Tag

Nông thôn mới Hà Nội tập trung thực hiện nhiệm vụ “kép”

Nông thôn mới 02/05/2020 20:20
aa
TTTĐ - Mặc dù thời gian vừa qua, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, tuy nhiên, trong công tác xây dựng nông thôn mới, thành phố vẫn cùng lúc thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa chống dịch, vừa tập trung cao độ để hoàn thành mục tiêu. Do đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã có những giải pháp phù hợp để vượt qua khó khăn.

Nông thôn mới Hà Nội tập trung thực hiện nhiệm vụ “kép”

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU thăm mô hình trồng khoai tây vụ Xuân tại huyện Thạch Thất (Ảnh chụp hồi tháng 2/2020)

Bài liên quan

Ba Vì huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng xây dựng Nông thôn mới

Chương trình nông thôn mới làm nên những ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia

Hà Nội nỗ lực đảm bảo các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới

Xã Minh Phú (Sóc Sơn) đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020

Tuyến đường hoa kiểu mẫu: Điểm nhấn tô đẹp vùng quê Nông thôn mới

Nỗ lực vượt qua khó khăn

Trong quý I/2020, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố vẫn được các địa phương quan tâm triển khai thực hiện và nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, qua đó, đạt được những kết quả rõ nét. Đây là tiền đề quan trọng để Hà Nội hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đề ra trong năm 2020.

Cụ thể, ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2020, Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU Thành ủy đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành tập trung cao độ cho xây dựng nông thôn mới và nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của nhân dân.

Do tình hình diễn biến dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cả hệ thống chính trị của thành phố tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch, nên trong quý I/2020, Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU chỉ tiến hành kiểm tra tiến độ thực hiện tại huyện Thạch Thất. Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình tại 6 huyện, thị xã. Ban chỉ đạo cũng tổ chức Đoàn thẩm tra, đánh giá công nhận 2 xã của huyện Gia Lâm đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và các xã Sơn Hà (huyện Phú Xuyên), Minh Phú (huyện Sóc Sơn) đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Song song với thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, để bảo đảm tiến độ xây dựng nông thôn mới, hằng tháng các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã chủ động dành thời gian họp giao ban lựa chọn các giải pháp phù hợp với thực tiễn để hoàn thành mục tiêu năm 2020 đề ra; Đồng thời làm việc với các xã nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020.

Còn tại cơ sở, Ban chỉ đạo các xã đã bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên để triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cùng với đó hằng tuần tổ chức giao ban rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết những tồn tại trong quá trình thực hiện nhằm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu...

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội
Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Nói về những kết quả xây dựng nông thôn mới đã đạt được trong quý I/2020, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi, dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, song với sự quyết tâm, nỗ lực, sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành thành phố, các nhiệm vụ gắn với xây dựng nông thôn mới đều đạt được những kết quả nhất định.

Đơn cử như Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố đã tổ chức đánh giá, xếp hạng đối với 301 sản phẩm. Trong đó, có 6 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia, 207 sản phẩm đạt 4 sao, 88 sản phẩm đạt 3 sao.

Hay trong công tác dồn điền đổi thửa, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, toàn thành phố đã thực hiện dồn điền được 79.454,3ha; cấp Giấy chứng nhận đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa được 617.964/622.861 GCN, đạt 99,21%; chuyển đổi được 40.227,5ha sau dồn điền đổi thửa sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đặc biệt, thời gian vừa qua, dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, tuy nhiên, trong công tác xây dựng nông thôn mới, thành phố vẫn phải cùng lúc thực hiện nhiệm vụ “kép”, vừa chống dịch, vừa tập trung cao độ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tham mưu thành phố tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế tập thể; tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, đẩy mạnh mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị…

Thêm hai huyện đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Trên cơ sở đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, thành phố Hà Nội có thêm hai huyện đủ điều kiện đăng ký đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2020 gồm Thạch Thất và Sóc Sơn. Như vậy, số lượng huyện đạt chuẩn nông thôn mới của Hà Nội sẽ là 8/18 huyện, thị xã.

Cụ thể, tại huyện Thạch Thất, đến hết năm 2017, huyện có 21/22 xã (đạt 95,5% số xã) được UBND TP Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Riêng xã Thạch Hòa không tiến hành xây dựng nông thôn mới do vị trí địa lý của xã nằm trọn trong quy hoạch khu đô thị vệ tinh Hòa Lạc.

Thạch Thất là một trong hai huyện đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020
Thạch Thất là một trong hai huyện đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020

Huyện Thạch Thất đã rà soát, đánh giá tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đến tháng 4/2020, huyện có 7/9 tiêu chí đạt, gồm: Quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, sản xuất, an ninh trật tự xã hội, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; 2/9 tiêu chí cơ bản đạt gồm: Y tế - văn hóa - giáo dục và môi trường. Địa phương đang tích cực thực hiện 2 tiêu chí này để đạt chuẩn theo quy định trong năm 2020.

Tại huyện Sóc Sơn, đến hết quý I/2020, địa phương này có 24/25 xã (đạt 96% số xã) được UBND TP Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, còn xã Minh Phú đã được Đoàn thẩm định TP đánh giá đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Về kết quả thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Sóc Sơn đã rà soát, đánh giá tiêu chí theo Quyết định số 558/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, địa phương đã có 9/9 tiêu chí đủ điều kiện thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Điều phối Nông thôn mới TP Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: Căn cứ Quyết định số 2540/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định, trình tự, thủ tục hồ sơ xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, địa phương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, đối chiếu với quy định, huyện Thạch Thất và huyện Sóc Sơn đãđủ điều kiện đăng ký huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Trước đó, TP Hà Nội đã có 6 huyện đạt chuẩn NTM gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm và Quốc Oai. Với việc có thêm 2 huyện Thạch Thất và Sóc Sơn đủ điều kiện về đích sẽ nâng số lượng huyện đạt chuẩn nông thôn mới của Hà Nội là 8/18 huyện, thị xã.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm