nghĩa sinh thành
Khách mời hào hứng với những món quà quê tại không gian "Trở về bên mẹ"

Cô giáo trẻ Đào Thị Lan, đến từ trưởng Mầm non Họa My. Chị và đồng nghiệp là những người trực tiếp chuẩn bị món ăn trên. Chị chia sẻ: “Khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi rất hào hứng. Cảm giác đầu tiên của tôi khi bước chân vào không gian này như được trở về quê nhà, nơi ghi nhớ tuổi thơ yêu dấu. Mỗi món ăn là một kỷ niệm, một tình cảm mà chúng tôi muốn gửi gắm đến mọi người. Chúng tôi muốn khán giả cảm nhận được sự ấm áp của gia đình, sự yêu thương của những người thân yêu.”

Ở trường Mầm non Họa My, cô giáo Đào Thị Lan đang là giáo viên của lớp 4-5 tuổi. Dạy lớp 4-5 tuổi là một thử thách không nhỏ đối với bất kỳ giáo viên nào. Các bé ở lứa tuổi này thường rất hiếu động, tò mò và đôi khi còn bướng bỉnh nhưng với cô Đào Thị Lan, đó không chỉ là một công việc mà còn là một niềm đam mê. Mỗi ngày đến lớp, cô đều dành trọn tâm huyết để chăm sóc và dạy dỗ các con."

Những cô Tấm ở chương trình Ơn nghĩa sinh thành
Một góc quê nhà dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo trường Mầm non Họa My

“Công việc chăm sóc các con ở trường luôn cần cẩn trọng và tỷ mỉ do vậy khi “hóa thân” cô gái thôn quê thuộc không gian “Trở về bên mẹ” mình và các cô giáo trẻ trường Mầm non Họa My thấy hợp và rất vui. Chúng mình nhắc nhau cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” – Chị Lan nói.

Không chỉ có những món ăn, không gian “Trở về bên mẹ” còn được trang trí rất chi tiết với mái tranh, nhà tranh, bờ chuối và những vật dụng quen thuộc của làng quê Bắc Bộ. Mỗi góc nhỏ đều mang một câu chuyện, một kỷ niệm, gợi nhớ về tuổi thơ êm đềm bên bà, bên mẹ.

Những cô Tấm ở chương trình Ơn nghĩa sinh thành
Khách mời lớn tuổi và nụ cười hạnh phúc khi đến không gian "Trở về bên mẹ"

Điều này khiến cô giáo trẻ Lương Thị Hồng Anh (Trường Mầm non Họa My) không khỏi xúc động: “Khi đứng giữa không gian này, tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước công lao sinh thành của cha mẹ. Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta đôi khi quên đi những giá trị truyền thống. Chương trình này như một lời nhắc nhở để chúng ta biết ơn và trân trọng những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình.”

Những cô Tấm ở chương trình Ơn nghĩa sinh thành
Từng chi tiết được các các cô giáo trẻ bày xếp rất đẹp mắt

Với cô giáo Bùi Hiền cùng ekip đến từ trường Mầm non Họa My: Việc tham gia chương trình không chỉ là một hoạt động xã hội mà còn là cơ hội để chúng mình thêm rèn luyện kỹ năng, thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn đối với những người xung quanh.

“Ơn nghĩa sinh thành không chỉ là một chương trình nghệ thuật mà còn là một thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử, về sự đoàn tụ gia đình. Chúng tôi hiểu nhiệm vụ của mình là làm sao truyền đi được những thông điệp đó đến khán giả, chạm đến trái tim của mỗi người” – Chị tâm sự.

Không gian trở về bên mẹ với mái tranh bờ chuối, vại nước, cây rơm, với những món ăn dân dã gợi bao niềm thương nhớ một lần nữa là nơi khán giả của chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” vô cùng thích thú. Trong không gian đầm ấm đó, mỗi người đến đây như được sống chậm lại, nhâm nhi chén trà, thưởng thức chiếc kẹo lạc, kẹo dồi, khoai lang, ngô nếp và hồi tưởng về tuổi thơ của mình.

Những cô Tấm ở chương trình Ơn nghĩa sinh thành
Những người trẻ checkin với món quà tuổi thơ "Thị ơi thị rụng bị bà"...

Bà Hoàng Thị Mai Lan đến từ quận Hoàng Mai cho biết: “Khi đặt chân vào không gian "Trở về bên mẹ", tôi được lạc vào miền ký ức tuổi thơ êm đềm. Mùi khói bếp, tiếng chim hót từ những bức họa đồng quê được giàn dựng công phu, hình ảnh mái nhà tranh, khóm trúc, hàng cau ... tất cả đều gợi nhớ về những kỷ niệm bên bà, bên mẹ. Đứng trước những món ăn dân dã do chính tay các cô giáo chuẩn bị, tôi không khỏi xúc động. Đó không chỉ là những món ăn mà còn là tình yêu thương, sự chăm sóc mà gia đình đã dành cho chúng ta khi còn thơ bé”.

Với khán giả Nguyễn Minh Tùng, quận Hoàn Kiến, thành phố Hà Nội: Không gian này đã khiến tôi bật khóc khi nhớ về cha mẹ. Khung cảnh được dựng lên một cách tỷ mỉ giúp tôi nhận ra giá trị của gia đình. Từ càm nhận đó, tôi tự nhắc nhở mình cần dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và điều đó chưa bao giờ muộn.

Những cô Tấm ở chương trình Ơn nghĩa sinh thành
Bảy cô gáo trường Mầm non Họa My hóa thân thành những cô Tấm trong chương trình Ơn nghĩa sinh thành

Đêm diễn kết thúc. Hàng ngàn khán giả đã đến với chương trình và đều cảm thấy vô cùng xúc động. Trong không gian ấm áp của "Trở về bên mẹ", mỗi người đều tìm thấy một phần ký ức của mình. Những giọt nước mắt lăn trên má, những nụ cười rạng rỡ, tất cả đều cho thấy sức mạnh kỳ diệu đầy thiêng liêng của tình cảm gia đình. Chương trình không chỉ là một buổi biểu diễn nghệ thuật mà còn là một lời nhắc nhở chúng ta về những giá trị cốt lõi của cuộc sống. “Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con...”

Ban Tổ chức Chương trình nghệ thuật Vu Lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành 2024” gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các cô giáo trường Mầm non Họa My, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đã đồng hành, hỗ trợ thực hiện thành công không gian “Trở về bên mẹ” của chương trình.

Sự hiện diện và ủng hộ của Quý nhà trường đã góp phần vào sự thành công của chương trình Ơn nghĩa sinh thành mùa Vu lan báo hiểu 2024.

Đọc thêm

Chuyện những người lưu giữ ký ức Trung thu xưa Tôi yêu Hà Nội

Chuyện những người lưu giữ ký ức Trung thu xưa

TTTĐ - Mua thu trải chín, trăng tháng tám lên cao tròn vành, thêm một mùa Trung thu nữa lại về. Pháo than xoan, đèn lồng lon sữa, mặt nạ giấy bồi, phỗng đất, trống da ếch, mặt nạ mo cau... là cả một miền ký ức dịu êm mà xa xăm.
Soi tìm những hồi ức Tôi yêu Hà Nội

Soi tìm những hồi ức

TTTĐ - Không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhưng hoạ sĩ trẻ Đoàn Quốc (28 tuổi, Quảng Ngãi) đã ngắm nhìn Thủ đô với tất cả tình yêu, sự tinh khôi, tò mò và mê đắm.
Những người trẻ miệt mài đi tìm màu sắc Hà Nội xưa Tôi yêu Hà Nội

Những người trẻ miệt mài đi tìm màu sắc Hà Nội xưa

TTTĐ - Trong cộng đồng giới trẻ đam mê lịch sử, nhiều người hẳn biết tới Viên Hồng Quang - chàng 9x với quyết tâm trả lại màu sắc cho những thước phim, hình ảnh của thời đại trước. Sau sức lan tỏa của dự án phục hồi phim “Vĩ tuyến 17 - Chiến tranh Nhân dân” (Joris Ivens - 1968), Hồng Quang tiếp tục miệt mài tâm huyết “đổ màu” cho bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” do đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy thực hiện năm 1983.
Động lực mới phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững Tôi yêu Hà Nội

Động lực mới phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững

TTTĐ - Điều 32 Luật Thủ đô sửa đổi quy định về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là hành lang pháp lý vững chắc mở ra cơ hội, tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới.
Bản hùng ca bất tận về tình yêu nước và khát vọng hòa bình Tôi yêu Hà Nội

Bản hùng ca bất tận về tình yêu nước và khát vọng hòa bình

TTTĐ - Sự thôi thúc, hiệu triệu của phong trào “Ba sẵn sàng” đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong tuổi trẻ Thủ đô. Khi đó, hàng vạn thanh niên Hà Nội đã xuống đường diễu hành, ghi tên tình nguyện “Ba sẵn sàng”, xung phong ra trận, vào Nam chiến đấu, chia lửa với miền Nam ruột thịt…
Tái hiện lịch sử hào hùng phong trào "Ba sẵn sàng" qua nghệ thuật Tôi yêu Hà Nội

Tái hiện lịch sử hào hùng phong trào "Ba sẵn sàng" qua nghệ thuật

TTTĐ - “Sáng mãi ngọn lửa Ba sẵn sàng - Khát vọng tuổi trẻ Thủ đô” là chủ đề chương trình chính luận nghệ thuật được Thành đoàn Hà Nội tổ chức tối 9/8 nhân kỷ niệm 60 năm phong trào Ba sẵn sàng. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh H1, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, tiếp sóng tại hai điểm cầu Quảng trường Cách mạng tháng Tám và Nhà Ga xe lửa Gia Lâm.
Nhiều ưu đãi cho khởi nghiệp sáng tạo về khoa học công nghệ Tôi yêu Hà Nội

Nhiều ưu đãi cho khởi nghiệp sáng tạo về khoa học công nghệ

TTTĐ - Luật Thủ đô sửa đổi quy định nhiều chính sách ưu đãi với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực trọng điểm về khoa học và công nghệ tại Hà Nội.
Kết nối văn hoá dân gian qua chiếc đèn lồng giấy Dó Tôi yêu Hà Nội

Kết nối văn hoá dân gian qua chiếc đèn lồng giấy Dó

TTTĐ - Với mong muốn gìn giữ và lan tỏa nét đẹp văn hoá dân gian Việt Nam trong đời sống đương đại, dự án Magic of color (MOC) đã thực hiện Workshop "Làm đèn lồng giấy Dó" kết hợp với hình ảnh tranh dân gian Hàng Trống thuộc chuỗi sự kiện "Màu ký ức" tại trung tâm nghệ thuật Area 75, Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Khát vọng tuổi trẻ - sáng mãi ngọn lửa Ba sẵn sàng Tôi yêu Hà Nội

Khát vọng tuổi trẻ - sáng mãi ngọn lửa Ba sẵn sàng

TTTĐ - Đây là chủ đề chương trình chính luận nghệ thuật sẽ được Thành đoàn Hà Nội tổ chức vào ngày 9/8 tới đây nhằm kỷ niệm 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” (9/8/1964 - 9/8/2024) và 25 năm phong trào “Thanh niên tình nguyện”.
Chắp cánh cho Hà Nội bứt phá nhanh trong chuyển đổi số Tôi yêu Hà Nội

Chắp cánh cho Hà Nội bứt phá nhanh trong chuyển đổi số

TTTĐ - Luật Thủ đô sửa đổi có Điều 23 quy định về phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Nội dung này là cơ sở pháp lý cho thành phố Hà Nội có thể bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số.
Xem thêm