Phấn khởi tìm ra hướng bảo tồn phù hợp, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long
Góp phần nhận thức sâu sắc, toàn diện giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long |
Đồng chí Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ: Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, trao đổi học thuật và chuyên môn chuyên sâu, Hội thảo khoa học Quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội” do UBND thành phố Hà Nội phối hợp Văn phòng UNESCO Hà Nội và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước Di sản Thế giới (1972 - 2022) và 20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (2002 - 2022) đã thành công tốt đẹp.
Đồng chí Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu bế mạc Hội thảo |
Chúng tôi rất vui mừng khi Hội thảo đã nhận được sự quan tâm của các chuyên gia UNESCO, ICOM, ICOMOS, các chuyên gia Pháp, Italia, Nhật Bản, Anh; Các đại biểu đại diện cho Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch; Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; Các Bộ, ngành cơ quan Trung ương, thành phố Hà Nội, các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, các Bảo tàng, các Khu di sản Thế giới của Việt Nam cùng nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực Lịch sử, Khảo cổ, Hán Nôm, văn hóa, mỹ thuật, bảo tồn, bảo tàng, di sản... các cơ quan báo chí, truyền hình.
Thành công lớn của Hội thảo là chúng ta đã đưa ra được bản Tuyên bố Hà Nội 2022 về bảo tồn di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Đại biểu tham dự Hội thảo |
Đồng chí Chử Xuân Dũng khẳng định: Đây cũng là một trong những căn cứ, định hướng cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Các giá trị di sản đã được xác định phải đóng vai trò là tiêu chí cốt lõi trong việc đánh giá phương án phát triển để cho phép sự đồng thời giữa các giá trị truyền thống và các yêu cầu của cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đồng thời, đồng chí cũng lưu ý, để hiện thực hóa, tầm nhìn chúng ta cần chuyển hướng từ tiếp cận bảo tồn di sản dựa trên các quy tắc cứng nhắc sang cách tiếp nhận dựa trên giá trị và tính bền vững bao trùm hơn theo tinh thần của Công ước Di sản Thế giới 1972.
Chúng ta, những người làm công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn di sản... rất phấn khởi khi đồng lòng cùng nhau tìm ra được những hướng đi phù hợp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững các Di sản Thế giới ở Việt Nam trong đó có di sản Hoàng thành Thăng Long.