Ở nhà phòng chống dịch, giới trẻ “thèm cả thế giới”
Nhớ những món ăn đường phố
Sau khi thành phố Hà Nội thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch bệnh, yêu cầu người dân không ra ngoài nếu không thực sự cần thiết, nhiều dịch vụ tạm đóng cửa, các quán ăn chỉ được phép bán mang về... Nhiều bạn trẻ bày tỏ sự nhớ nhung về các món ăn đường phố và những buổi được la cà quán xá.
![]() |
Nhiều bạn trẻ nhớ đồ ăn hàng quán, giờ chỉ còn biết mở ảnh ra xem lại... cho thỏa cơn thèm |
Nghĩ lại những ngày vẫn còn được la cà quán xá, nhiều bạn trẻ cảm thấy thời gian đó… "nhàn ghê!", sáng thì mua vội ổ bánh mì, cái bánh bao vừa nhanh vừa tiện; Trưa cùng bạn bè đi dọc phố phường gọi một tô bún đầy; Tối nào “đẹp trời” thì la cà mấy quán ăn vặt. Những hôm “lương huynh" ghé thăm, một nhóm liền rủ nhau nhấc điện thoại đặt chỗ nhà hàng lẩu nướng...
Thế mà đại dịch kéo đến, nhà hàng là một trong những nơi phải đóng cửa đầu tiên, chẳng còn được bạn hỏi “Ăn gì bây giờ?” mà vô tư trả lời “Ăn gì cũng được!”.
Tạ Khánh Huyền (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) thời gian này ngày nào cũng đau đầu vì không biết “hôm nay ăn gì?”. “Ngày hai bữa đặt đồ giao về, mình thấy bất tiện kinh khủng. Mấy quán quen ăn hoài cũng ngán. Hôm nào đổi sang quán lạ, mà đồ ăn không hợp khẩu vị là thấy mất hết năng lượng. Chưa kể món ăn đến tay thì đã nguội rồi”, Khánh Huyền cho biết.
![]() |
Cuối tuần, nhiều bạn trẻ vào bếp chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn không kém gì nhà hàng |
Nguyễn Thị Quỳnh Trang (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Trong tình hình dịch căng thẳng, mỗi người dù là nhiều hay ít cũng đều phải thay đổi sở thích cá nhân. Hy vọng, mọi người cùng ở nhà thực hiện theo chỉ đạo của thành phố. Một thời gian nữa, tình hình dịch bệnh khả quan hơn, ai cũng có thể vi vu khắp nơi thưởng thức món ăn yêu thích”.
Thay đổi thói quen…
Vốn không thích vào bếp tự nấu nướng, thời gian này, Vũ Thị Lan Anh (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phải thường xuyên nấu cơm mang đi làm. Lan Anh cho rằng, việc gọi đồ ăn bên ngoài liên tục sẽ rất tốn kém. Vì vậy, cô nàng quyết định tự nấu cơm để tiết kiệm chi tiêu trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn.
![]() |
Mỗi ngày một món, Lan Anh dần hình thành cho mình thói quen tự vào bếp nấu nướng |
![]() |
![]() |
Vào bếp nhiều, Lan Anh lại thành… nghiện. Mỗi ngày một ý tưởng nấu nướng, Lan Anh liên tục lên mạng tìm hiểu thêm và nấu nhiều món ăn mới để mọi người trong phòng cùng thưởng thức.
“Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, để an toàn, ít tiếp xúc, mình đã nấu cơm tại nhà rồi mang đi làm. Nấu nhiều tự dưng mình thấy thú vị. Sau dịch, mình cũng sẽ tự nấu nướng mà không ra hàng quán ăn nữa", Lan Anh chia sẻ.
Mong sớm hết dịch
Hầu hết các bạn trẻ đều bày tỏ mong muốn tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát để có thể thỏa sức ăn uống bên ngoài. Theo Nguyễn Ngân (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội), việc ăn uống không chỉ để giải quyết nhu cầu cá nhân, mà đôi khi còn là sự gắn kết trong mối quan hệ bạn bè, tình cảm hay công việc.
“Cũng là một món ăn nhưng khi ta ăn cùng bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác thì món ăn đó sẽ trở nên đặc biệt và ý nghĩa hơn. Ngoài ra, khi đi ăn cùng nhau, mọi người dễ chia sẻ hay tìm kiếm được nhiều cơ hội phát triển hơn”, Nguyễn Ngân nói.
![]() |
Trà, cà phê, đồ uống… được thương nhớ không kém gì đồ ăn |
Không chỉ hoài niệm về nhà hàng, quán ăn, nhiều bạn trẻ giờ này chắc hẳn đang rất nhớ những buổi chiều cà phê lộng gió cùng nhiều món đồ uống “full-topping” đủ màu sắc; Những tiệm trà chanh ngồi cả ngày cũng không kể hết chuyện; Những cây kem mát lạnh, chỉ cần gọi một tiếng thì trong nhóm bạn thân không thiếu một ai…
Vì nhớ nhung những ngày tháng thoải mái tụ tập bạn bè nên các bạn trẻ cùng kêu gọi nhau thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của thành phố, ở nhà phòng chống Covid-19 để tình hình dịch bệnh nhanh được kiểm soát, mọi người lại được trở lại trạng thái bình thường.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

5.000 sinh viên tham gia Ngày hội “Sinh viên 5 tốt” lần thứ VI

Bình Dương chúc mừng đại biểu dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

Lan tỏa tinh thần Trường Sa, ý chí DK1

Hoa khôi trường Công nghiệp và hành trình vượt qua giới hạn bản thân

Phú Yên thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Bác sĩ trẻ và những sáng kiến vì cộng đồng

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh

Trao tặng 50 bức ảnh phục dựng đến gia đình liệt sĩ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát
