Tag

Phải quyết liệt, giải quyết nhanh nhà ở cho công nhân

Muôn mặt cuộc sống 23/05/2024 13:56
aa
TTTĐ - "Nhà ở là vấn đề quan trọng đối với mỗi người lao động nói chung và công nhân, lao động tại các Khu công nghiệp nói riêng, bởi “an cư mới lạc nghiệp” - đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh tại hội nghị gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động sáng 23/5.
Ngày 23/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với công nhân

Theo báo cáo, Hà Nội hiện có 10 Khu công nghiệp và chế xuất, Khu công nghệ cao Hòa Lạc; với 661 doanh nghiệp và khoảng 167.000 lao động; trong đó phần lớn là lao động ngoại tỉnh (chiếm trên 80%). Vấn đề nhà ở cho công nhân lao động còn thiếu so với sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động, đó vẫn là yêu cầu bức xúc hiện nay của đoàn viên, người lao động; công nhân lao động rất mong muốn được mua nhà ở xã hội, với giá cả phù hợp để an cư, lập nghiệp.

Hiện nay, thành phố có 3 khu công nghiệp là: Thạch Thất - Quốc Oai, Thăng Long (huyện Đông Anh), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) có dự án nhà ở đáp ứng gần 20% nhu cầu về chỗ ở của công nhân lao động.

Anh Nguyễn Văn Nam Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á, LĐLĐ huyện Gia Lâm trình bày ý kiến tới Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Anh Nguyễn Văn Nam Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á, LĐLĐ huyện Gia Lâm trình bày ý kiến tới Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Các khu công nghiệp còn lại đều chưa có nhà ở cho công nhân; do vậy, khoảng trên 80% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Trong đó, một số khu nhà trọ diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao...

Tại Hội nghị Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2024, anh Nguyễn Văn Nam (Công ty CP hãng sơn Đông Á) kiến nghị: Sau dự án nhà ở xã hội Khu đô thị Đặng Xá được xây dựng đến nay, không có thêm các dự án xây dựng nhà ở xã hội tương tự trên địa bàn huyện Gia Lâm. Hiện nay, trên địa bàn còn nhiều công nhân viên chức, người lao động ngoại tỉnh có hoàn cảnh khó khăn, lương thấp (đặc biệt là các cặp vợ chồng trẻ) chưa có nhà ở, phải đi thuê trọ.

Do đó, anh Nguyễn Văn Nam đề nghị thành phố quan tâm dự án xây nhà xã hội trên địa bàn huyện Gia Lâm đồng thời tạo điều kiện cho công nhân viên chức, người lao động được mua nhà ở xã hội, có hình thức trả linh hoạt thành nhiều đợt trong nhiều năm và được vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi.

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong giải đáp thắc mắc, kiến nghị của CNLĐ.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong giải đáp thắc mắc, kiến nghị của công nhân lao động

Trả lời những câu hỏi, thắc mắc về vấn đề nhà ở, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết: Nhà ở xã hội là nội dung được thành phố hết sức quan tâm. Hiện nay, Hà Nội có 58 dự án phát triển nhà ở xã hội. Sở Xây dựng Hà Nội đã trình xây dựng 4/5 dự án nhà ở xã hội tập trung. Với tổng 58 dự án, dự kiến sẽ cung cấp khoảng 60 nghìn căn hộ nhà ở xã hội.

Riêng Gia Lâm đang triển khai 1 dự án nhà ở xã hội ở Cổ Bi với quy mô 22ha đang trình phê duyệt. Sau khi phê duyệt sẽ được triển khai đưa nhà ở xã hội vào phục vụ công nhân lao động. Thành phố cũng tạo điều kiện để người lao động mua nhà ở xã hội, trả tiền linh hoạt, ưu đãi, còn vấn đề vay vốn thì sẽ thực hiện theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Hiện nay, việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Thông tư hướng dẫn số 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021 của Bộ Xây dựng, Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 5/11/2019 của UBND thành phố và các quy định pháp luật có liên quan.

Theo Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội, việc đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu mất nhiều thời gian; quy định về thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội chưa rõ ràng… UBND thành phố đã kiến nghị và được Bộ Xây dựng tiếp thu trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Xây dựng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, đất đai nhằm đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Đồng thời, thành phố tiếp tục đề xuất các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua trong năm 2024.

Đối với việc xác định đúng đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, công tác xét duyệt thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư dự án và hiện chủ đầu tư đã cam kết thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 5/11/2019 về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, UBND cấp quận, huyện, thị xã nơi có dự án thực hiện kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần, không đúng đối tượng, không đủ điều kiện được hưởng chính sách thuê, mua nhà ở xã hội; thực hiện đăng tải công khai thông tin các dự án, danh sách các đối tượng được mua, thuê nhà ở xã hội.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong công nhân
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thông tin về vấn đề nhà ở đối với CNLĐ

Làm rõ thêm vấn đề nhà ở xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh thông tin : Nhà ở là vấn đề quan trọng đối với mỗi người lao động nói chung và công nhân lao động (CNLĐ) tại các khu công nghiệp nói riêng, bởi “an cư mới lạc nghiệp”.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhà ở cho CNLĐ. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, Hà Nội triển khai việc này còn chậm, xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong bối cảnh, mọi thủ tục, quy trình như thủ tục đầu tư, thủ tục thuê mua nhà đều được các cơ quan, ban, ngành triển khai rất thận trọng.

Tuy nhiên, nhu cầu của CNLĐ về mua, thuê nhà ở xã hội còn cách xa so với cung ứng của thành phố. UBND thành phố đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho CNLĐ.

Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh, trong năm 2024 và thời gian còn lại của nhiệm kỳ phải khởi công được các khu nhà ở xã hội theo đúng quy hoạch. Các sở, ban, ngành phải xác định đây là món nợ với người lao động với CNLĐ trên địa bàn thành phố.

"Ngoài chính sách của Trung ương, tới đây khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, chúng ta có thêm quyền nhất định để ban hành một số cơ chế đặc thù về hỗ trợ cho phúc lợi xã hội nói chung. Trong đó có chính sách hỗ trợ để người lao động có thể thuê, mua nhà ở xã hội. Bên cạnh các chế độ chính sách của Trung ương, thành phố, UBND TP Hà Nội mong muốn lao động Thủ đô thành phố đồng hành cùng thành phố để giúp người lao động được tiếp cận nhà ở xã hội bởi một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Công đoàn là phải làm sao để người lao động khi tham gia vào tổ chức Công đoàn cảm thấy được chăm lo, bảo vệ, được quan tâm với những hoạt động thiết thực" - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Đọc thêm

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ Muôn mặt cuộc sống

Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ

TTTĐ - Dưới cái nắng nóng oi ả của Thủ đô Hà Nội, dòng người vẫn ùn ùn kéo về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai thấy mệt mỏi, hàng nghìn trái tim chung một niềm thổn thức, chỉ một lòng muốn được vào vĩnh biệt người lần cuối.
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du Muôn mặt cuộc sống

"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du

TTTĐ - Đối với các huyện Thạch Thất, Ba Vì và Thị xã Sơn Tây (vẫn thường được gọi là Xứ Đoài xưa), hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn gần gũi, đáng kính. Sự ra đi của "Bác Trọng" để lại niềm tiếc thương khôn xiết cho Đảng viên, Nhân dân Xứ Đoài.
Dòng người như vô tận tiễn biệt Tổng Bí thư sáng 26/7 Muôn mặt cuộc sống

Dòng người như vô tận tiễn biệt Tổng Bí thư sáng 26/7

TTTĐ - Sáng 26/7, hàng nghìn người dân đã có mặt tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông và Nhà văn hoá thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh) xếp hàng, nhiều người thậm chí đã thức trắng đêm kiên nhẫn chờ xếp hàng với chung một mong muốn sớm được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư.
Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Ngay từ sớm, lực lượng Công an TP Hà Nội đã triển khai phương án chốt trực ở khu vực Nghĩa trang Mai Dịch (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư Nhịp sống phương Nam

TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư

TTTĐ - Ngày cuối cùng được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất đông người dân tại TP HCM đã tranh thủ sắp xếp công việc, xếp hàng từ sớm trước cổng Dinh Độc Lập, đợi đến lượt vào viếng cố Tổng Bí thư.
Xem thêm