Tag

Nước sông Hồng dâng cao, người dân Gia Lâm “căng mình” chống lụt

Môi trường 11/09/2024 13:59
aa
TTTĐ - Tính đến sáng 11/9, mực nước sông Đuống và sông Hồng đi qua địa phận huyện Gia Lâm ở trên mức báo động 2, nguy cơ lên báo động 3. Theo số liệu thống kê, toàn huyện có 15 xã ven đê chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Kỹ năng ứng phó với lũ lụt Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chương Mỹ: Duy trì trực 24/24, kịp thời xử lý sự cố thiên tai Huyện Ứng Hoà: Di dời 110 hộ dân ra khởi nơi bị ngập Báo động lũ cấp 2 trên sông Đuống, cấm di chuyển trên cầu Đuống

Trắng đêm canh lũ

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Lâm cho biết: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn huyện có 27ha lúa; hơn 1.500ha rau màu, hoa, cây cảnh, cây ăn quả; 25ha diện tích nuôi trồng thủy sản; 40ha nhà màng, nhà lưới, nhà kính; 12 công trình chuồng trại chăn nuôi bị ảnh hưởng, ngập nước; 259 nhà bị tốc mái tôn, mái tum và 14 công trình tường bao bị đổ; 4.980 cây xanh bóng mát bị gãy đổ...

Đến sáng 11/9, toàn huyện đã khắc phục được khoảng 3.000 cây xanh bóng mát; Công ty Điện lực Gia Lâm đã huy động lực lượng khắc phục xử lý các sự cố về điện trên địa bàn, cơ bản đã khôi phục và cấp điện lại cho các khu vực sau khi bảo đảm an toàn.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân Gia Lâm “căng mình” chống lụt
Lãnh đạo huyện Gia Lâm và Hạt quản lý đê số 12 kiểm tra ngập nước khu vực đê xã Đông Dư. Ảnh: Trung Nguyên

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học, trước tình hình mực nước sông Hồng, sông Đuống lên cao tới mức báo động cấp 2, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện đã trực tiếp đến các địa bàn xung yếu để kiểm tra việc chằng néo nhà cửa, neo đậu tàu thuyền, chuẩn bị các phương án ứng phó với mưa lũ sau cơn bão số 3, khu vực sạt lở tại thôn 4 xã Kim Lan; Khu làng chài xã Văn Đức; kiểm tra các tuyến đê xung yếu (tả Hồng, hữu Đuống, tả Đuống) và các công trình phụ trợ như cửa khẩu qua đê, điếm canh đê trên địa bàn.

Tại xã Đông Dư, sau nhiều ngày mưa lớn, nước sông Hồng dâng cao, nhiều gia đình ngoài bãi đã hoàn tất việc chuyển mọi vật dụng cần thiết lên khu vực tầng 2 để phòng mưa lũ gây ngập lụt kéo dài.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân Gia Lâm “căng mình” chống lụt
Lực lượng công an hỗ trợ người dân xã Đông Dư đắp bao cát ngăn nước tràn vào nhà

Ông Nguyễn Văn Hà, một người dân ở thôn 7, xã Đông Dư cho biết: "Do mưa như trút nước liên tục từ sáng sớm nên suốt đêm qua (10/9) cả nhà tui không ai dám chợp mắt vì sợ lũ. Đây là vùng bãi ngoài sông Hồng nên rất dễ nước tràn vào nhà khi mực nước sông Hồng dâng cao”.

Tại địa bàn xã Bát Tràng vào sáng 11/9, do nước sông Hồng lên cao, nên khu vực Miếu Bản mấp mé ngập đường đi; khu vực đình Bát Tràng bị ngập khoảng 30cm nước.

Chủ tịch UBND xã Bát Tràng Phạm Huy Khôi cho biết, để bảo đảm an toàn và tiếp tục theo dõi diễn biến lũ, xã đã báo cáo huyện cho học sinh Trường Mầm non nghỉ học, Trường Tiểu học, Trung học cơ sở sắp xếp cho học sinh học online tại nhà.

Căng mình đắp đê bối ngăn lũ

Tại xã Lệ Chi, một số đoạn đê thuộc thôn Chi Nam nước dâng cao, có nguy cơ bị tràn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống Nhân dân. Để kịp thời ứng phó với thiên tai, các lực lượng cơ động và dân quân đã tích cực phối hợp với Nhân dân địa phương dầm mưa đắp đê bối ngăn lũ.

Với phương châm "4 tại chỗ", ngay từ sáng sớm 11/9, gần 300 cán bộ, Nhân dân, các chiến sỹ công an và lực lượng dân quân xã Lệ Chi với nhiều phương tiện, vật tư như: cát, đất, gần 5.000 bao tải... tiến hành gia cố, tránh sạt lở, nước tràn qua đê bối. Chiều dài đê bối xã Lệ Chi khoảng trên 2km trong đó đoạn gia cố gần 1km tại thôn Chi Nam và thôn Chi Đông xã Lệ Chi, đây là khu vực đê xung yếu, có nguy cơ mất an toàn rất cao.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân Gia Lâm “căng mình” chống lụt
Cán bộ và Nhân dân xã Lệ Chi tiến hành gia cố, tránh sạt lở, nước tràn qua đê bối

Trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác chống sạt đê bối đồng chí Nguyễn Tiến Việt, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gia Lâm cho biết: “Ngay sau khi nhận lệnh báo động 2 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội, Ban thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã triển khai ngay các biện pháp cấp bách về công tác phòng chống lụt bão với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cũng như hạn chế thấp nhất các thiệt hại cho người dân. Do vậy tại địa điểm thôn Chi Nam xã Lệ Chi có nguy cơ cao nước lũ tràn bờ, chúng tôi đã chỉ đạo các lực lượng tại chỗ cùng lực lượng công an, quân đội đắp đất, gia cố tuyến đê bối tại đây”.

Nước lũ lên nhanh, mực nước lên cao, khiến hoa màu của người dân ngoài bãi xã Lệ Chi bị úng ngập, người dân không khỏi lo lắng. Trước tình hình đó, các hộ dân thôn Chi Nam đều tích cực tham gia cùng các lực lượng be bờ chống lũ tránh lũ tràn vào khu dân cư.

Ông Đinh Văn Dẩu, người dân thôn Chi Nam xã Lệ Chi cho biết: “Đã lâu lắm rồi người dân thôn Chi Nam chúng tôi mới phải ứng phó với trận mưa lũ lên cao và nguy cơ đến vậy. Với tinh thần chủ động tại chỗ ngay từ sáng sớm tôi và người dân trong thôn đã cùng với lực lượng chức năng tích cực gia cố đê bối tránh nước tràn vào khu dân cư”.

Nước sông Hồng dâng cao, người dân Gia Lâm “căng mình” chống lụt
Hỗ trợ di chuyển người dân vùng ngập trũng đến nơi an toàn

Cùng với sự hỗ trợ của người dân, với tinh thần “Phía trước là Nhân dân”, “Tất cả vì bình yên cuộc sống của Nhân dân”, lực lượng công an, quân sự đã kịp thời huy động hàng chục cán bộ, chiến sỹ nhanh chóng, khẩn trương cơ động ra địa bàn phối hợp với dân quân tự vệ, Nhân dân và các lực lượng chức năng đã không quản ngại hiểm nguy, gian khổ tiến hành các biện pháp để gia cố chống vỡ đê bối.

Thượng tá Đặng Trường Sơn, Chính trị viên phó BCH quân sự huyện cho biết: “Sau khi nhận được tin báo của huyện, xã, BCH quân sự chúng tôi đã huy động các lực lượng dân quân xã Lệ Chi, cũng như các xã lân cận ngay lập tức xuống hiện trường tích cực cùng người dân be bờ ngăn nước lũ”.

Còn ông Đinh Văn Huân, Trưởng công an xã Lệ Chi chia sẻ: “Ngay trong đêm qua chúng tôi đã họp phân công lực lượng công an xã túc trực và huy động chiến sỹ công an xã phối hợp với lực lượng công an huyện tích cực gia cố đoạn đê bối này”.

Với tinh thần đoàn kết, chung sức chung lòng của Nhân dân và lãnh đạo, cán bộ địa phương xã Lệ Chi đã bước đầu gia cố thành công đê bối tạm thời tránh nước lũ tràn vào thôn Chi Nam, Chi Đông.

Đọc thêm

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Môi trường

Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai liên tục phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường trong đó nhiều đơn vị được đánh giá là "ông lớn" của tỉnh Đồng Nai như: Công ty Hyosung, Công ty Advanced Multitech, Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành, Công ty Cao su Kenda... Tổng số tiền xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.
Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km Xã hội

Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

TTTĐ - Hồi 13 giờ ngày 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông.
Xem thêm