“Ông bố” 8X của…hàng ngàn em bé
![]() |
Tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, có một gương mặt bác sĩ còn rất trẻ, anh được mệnh danh là “cứu cánh” cho rất nhiều gia đình khao khát có những đứa con.
“Bác sĩ mát tay”…
Bác sĩ Nguyễn Việt Quang – Bí thư Đoàn thanh niên Bệnh viện Phụ sản Trung ương - Phó giám đốc Trung tâm Sàn chậu (thuộc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia) sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm nghề Y. Bố anh là GS. TS. Nguyễn Viết Tiến. Ông hiện đang là Thứ trưởng Bộ Y tế - Nguyên giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Mẹ Nguyễn Việt Quang cũng là một thầy thuốc giỏi. Vì làm ngành y nên cả hai ông bà rất bận rộn cho công việc. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Quang đã chứng kiến cảnh hàng ngày đi sớm, về khuya của bố. Anh tâm sự: “Tôi thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của ông, hiểu những hy sinh và cảm thông của mẹ. Tôi như bị “nhiễm” lòng yêu nghề y, từ đó”.
GS. TS. Nguyễn Viết Tiến là một thầy thuốc đam mê công việc. Bản thân ông lại từng đảm đương nhiều chức vụ quan trọng trong ngành vì thế với ông, thời gian thường xuyên vắng nhà lớn hơn gấp nhiều lần thời gian giành cho gia đình. Với Quang, từ nhỏ anh đã quá quen với những cảnh bố luôn không có ở nhà, không chỉ vào những bữa ăn, giờ sum họp, mà cả vào những thời khắc thiêng liêng như dịp nghỉ, dịp lễ tết.
Bác sĩ trẻ Nguyễn Việt Quang “ông bố” 8X của hàng ngàn em bé…
Là con trai một, sinh ra trong gia đình “có điều kiện”, Việt Quang hoàn toàn có thể chọn những trường “hot” để dự thi. Tốt nghiệp THPT Việt Đức (Hà Nội), anh nộp hồ sơ Học viện Quân y. Hoàn thành bậc đại học, Quang về công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Sự nghiệp thầy thuốc gắn bó với sản khoa cùng những khát vọng chữa trị thành công các ca hiếm muộn cũng từ đó, bắt đầu.
Bác sĩ Nguyễn Việt Quang cho biết: "Điều trị hiếm muộn là chuyên ngành khó. Khi đó ở Việt Nam không có nhiều cơ sở y tế đảm đương. Sở dĩ tôi chọn lĩnh vực này, một phần vì đó là nhiệm vụ của các bác sĩ sản khoa, nhưng hơn cả là mong muốn của tôi được nghiên cứu, thử nghiệm ở công việc khó khăn nhất của ngành y có liên quan đến phụ sản. Tôi luôn luôn hy vọng, mình sẽ thành công, áp dụng tốt nhất những khoa học tiên tiến, dựa trên kinh nghiệm quý báu của Việt Nam nhằm mang đến thật nhiều niềm vui cho những cặp vợ chồng hiếm muộn”.
Với quyết tâm và niềm hy vọng đó, chàng trai trẻ dường như đã không quản ngày đêm, thời gian miệt mài để đọc, học, nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu trên sách vở, áp dụng khoa học tại các nước tiên tiến về lĩnh vực thụ tinh nhân tạo cho những cặp vợ chồng vô sinh. Vị bác sĩ trẻ măng với gương mặt “đẹp như sao Hàn” dường như đã dành hết thời gian, quên cả những sở thích cá nhân, đau đáu tâm tư sẽ sớm mang lại tỷ lệ thành công cao cho những cặp vợ chồng vô sinh.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ở tuổi 30, Quang được nhiều bệnh nhân gọi anh với các tên thân thiện “Bác sĩ mát tay”. Nhiều cặp vợ chồng đã nhắc đến anh như một vị cứu cánh cho họ và cho gia đình.
Những em bé mang tên Việt Quang…
