Tag
15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính

Những đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Muôn mặt cuộc sống 29/07/2023 08:00
aa
TTTĐ - Nằm cạnh dòng sông Đà, xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì) giáp ranh với 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ - là địa phương vùng dân tộc miền núi nằm cách xa trung tâm Hà Nội nhất. 15 năm trước, nơi đây vẫn rất ít người lui tới, không chỉ bởi khoảng cách xa xôi mà còn bởi con đường dẫn về nơi đây gập ghềnh, khó đi nhưng Khánh Thượng hôm nay đã có nhiều đổi khác…
Xã Khánh Thượng (Ba Vì): Tập trung phòng chống dịch, xây dựng Nông thôn mới Hai xã miền núi cuối cùng của huyện Ba Vì đủ điều kiện về đích Nông thôn mới

Bài 1: Sức sống mới ở xã vùng cao Khánh Thượng

Sau khi Nghị quyết 15 được Quốc hội ban hành, Hà Nội có 13 xã và 1 thôn thuộc 5 huyện tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống. Hầu hết các địa phương có xuất phát điểm thấp; điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hạn chế. Sau 15 năm Nghị quyết 15 đi vào cuộc sống, sự đổi thay từng ngày trên các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã khẳng định đây là chủ trương lớn, đúng đắn, có ý nghĩa lịch sử của Quốc hội…

Nằm cạnh dòng sông Đà, xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì) giáp ranh với 2 tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ - là địa phương vùng dân tộc miền núi nằm cách xa trung tâm Hà Nội nhất. 15 năm trước, nơi đây vẫn rất ít người lui tới, không chỉ bởi khoảng cách xa xôi mà còn bởi con đường dẫn về nơi đây gập ghềnh, khó đi nhưng Khánh Thượng hôm nay đã có nhiều đổi khác…

Những đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nông dân xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì, Hà Nội) thu hoạch lúa mùa

Diện mạo khởi sắc

Khác với sự tưởng tượng về một xã miền núi còn nghèo nàn, lạc hậu, khó khăn nhiều năm về trước, Khánh Thượng hôm nay có đường giao thông liên xã được bê tông hóa hoàn toàn. Những con đường hoa trải dài tít tắp, những ruộng ngô, ruộng rong giềng tươi non mơn mởn báo hiệu một vụ mùa bội thu.

Những căn nhà cao tầng mọc lên san sát được xây theo lối kiến trúc mới vô cùng khang trang, đẹp đẽ. Trường học được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang cùng cảnh mua bán tấp nập ngay khu Chợ Chẹ ở trung tâm của xã như minh chứng cho cuộc sống ngày càng ấm no của bà con nơi đây.

Chia sẻ với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng Hoàng Văn Chìu cho biết: Khánh Thượng có 12 thôn gồm 2.022 hộ với hơn 8.730 nhân khẩu. Là xã có địa bàn rộng, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi và nghề phụ. Xã được người tiêu dùng biết đến bởi có các sản phẩm nông sản như cam, bưởi, miến dong, thịt gà đồi, thịt dê núi, nem chua, gỏi cá…

Những đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Dọc trục đường liên xã, liên thôn đều là những con đường hoa sạch đẹp...

Ông Nguyễn Nguyên Quân - Trưởng ban Dân tộc Hà Nội cho biết: Hiện nay, bình quân thu nhập đầu người các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thành phố đạt khoảng 55 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 60 triệu đồng/người/năm.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư, nâng cấp; 100% số xã đã có đường bê tông xi măng hoặc trải nhựa đến trung tâm xã; 100% hộ dân dùng điện lưới quốc gia; 100% dân số được dùng nước sạch và nước hợp vệ sinh; 100% các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% hộ nghèo, cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 100% số xã có đài truyền thanh và phủ sóng điện thoại di động và sóng truyền hình… 13/13 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố đạt chuẩn nông thôn mới.

“Điều đáng nói, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, số hộ nghèo trong xã đã giảm đáng kể, từ 21% năm 2008 xuống còn 1,29% năm 2023 (26 hộ nghèo). Toàn xã hiện có mức tổng thu nhập đạt hơn 457,5 tỷ đồng, trong đó, thu từ sản xuất nông nghiệp đạt 100,4 tỷ đồng, thu từ dịch vụ thương mại, các nguồn khác đạt khoảng 322,7 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52,5 triệu đồng/người/năm”, Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng phấn khởi chia sẻ.

Kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi đã tạo thế và lực cho địa phương sớm cán đích Nông thôn mới thành công vào năm 2021 với 16 tiêu chí đạt và 3 tiêu chí cơ bản đạt chuẩn.

Không chỉ được chăm lo, phát triển về cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, thành phố đã dành nguồn lực lớn để phát triển giáo dục, y tế cho địa phương.

Hiện xã Khánh Thượng có ¾ trường học đạt chuẩn mức độ 1 và 2 với cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ các phòng học chức năng và trang thiết bị học tập. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trạm y tế xã được đầu tư xây mới từ 2 dãy nhà cấp 4 lên 2 dãy nhà cao tầng, tăng gấp đôi diện tích, có 2 bác sỹ và 5 cán bộ, điều dưỡng, đảm bảo điều kiện khám chữa bệnh cho bà con Nhân dân. Toàn xã có trên 5.000 người dân tham gia bảo hiểm y tế.

