Tag
Hà Nội trong đại dịch

Những quyết sách kịp thời, thấm, ấm lòng dân

Phóng sự 16/08/2021 17:37
aa
TTTĐ - Gần 4 tháng trước, Hà Nội bước đợt dịch thứ 4 với những khó khăn trên nhiều mặt. Thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội liên tiếp 2 đợt. Những con số công bố ca bệnh mới được phát ra liên tục trong một vài thời điểm đã khiến người dân không khỏi hoang mang.
Hà Nội: Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận theo hướng linh hoạt trong tình hình mới Hà Nội đảm bảo kết nối, cung ứng thủy sản phục vụ Nhân dân Hà Nội hỗ trợ lao động ngoại tỉnh không có nơi cư trú trong thời gian giãn cách xã hội

Hà Nội của hôm nay, với nhiều nỗ lực trong thực hiện các giải pháp cùng những quyết sách kịp thời, đã đang dần ổn định trở lại, trong niềm tin tưởng, phấn khởi của Nhân dân.

Sức khỏe, đời sống của Nhân dân là trên hết

Những ngày qua, hàng loạt các văn bản của HĐND, UBND thành phố được ban hành đã "thắp lên ngọn lửa nhỏ" ấm áp trong tim mỗi người dân Thủ đô. Trong đó, nhiều chỉ đạo không chỉ kịp thời, sát thực tế mà còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam. Đáng kể đến là 3 Nghị quyết của HĐND TP về một số chính sách đặc thù hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch, hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt cho người dân… với tổng số tiền hỗ trợ trên 500 tỷ đồng.

Trong đó, Nghị quyết số 15/NQ-HĐND của Thường trực HĐND TP quy định một số chính sách đặc thù hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 là nội dung được nhiều người dân mong đợi nhất. Bởi trên thực tế, trong suốt thời gian qua, còn rất nhiều các nhóm đối tượng yếu thế, bị ảnh hưởng nặng trong dịch bệnh chưa được quy định tại Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội trước đó.

Đó là các hộ nghèo, hộ cận nghèo; Các đối tượng bảo trợ xã hội; Người có công với cách mạng, thương binh, thân nhân người có công… Đó còn là những người lao động làm việc tại hộ kinh doanh, làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục nghề nghiệp phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, chấm dứt hợp đồng lao động do hộ kinh doanh, cơ sở giáo dục phải dừng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19...

Những phiên chợ 0 đồng ấm lòng người lao động
Những phiên chợ 0 đồng ấm lòng người lao động

Khỏi phải nói, người dân đã phấn khởi như thế nào. Chị Phùng Thị Xuyên (ở tổ 3, phường Phúc Xá, quận Ba Đình) cho biết, nhiều tháng nay, chị phải nghỉ việc không lương do công ty gia đình nơi chị làm việc phải đóng cửa phòng chống dịch. Không thuộc đối tượng áp dụng và không đủ điều kiện được hỗ trợ bởi Nghị quyết số 68 của Chính phủ, cùng nhiều nỗi lo cơm áo cho gia đình 5 miệng ăn khiến chị ăn không ngon, ngủ chẳng yên. Nghe tin về những chính sách hỗ trợ mới của thành phố, chị Xuyên nhẹ lòng hơn.

“Chúng tôi hiểu TP đang trải qua nhiều khó khăn trước tình hình dịch bệnh kéo dài triền miên. Vì vậy, chúng tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi và biết ơn vì nhận được quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền”, chị Xuyên xúc động nói.

Cùng với Nghị quyết 15/NQ-HĐND, Thường trực HĐND TP cũng đồng ý bổ sung 500 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách năm 2021 ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để cho vay đối với người lao động có nhu cầu phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, HĐND TP cũng quyết nghị hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt 4 tháng cuối năm 2021 với mức hỗ trợ 100% tiền nước sạch cho các cơ sở cách ly, khám chữa tập trung bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố; Các hộ dân sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở mức sinh hoạt 1 (tối đa là 10m3 nước/hộ dân); Hỗ trợ 15% trên tổng hóa đơn tiền nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải trả của các hộ dân khác.

Bầu ơi thương lấy bí cùng...

Tất cả vì người dân Thủ đô, Hà Nội cũng không quên những người dân ngoại tỉnh là lao động tự do đang “mắc kẹt” tại thành phố vì dịch bệnh. Khi hình ảnh những người lao động bị mất việc làm, không có tiền và không thể về quê vạ vật nơi gầm cầu, góc phố vừa dấy lên mối lo ngại và niềm thương cảm trong cộng đồng, UBND TP Hà Nội đã kịp thời ban hành văn bản số 2647/ UBND-KGVX về việc hỗ trợ lao động ngoại tỉnh không có nơi cư trú trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Nhóm người lao động mất việc làm được các nhà hảo tâm tìm chỗ ở mới. Ảnh Tùng Giang
Nhóm người lao động mất việc làm được các nhà hảo tâm tìm chỗ ở mới (Ảnh: Tùng Giang)

UBND TP Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã linh hoạt, sáng tạo trong việc chăm lo, hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết cho người lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 không có nơi cư trú; Chỉ đạo rà soát, lập danh sách; Tổng hợp, phân loại đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 3642/QĐ-UBND và các chính sách đặc thù của thành phố; Khẩn trương hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết linh hoạt... tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giải quyết khó khăn của người dân.

Thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện chủ động rà soát, bố trí nơi ở tạm thời để người lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 không có nơi cư trú đến tạm trú; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 xây dựng phương án đưa người lao động ngoại tỉnh trở về địa phương khi đủ điều kiện.

Không còn phải vạ vật nơi gầm cầu vượt bữa đói bữa no, anh Lò Văn May (21 tuổi, ở thị trấn Sông Mã, tỉnh Sơn La) như trút được phần nào gánh nặng. Cuộc sống ở quê khó khăn nên anh đành ra Hà Nội làm thợ xây. Làm được 8 tháng thì Hà Nội bước vào đợt giãn cách xã hội. Thất nghiệp, không có tiền tiêu, không có chỗ ở, anh May đành phải ra gầm cầu ngủ tạm. Rất may, anh May cùng một vài người khác đã được Công an phường Mỹ Đình 2 phối hợp cùng một số đơn vị thiện nguyện quan tâm, tặng quà động viên, sắp xếp chỗ ăn ở miễn phí trong thời gian giãn cách xã hội. Ngoài ra, phường Mỹ Đình 2 cũng sắp xếp đưa những người này đi xét nghiệm Covid-19.

“Mấy ngày trước, tôi còn hoang mang chưa biết phải sống như thế nào. Giờ đây, được bố trí chỗ ở, đối với tôi lúc này là may mắn vô cùng. Tôi chỉ mong Hà Nội sớm ổn định trở lại để trở về quê hương”, anh May cho biết.

Hà Nội trong những ngày tháng tới còn nhiều khó khăn nhưng chắc hẳn, mỗi người dân Thủ đô đều đang vững tin với những giải pháp và quyết sách từ các cấp chính quyền. Niềm tin ấy sẽ giúp thành phố sẽ có thêm “tấm lá chắn” phòng, chống dịch vững chắc, để từ đó tự tin chiến thắng dịch Covid-19, từng bước trở về trạng thái bình thường…

Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên Phóng sự

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Xem thêm