Tag

Phải đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán

Kinh tế 22/04/2020 17:16
aa
TTTĐ - Bảo đảm an ninh lương thực là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng liên quan đến ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Do đó, việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất cung ứng lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.

Phải đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán

Bảo đảm an ninh lương thực là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng liên quan đến ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng

Bài liên quan

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải bảo đảm an ninh lương thực một cách vững chắc trong mọi tình huống

Thủ tướng yêu cầu tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới

Thủ tướng: Giữ 3,8 triệu ha lúa nhằm đảm bảo an ninh lương thực

Giải bài toán an ninh lương thực và dinh dưỡng đứng trước nhiều thách thức lớn

Đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống

Văn phòng Chính phủ vừa ra Thông báo 163/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về công tác triển khai, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020; giải pháp điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Theo đó, thông báo nêu rõ: Bảo đảm an ninh lương thực là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng liên quan đến ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, bên cạnh đó, thời tiết, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn cũng đang diễn ra tại một số quốc gia và ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đã ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Vì vậy, việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất cung ứng lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.

Việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
Việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng, trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia

Về công tác quản lý, điều hành xuất khẩu gạo thời gian qua, Phó Thủ tướng cho biết vẫn còn bất cập trong tổ chức đăng ký hạn ngạch xuất khẩu gạo tháng 4/2020, cũng như sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa hai Bộ Công thương và Tài chính. Theo Phó Thủ tướng, những bất cập này đã được các cơ quan truyền thông, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, một số địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo phản ánh.

Phó Thủ tướng khẳng định các bất cập nêu trên đã ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm đời sống người dân và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. "Bộ Công thương và Tài chính cần nghiêm túc rút kinh nghiệm để bảo đảm việc triển khai nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo.

Tạm ứng hạn ngạch 100.000 tấn cho doanh nghiệp

Để việc xuất khẩu gạo trong thời gian tới không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi của người sản xuất và các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương cho phép tạm ứng trước hạn ngạch xuất khẩu gạo là 100.000 tấn để xử lý cho các doanh nghiệp có gạo đưa vào cảng trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa đăng ký tờ khai hải quan được xác nhận bởi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính để triển khai thực hiện cụ thể nhiệm vụ nêu trên đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH.

Lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh, Bộ Công thương và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra về việc triển khai nhiệm vụ này, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, không để xảy ra tiêu cực trục lợi chính sách.

Đối với các doanh nghiệp đã được mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo theo hạn ngạch 400.000 tấn của tháng 4/2020, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương thực hiện rà soát, kiểm tra để phát hiện doanh nghiệp khai khống, đăng ký hạn ngạch nhưng chưa có gạo. Trên cơ sở đó xử lý phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.

Trước phản ánh của doanh nghiệp về việc hải quan mở tiếp nhận tờ khai vào nửa đêm, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát lại quy trình, thủ tục bảo đảm công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để lợi dụng chính sách.

Về công tác quản lý, điều hành xuất khẩu gạo thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan để bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống.

Đồng thời, giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan; lưu ý việc xuất khẩu gạo không ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Về việc mua gạo dự trữ quốc gia, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020; cần lưu ý cơ chế giá, thủ tục, ràng buộc giữa các bên để đẩy nhanh tiến độ mua đủ lương thực dự trữ quốc gia.

Về đề xuất cho xuất khẩu gạo nếp (thóc nếp, gạo nếp, tấm nếp) của Bộ Công thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đồng ý và giao các Bộ phối hợp triển khai. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, rà soát sản lượng, nhu cầu trong nước đối với mặt hàng nếp, dự kiến lượng nếp có thể xuất khẩu trong thời gian tới; gửi Bộ Công thương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4.

Đọc thêm

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Lao động - Việc làm

Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

TTTĐ - Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc, tặng quà, động viên người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc Doanh nghiệp

NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc

TTTĐ - Ngày 1/7, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard khởi động chương trình khuyến mãi toàn quốc “Chạm tinh tế - Sống phong cách” nhằm thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc trong nửa cuối năm 2024.
PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 Doanh nghiệp

PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa được vinh danh trong danh sách VIE50 và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng VIE10 ở lĩnh vực Dầu khí - Năng lượng - Điện.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường Doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc.
MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản Doanh nghiệp

MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

TTTĐ - Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022 - 2026, Ngân hàng Quân đội (MB) xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược.
Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam Doanh nghiệp

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam

TTTĐ - Trưa 1/7, tại Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung và ông Shin Dong-bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte.
Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Doanh nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc Tọa đàm bàn tròn với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc trong các lĩnh vực.
AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành Doanh nghiệp

AIIB đầu tư 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do SeABank phát hành

TTTĐ - Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) triển khai gói đầu tư trị giá 75 triệu USD vào trái phiếu xanh do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phát hành.
Xem thêm