Những đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trạm Y tế xã khang trang, hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân

Sức mạnh của tinh thần đoàn kết

Trong số những đổi thay của Khánh Thượng hôm nay, đáng kể nhất phải nhắc đến hạ tầng giao thông. Ông Đào Văn Tuyên - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng bồi hồi nhớ lại: “Trước khi mở rộng địa giới hành chính, người dân đi lại rất khổ. Ngày nắng đất đỏ bụi mù, sỏi đá gập ghềnh không đi nổi còn ngày mưa thì bùn đất nhão nhoét trơn trượt. Giao thông không thuận tiện đời sống bà con vì thế càng khó khăn hơn”.

Trên những con đường bê tông mới dẫn chúng tôi đi đến một số thôn, xóm có các mô hình kinh tế nông hộ phát triển, anh Phan Tiến Hùng - cán bộ văn hóa xã Khánh Thượng chia sẻ, bây giờ người dân có thể đi xe máy, thậm chí ô tô vào tận sân nhà mình mà không còn lo lầy lội, mất an toàn như trước nữa.

Để có những con đường bê tông rộng rãi, ngoài việc đầu tư tiền của, vật tư từ nhà nước, tập thể, các “mạnh thường quân”, vai trò của cộng đồng dân cư cũng rất lớn.

Những đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Xã có 3/4 trường học đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2

Riêng tại thôn Bưởi, nhân dân đã đóng góp gần 9.000m2 đất vườn, thậm chí cả đất ở để mở đường giao thông. Ngoài việc hiến đất làm đường, nhân dân còn góp tiền, vật liệu và hàng trăm ngày công lao động để hoàn thành các tuyến đường theo tiêu chí nông thôn mới.

Từ những sự chia sẻ, đồng thuận cao đó, hàng chục km đường liên thôn, liên xóm đã được bê tông hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và đời sống cho người dân nông thôn nơi đây.

Tính đến nay, toàn xã đã bê tông hóa 40km đường từ trung tâm xã đến huyện, nhựa hóa 5,5km đường trục xã và liên xã, 8km đường liên thôn cũng đã kịp thời hoàn thành. Riêng tuyến đường ngõ xóm với tổng chiều dài 82,87km đến nay đã cơ bản được bê tông hóa. Cùng với đó, 63km đường trục chính nội đồng đã được đổ bê tông, 16km được phối đá bảo đảm cho xe cơ giới đi lại, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Những đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Bà con Nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa tại địa phương

Cũng như xóm Bưởi, các xóm, thôn khác của xã Khánh Thượng cũng đang chuyển mình nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ từ giao thông và hạ tầng nông thôn. Kinh tế phát triển, đời sống tinh thần từ đó cũng ngày càng đi lên theo hướng hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Đổi thay ở xã Khánh Thượng cũng như nhiều xã vùng cao của huyện Ba Vì đang mang lại hiệu quả rõ rệt cho công tác xây dựng Nông thôn mới của thành phố Hà Nội.

Những đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng Hoàng Văn Chìu

Bên cạnh điều kiện thuận lợi, thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, Khánh Thượng còn có những khó khăn nhất định. Chủ tịch UBND xã Khánh Thượng Hoàng Văn Chìu cho biết: “Khó khăn lớn nhất của địa phương hiện nay là chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương là sắn và rong giềng đầu ra bị phụ thuộc dẫn đến lợi nhuận của bà con không cao. Tôi mong các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện giới thiệu doanh nghiệp về đầu tư nhà máy chế biến tinh bột rong giềng, sắn và lĩnh vực giày da xuất khẩu để tạo việc làm ổn định, giúp đời sống bà con ngày càng tốt hơn”.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Hiệu quả từ việc thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt Muôn mặt cuộc sống

Hiệu quả từ việc thí điểm thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt

TTTĐ - Cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Đề án số 06 của Chính phủ, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính (Bộ Công an) và các đơn vị liên quan triển khai thí điểm việc thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt đối với 3 bãi đỗ xe máy, 4 bãi đỗ xe ô tô tại phủ Tây Hồ và chùa Trấn Quốc.
Thông qua mức hỗ trợ lực lượng ANTT hơn 2,8 triệu đồng/người/tháng Muôn mặt cuộc sống

Thông qua mức hỗ trợ lực lượng ANTT hơn 2,8 triệu đồng/người/tháng

TTTĐ - Chiều 1/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định tiêu chí thành lập và tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự; nội dung, mức chi hỗ trợ đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn thành phố.
Thông qua Nghị quyết về mức chi hỗ trợ lực lượng Công an xã Muôn mặt cuộc sống

Thông qua Nghị quyết về mức chi hỗ trợ lực lượng Công an xã

TTTĐ - Chiều 1/7, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc quy định nội dung, mức chi hỗ trợ lực lượng Cảnh sát khu vực, lực lượng Công an xã trên địa bàn thành phố.
Bắt đầu xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID Muôn mặt cuộc sống

Bắt đầu xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe trên ứng dụng VNeID

TTTĐ - Ngày 1/7, các đơn vị Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai xử phạt, tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID.
Giải quyết gần 15.000 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Giải quyết gần 15.000 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2024

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Tòa án Nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 23.827 vụ việc, giải quyết 14.695 vụ việc.
Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

TTTĐ - Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.
Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở Muôn mặt cuộc sống

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở

TTTĐ - Sáng 1/7, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự Muôn mặt cuộc sống

Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự

TTTĐ - Ngày 15/5/2024, Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Nam đã cấp Giấy phép hoạt động số 33.01.0076/TP/KĐHĐ cho Tổ chức hành nghề Luật sư tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ Muôn mặt cuộc sống

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tiếp tục đề nghị HĐND TP tiếp tục giám sát các lĩnh vực quy hoạch đô thị, xử lý nước thải, rác thải; các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội; công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn...
Xem thêm