Phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu
350 Đại biểu tham dự Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI |
- Xin ông cho biết điểm nhấn quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới của nhiệm kì 2015-2020 vừa qua?
Trong nhiệm kì vừa qua, huyện ủy, UBND huyện Dầu Tiếng đã triển khai giai đoạn 2 trong chương trình xây dựng Nông thôn mới được khởi động từ năm 2011 trên cơ sở kế thừa những thành tựu giai đoạn 1 từ 2011-2015. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, huyện Dầu Tiếng được công nhận là huyện nông thôn mới. 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô trò chuyện với ông Nguyễn Phương Linh - Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng, Bình Dương |
Giai đoạn 2015-2020, huyện Dầu Tiếng tiếp tục chỉ đạo các xã thực hiện chương trình Nông thôn mới nâng cao và tiến tới Nông thôn mới kiểu mẫu. Đến giờ này, đã có 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 4 xã nữa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
- Trong nhiệm kì tới, các cấp lãnh đạo đã có chỉ đạo như thế nào để tiếp tục phát triển Nông thôn mới trên địa bàn huyện, thưa ông?
Trong nhiệm kì 2020-2025, vừa qua nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Dầu Tiếng lần thứ V đã đưa ra mục tiêu phấn đấu cố gắng đến năm 2025 huyện sẽ đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó có từ 1-3 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu và tất cả các xã đạt nông thôn mới nâng cao.
Trong phát triển nông thôn mới nâng cao chúng tôi sẽ kết hợp với chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, nông dân, nông thôn để cho bộ nông thôn ngày càng phát triển đồng bộ và nhanh hơn. Bên cạnh đó gắn liền với dự án nông nghiệp kĩ thuật cao, nông nghiệp kĩ thuật đô thị gắn với chế biến và bảo vệ môi trường.
Huyện Dầu Tiếng phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu vào vào năm 2025 |
- Xin ông cho biết huyện có sự định hướng ra sao để phát triển nông nghiệp kĩ thuật cao?
Trong nhiệm kì tới chúng tôi vẫn xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo vì đại bộ phận dân số sống dựa vào nông nghiệp. Thực ra chúng tôi hiện nay đang thực hiện phương thức nông nghiệp truyền thống là chính, gắn liền với trồng cây cao su. Trong tình hình giá mủ cao su suy giảm liên tục từ năm 2012 đến nay thì huyện Dầu Tiếng bắt đầu tái cơ cấu từ năm 2015.
Chẳng hạn chuyển dần một số vùng đất trồng cao su kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác. Chẳng hạn như trồng cây ăn quả có múi và các loại quả khác. Vừa qua, Công ty cao su Dầu Tiếng đã có liên doanh với công ty U&I trồng thí điểm giai đoạn 2017-2020 trồng khoảng 100ha chuối khu nông trường Thanh An bắt đầu đem lại hiệu quả và có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới.
Đây là dự án mang tính động lực, sau khi sơ kết, dự kiến trong nhiệm kì 2020-2025, Công ty cao su Dầu Tiếng tiếp tục nhân rộng mô hình này ra với quy mô khoảng 2.000ha ở khu vực ven kênh Phước Hòa. Ngoài ra, nông nghiệp kĩ thuật cao chưa phát triển được nhiều, chủ yếu trồng cây ăn quả có múi theo hướng thí điểm vì đây là vùng đất so với các địa phương bạn có lẽ là phù hợp với cây chuối nhiều hơn. Còn riêng cây ăn quả có múi thì không lợi thế bằng khu vực ĐBCSL hoặc vùng đất đỏ bazan.
Huyện Dầu Tiếng sẽ tiếp tục phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của địa phương |
- Thế còn về vấn đề phát triển du lịch địa phương thì sao, huyện có những chỉ đạo như thế nào để biến đây trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thưa ông?
Trong nhiệm kì 2015-2020, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV đã đưa ra chương trình phát triển du lịch. Lấy công trình dự án Núi Cậu làm trọng tâm. Tuy nhiên, chương trình chưa thực hiện được. Nhiệm kì 2020-2025, huyện Dầu Tiếng tiếp tục khởi động lại, tập trung hơn, xúc tiến mạnh hơn chương trình phát triển du lịch trên địa bàn huyện, nhất là du lịch gắn với thế mạnh của huyện.
Chúng tôi vẫn lấy dự án khu sinh thái Núi Cậu làm trọng tâm, bên cạnh đó kết hợp một số khu du lịch gắn với liền với 19 di tích trên địa bàn. Có thể kể đến di tích lịch sử Kiến An, di tích B52, di tích thời Pháp thuộc… Đồng thời gắn liền dự án phát triển cây ăn quả có múi tạo thành chuỗi liên kết giữa các khu du lịch với Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, Núi Bà Đen… như vậy sẽ làm du lịch Dầu Tiếng phát triển mạnh hơn.
Đặc biệt trong thời gian qua được sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành của tỉnh, các hoạt động du lịch của Dầu Tiếng có những khởi sắc mới, nhất là những loại hình du lịch dã ngoại đã có những chiều hướng phát triển rất tốt. Đây là tín hiệu mừng để Dầu Tiếng tiếp tục có những định hướng, ban hành quy chế để làm sao loại hình du lịch này ngày càng phát triển nhiều hơn.
- Theo ông đánh giá thì loại hình du lịch nào phù hợp nhất với huyện Dầu Tiếng hiện nay?
Huyện Dầu Tiếng xác định du lịch sinh thái mà một trong những loại hình du lịch phù hợp nhất, gắn liền với lợi thế của địa phương. Dầu Tiếng là một vùng có núi, có hồ, có rừng, đặc biệt trong các tỉnh Đông Nam Bộ ít có nơi nào có địa thế được như vậy. Cự li Dầu Tiếng khách TP Hồ Chí Minh không quá xa. Hai điều đó cho phép Dầu Tiếng lựa chọn mô hình du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường, gắn liền với hoạt động dã ngoại làm thế mạnh của mình.
Để khai thác lĩnh vực du lịch này, huyện Dầu Tiếng trong quá trình thực hiện các quy hoạch khu du lịch sinh thái Núi Cậu, đơn vị chủ đầu tư dự án phát triển du lịch này cũng đã thành lập những tổ hợp du lịch gắn liền với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn liền với bảo vệ môi trường.
Đó là loại hình thế mạnh của Dầu Tiếng.
- Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!