Tag

Phấn đấu xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mạnh của dân tộc

Kinh tế 26/03/2025 22:00
aa
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng đến xây dựng các doanh nghiệp mạnh của dân tộc; tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn trong nước tham gia các dự án trọng điểm quốc gia.
Doanh nghiệp nhà nước phải tiên phong tăng tốc, bứt phá tăng trưởng Lan tỏa tinh thần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong những năm tới, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong những năm tới, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá - Ảnh: VGP/Hải Minh

Chiều 26/3, tại Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tham dự hội thảo "Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với việc sản xuất ô tô trong nước, phát triển hệ thống đường sắt", do Bộ Công thương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức.

Tham luận tại hội thảo tập trung làm rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, thách thức và đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô và đường sắt; góp phần cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu và thiết bị cho nhiều ngành sản xuất như xây dựng, ô tô, điện tử, năng lượng, hàng không và nhiều lĩnh vực khác.

Thời gian vừa qua, nhận thức được sự quan trọng của ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành.

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế toàn cầu, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thì các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội lớn.

Theo nhận định của các chuyên gia, từ nay đến năm 2030, nhu cầu thị trường cơ khí khoảng 310 tỷ USD, riêng nhu cầu thị trường ô tô là 120 tỷ USD nhưng hiện Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 1/3. Việt Nam cũng đang tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, thu hút thêm nhiều dự án FDI khi có nhiều khách hàng nước ngoài sang Việt Nam để tìm nhà cung cấp mới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam trong bối cảnh đơn hàng toàn cầu suy giảm vì tác động của suy thoái kinh tế thế giới.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đánh giá ngành công nghiệp hỗ trợ của nước ta đã có những bước phát triển tích cực, song còn nhiều hạn chế, chưa đạt được các mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng được yêu cầu về cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một số ngành có tỉ lệ nội địa hóa cao như sản xuất xe máy, có loại tới 60-70%, thậm chí 90%, song nhìn chung tỉ lệ nội địa hóa nhiều sản phẩm còn thấp, phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu và linh kiện nhập khẩu, trong đó ngành dệt may nhập 70-80%, ngành ô tô đạt tỉ lệ nội địa hóa khoảng 7-10%, còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu 60% đặt ra từ năm 2010.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước chiếm tới 2/3 số cơ sở sản xuất, sử dụng 60% lực lượng lao động, song chỉ chiếm chưa đầy 10% vốn đầu tư.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong những năm tới, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhiều cơ hội để đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá khi có nhiều quyết sách lớn như Nghị quyết 29 năm 2022 của Trung ương, Nghị quyết 23 năm 2018 cùng với Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị, sắp tới là Đề án phát triển kinh tế tư nhân.

Phấn đấu xây dựng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mạnh của dân tộc
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tham dự hội thảo "Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí Việt Nam gắn với việc sản xuất ô tô trong nước, phát triển hệ thống đường sắt" - Ảnh: VGP/Hải Minh

Bên cạnh đó, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Việt Nam cũng đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Quy hoạch cấp quốc gia đã định hướng phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, với nhiều lợi thế về không gian kinh tế, kết nối, phát triển mọi loại hình giao thông, tập trung vào các ngành sản xuất công nghiệp, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ thương mại và logistics.

Quy hoạch đồng bằng sông Hồng được định hướng phát triển theo vùng động lực và cực tăng trưởng, tập trung phát triển công nghiệp điện tử, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ. Trong khi đó, quy hoạch tỉnh Quảng Ninh cũng có 6/8 cụm công nghiệp đã thành lập và 12/28 cụm công nghiệp được quy hoạch thành lập gắn với lĩnh vực cơ khí.

Để phát triển mạnh mẽ và bền vững ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là cơ khí, Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải có những đột phá về cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ; có các giải pháp mới về ưu đãi thuế, đất đai, tín dụng, thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Cần nâng cao năng lực mọi mặt của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, hướng đến xây dựng các doanh nghiệp mạnh của dân tộc; tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn trong nước tham gia các dự án trọng điểm quốc gia; hình thành hệ sinh thái doanh nghiệp và chuỗi cung ứng nội địa vững mạnh, từ đó phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có chính sách vượt trội để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu trong chuỗi sản xuất, cung ứng.

Quy hoạch nguồn nhân lực và xây dựng các chương trình đào tạo phải đón đầu và bắt kịp các xu thế phát triển, gắn chặt với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong "kỷ nguyên mới"; khuyến khích các mô hình hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực gắn với công nghiệp hỗ trợ.

Các chương trình, dự án về công nghiệp hỗ trợ phải có sản phẩm cụ thể và phải có tính lan toả tích cực; cần tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2025 để quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn tiếp theo có tính khả thi, hiệu quả cao, có trọng tâm, trọng điểm.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tích cực tham mưu về chính sách, lĩnh vực, sản phẩm, đối tác cụ thể để Việt Nam có thể tranh thủ thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ, để đưa vào các khuôn khổ, cơ chế, thoả thuận hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm cơ hội, thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua việc triển khai mạnh mẽ "ngoại giao công nghệ", "ngoại giao tập đoàn" nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận, nhận chuyển giao công nghệ cao, tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phó Thủ tướng tin tưởng, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực và tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp, ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ vươn mình, phát triển mạnh mẽ, đóng góp xứng đáng vào những thành tựu phát triển của đất nước.

Đọc thêm

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống Doanh nghiệp

ROX Group 29 năm bền bỉ sáng tạo giá trị thuận ích cho cuộc sống

TTTĐ - Xuyên suốt quá trình phát triển, sứ mệnh kiến tạo giá thị thuận ích luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ROX Group. Doanh nghiệp mang đến các sản phẩm, dịch vụ chất lượng đồng thời khuyến khích khách hàng, cộng đồng theo đuổi lối sống văn minh, hài hòa cả về thể chất và tinh thần.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, hỗ trợ việc làm cho người lao động Lao động - Việc làm

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, hỗ trợ việc làm cho người lao động

TTTĐ - Trong tháng 4/2025, thành phố Hà Nội đã tạo việc làm mới cho 31.454 người lao động. Tính trong 4 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động, đạt 52,1% kế hoạch năm 2025.
Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 139/NQ-CP ban hành Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 198/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân (Kế hoạch).
Thiên Long tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 68 Doanh nghiệp

Thiên Long tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 68

TTTĐ - Sáng 18/5, tại toà nhà Quốc hội (Hà Nội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Tập đoàn Thiên Long là một trong số doanh nghiệp tiêu biểu tham gia sự kiện quan trọng này.
Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định Nông thôn mới

Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định

TTTĐ - Xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024.
Cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng với các doanh nhân Doanh nghiệp

Cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng với các doanh nhân

Sáng 18/5, ngay tại Hội nghị quán triệt và triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, trước sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp trao đổi, giải đáp một số ý kiến, đề xuất của lãnh đạo, đại diện cộng đồng doanh nghiệp tư nhân.
Gỡ nút thắt để cà phê, trà Việt Nam vươn tầm quốc tế Thị trường - Tài chính

Gỡ nút thắt để cà phê, trà Việt Nam vươn tầm quốc tế

TTTĐ - Tại hội thảo "Cà phê Việt Nam: Tăng lợi ích cho người trồng, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu" trong khuôn khổ Lễ hội "Tôn vinh cà phê Việt" do Báo Người Lao động tổ chức, nhiều chuyên gia đã hiến kế giúp tăng giá trị, thúc đẩy phát triển ngành.
Khoa học công nghệ - nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới Doanh nghiệp

Khoa học công nghệ - nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới

TTTĐ - "Chìa khóa" để bước vào kỷ nguyên mới được Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) xác định chỉ có một, đó chính là khoa học công nghệ.
Tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu Kinh tế

Tạo động lực, truyền cảm hứng cho doanh nhân và phát động toàn dân thi đua làm giàu

Sáng 18/5, trình bày chuyên đề tại Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng "thương trường là chiến trường", cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các thương nhân - chiến sĩ trên mặt trận kinh tế và phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu trên phạm vi cả nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ra mắt thương hiệu VCBNeo và ứng dụng số NeoOne Doanh nghiệp

Ra mắt thương hiệu VCBNeo và ứng dụng số NeoOne

TTTĐ - Vietcombank ra mắt thương hiệu mới VCBNeo và ứng dụng ngân hàng số NeoOne, đánh dấu bước tiến số hóa toàn diện trong hệ sinh thái Vietcombank.
Xem thêm