Không nhớ nổi mình đã chữa được bao nhiêu ca hiếm muộn để giúp những cặp vợ chồng vô sinh có những đứa con bụ bẫm chào đời, bác sĩ 8X Nguyễn Việt Quang tâm sự: "Hàng ngày tiếp xúc với hàng trăm lượt bệnh nhân, tôi nhận thấy tỉ lệ vô sinh, hiếm muộn của các cặp vợ chồng càng ngày càng gia tăng, đặc biệt độ tuổi vô sinh ngày càng trẻ hóa. Có những đứa con là niềm mơ ước và hạnh phúc của biết bao gia đình nhỏ. Chính vì vậy, tôi quyết tâm theo đuổi học hỏi kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Với những người làm nghề y, hạnh phúc của bệnh nhân cũng chính là hạnh phúc vô bờ của những người làm nghề thầy thuốc”...
Với bệnh nhân hiếm muộn, để có tỷ lệ thành công cao, ngoài kinh nghiệm, kiến thức y khoa, vị bác sĩ này biết rất rõ cần rất sự phối hợp nhiệt thành của bệnh nhân và người nhà. Hầu hết những người đến với Trung tâm hiếm muộn (hiện đặt tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương) đều mang những nỗi lo và tâm tư riêng. Họ vốn là những người thiếu tự tin, tâm lý mệt mỏi vì những ngày mong ngóng có con. Phần lớn trong số họ còn mang theo sự sợ sệt, lo âu do chịu vô vàn những áp lực từ bản thân, gia đình, dòng họ và cả những lời lẽ định kiến thiếu cảm thông của xã hội..
Hiểu điều đó, mỗi lần đến bệnh viện, người ta thường thấy, thay vì những căng thẳng, mệt mỏi hay lạnh lùng của bác sĩ là gương mặt anh tươi rói, đầy sự lạc quan và thân thiện. Bác sĩ trẻ cho rằng: “Tôi hiểu những khó khăn của bệnh nhân hiếm muộn nên cũng không muốn mang trên mình bộ mặt ủ dột hay bi quan. Tôi không muốn “thổi” vào họ những lo lắng bất an, khiến họ khó khăn hơn trong điều trị bệnh hiếm muộn”.
Sự thân thiện, lạc quan, đôi khi còn có cả hài hước, dí dỏm từng là nguồn động viên rất lớn cho nhiều cặp vợ chồng vời vợi nỗi lo âu khi phải bước chân đến nơi hỗ trợ sinh sản, mong sớm có những đứa con chào đời.
Chị Nguyễn Thị Thủy quê ở Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) từng đã có hơn 20 năm đi chữa trị, chạy vạy khắp nơi để có con. Chị được giới thiệu đến vị “bác sĩ 8X mát tay” điều trị. Tháng 8 năm 2017, chị sinh vuông tròn bé trai kháu khỉnh và bụ bẫm. Chị Thủy nói trong niềm hân hoan: Tôi không biết giãi bày như thế nào ngoài lời cảm ơn đến bác sĩ Quang. Ngay từ khi mang bầu cháu, tôi “nung nấu” ý định đặt tên con mình Vũ Việt Quang, để mang tên bác sĩ trẻ ghi nhớ công lao của anh đã giúp gia đình tôi có thêm thành viên như mong đợi.
Với bác sĩ Quang, anh bảo: Mình rất vui khi biết điều này, dù chị Thủy không phải là bệnh nhân đầu tiên đặt tên mình cho con trai họ. Mình cũng biết, đã có nhiều bà mẹ tâm sự khi đẻ con trai đặt tên mình cho em bé. Với mình, đó là niệm hạnh phúc rất lớn, niềm vui vô bờ bến của người làm công việc chữa trị bệnh hiếm muộn…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bài 4: Đoàn Thanh niên đào tạo “ba-lô số” cho người trẻ

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số

Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước

Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ

Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động"

Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh

Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu

Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép
