Tag

Phật giáo đồng hành cùng Thủ đô phát triển

Muôn mặt cuộc sống 23/08/2024 10:30
aa
TTTĐ - Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo (GHPG) Thủ đô đã đồng hành cùng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và Nhân dân Hà Nội tiến hành công cuộc đổi mới trong tinh thần hòa hợp, đoàn kết theo phương châm “phụng đạo, yêu nước”.
Giáo hội Phật giáo TP HCM trao quỹ "Vì người nghèo", "Vì biển đảo quê hương" Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Minh Hóa chung tay vì trẻ em biên cương

Mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc

Tại Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra sáng 23/8, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Công dân Thủ đô ưu tú, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, khẳng định: Giáo hội Phật giáo Thủ đô đã kế thừa truyền thống hơn hai nghìn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc và đã có những đóng góp thiết thực vào đời sống xã hội, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.

Trong lịch sử phát triển, Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản văn hóa vật chất và tinh thần có giá trị đặc sắc. Khối di sản này bao gồm hệ thống không gian, kiến trúc nghệ thuật chùa tháp, các tác phẩm điêu khắc tượng thờ, tranh thờ Phật giáo, hoành phi, câu đối, đồ thờ cúng, nhạc khí... cùng những giá trị tư tưởng, triết lý nhân văn sâu sắc về cuộc sống, đạo đức, âm nhạc và nhiều nghi lễ Phật giáo.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm- Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Công dân Thủ đô ưu tú, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội tham luận
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Công dân Thủ đô ưu tú, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội tham luận tại đại hội (Ảnh: Hồng Mạnh)

Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc với những đặc trưng khiêm cung, giản dị, hài hòa, cân đối, vừa phù hợp với không gian tâm linh, vừa gắn bó hữu cơ với cảnh quan chung. Từng bộ phận kiến trúc, pho tượng, bức tranh, đồ thờ tự... trong các ngôi chùa đều là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ. Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào kho tàng văn hóa phong phú và độc đáo của dân tộc.

Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết: Nền giáo dục của Phật giáo mang đậm tính nhân văn, triết lý nhân quả, giúp cho mọi người có niềm tin chân chính, quyết tâm thực hành chính pháp để trở thành những người có đạo đức với hai phẩm chất nổi bật là từ bi và trí tuệ.

Giáo dục Phật giáo luôn luôn nhắm đến mục tiêu đào tạo con người hướng thiện, đem đến lợi lạc cho tha nhân, cùng cộng đồng xã hội chung tay xây dựng nền hòa bình, thịnh vượng, xã hội ngày càng văn minh.

Góp phần đưa con người đến “chân - thiện - mỹ”

“Tư tưởng nhập thế Phật giáo đã góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức con người, đưa con người đến cuộc sống “chân - thiện - mỹ”, từ đó làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam”, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm chia sẻ.

Công tác từ thiện xã hội là những hoạt động thật sự đạo đức, mang tính tích cực và trong sáng, thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội. Vì thế, công tác này được Giáo hội quan tâm sâu sắc.

Tham luận được minh hoạ bằng hình ảnh
Tham luận được minh họa bằng số liệu, hình ảnh (Ảnh: Hồng Mạnh)

Tăng, ni, phật tử và các chùa, tự viện, các thành viên thực hiện công tác từ thiện thường xuyên, liên tục, kịp thời. Hệ thống các cơ sở Tuệ Tĩnh đường, hơn 30 phòng chẩn trị Y học dân tộc đang hoạt động có hiệu quả, khám và phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng…

Giáo hội Phật giáo Thủ đô đã quan tâm hướng dẫn tín đồ, phật tử sinh hoạt theo đúng chính pháp, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, đáp ứng nhu cầu tâm linh của đông đảo Nhân dân, làm cho tăng ni, phật tử ở trong và ngoài nước tin tưởng vào đường hướng hành đạo của Giáo hội, góp phần làm cho Giáo hội ngày càng phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc.

Với tư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, Giáo hội Phật giáo Thủ đô, tăng, ni, phật tử luôn gắn bó với chính quyền và các tầng lớp Nhân dân trong mọi hoạt động xã hội, thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Gắn bó chặt chẽ giữa đạo với đời

Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội chia sẻ: Các ban trị sự các quận, huyện, thị xã thường xuyên động viên tăng, ni, phật tử tại địa phương hoàn thành tốt các phong trào thi đua yêu nước, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trên địa bàn khu dân cư, tham gia các đoàn thể, các hoạt động xã hội, vì lợi ích của đất nước và dân tộc.

Phật giáo
Tư tưởng nhập thế Phật giáo đã góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức con người, đưa con người đến cuộc sống “chân - thiện - mỹ” (Ảnh: Hồng Mạnh)

Nhiều vị chức sắc tăng, ni được người dân tin tưởng bầu là đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp để vận động Nhân dân, phật tử xây dựng đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội. Các vị tăng, ni còn tích cực tham gia truyền bá Phật pháp tại vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo để tinh thần Phật giáo tiếp tục được lan tỏa nơi phên dậu của Tổ quốc.

Đại hội đại biểu Phật giáo Thủ đô nhiệm kỳ 2022-2027 đã đề ra 9 mục tiêu để phát triển và đồng hành cùng dân tộc. Để thực hiện những mục tiêu này, Giáo hội Phật giáo thành phố thực hiện đúng theo tinh thần “Duy tuệ thị nghiệp” và “phục vụ chúng sinh là cúng dàng chư Phật" mà Đức Phật đã dạy.

Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội cho hay, một trong những định hướng thực hiện là: Hoạt động từ thiện phải dựa trên tinh thần tứ vô lượng tâm “từ bi, hỷ xả”; chấn hưng Phật giáo trên nền tảng văn hoá dân tộc; chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, chùa chiền, tịnh xá, cơ sở thờ tự đồng đều trên khắp mọi vùng, miền, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng tâm linh Phật giáo.

Giáo hội chú trọng hơn về nội dung của tăng sự, giáo dục, hoằng pháp, văn hóa, truyền thông để Phật giáo đi vào đời sống có chiều sâu hơn, vững bền hơn; tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động làm lợi đạo, ích đời, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội; tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để tăng ni và đồng bào phật tử ở trong và ngoài nước cùng mọi tầng lớp Nhân dân hiểu rõ và thực hiện, gắn bó chặt chẽ giữa đạo với đời, giữa Giáo hội với đất nước.

Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm: Ngày nay các điểm du lịch tâm linh thường gắn với đền, chùa, lăng tẩm và lễ hội. Thủ đô Hà Nội gần 500 ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia. Đây chính là những điểm thu hút du khách tới tham quan, chiêm bái, nghe pháp và trải nghiệm đời sống thiền tu. Các điểm hành hương tâm linh còn tạo ra việc làm cho hàng nghìn người ổn định cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội.

Phật giáo đã giúp giảm gánh nặng cho xã hội bằng việc chung tay giúp đỡ những người gặp nhiều khó khăn sớm vượt qua để ổn định cuộc sống thông qua công tác xã hội như khám chữa bệnh miễn phí tại một số chùa, tự viện trên cả nước, đào tạo miễn phí dạy nghề và giới thiệu việc làm cho hàng nghìn học viên.

Đọc thêm

Hải Phòng: Người phụ nữ định nhảy cầu Bính quyên sinh Xã hội

Hải Phòng: Người phụ nữ định nhảy cầu Bính quyên sinh

TTTĐ - Lực lượng công an vừa kịp thời ngăn chặn người phụ nữ quyên sinh ở cầu Bính (Hải Phòng).
Thống kê ấn tượng "Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh" Muôn mặt cuộc sống

Thống kê ấn tượng "Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh"

TTTĐ - Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động ý nghĩa, chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã đi đến bế mạc. Sự kiện thu hút hàng chục nghìn lượt người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm, trải nghiệm.
Ninh Thuận: Thắp sáng ước mơ hoàn lương tại Trại giam Sông Cái Xã hội

Ninh Thuận: Thắp sáng ước mơ hoàn lương tại Trại giam Sông Cái

TTTĐ - Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Công an tỉnh Ninh Thuận tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” năm 2024 tại Trại giam Sông Cái.
Ngôi làng gần một thế kỷ "giữ hồn" cho lá cờ Tổ quốc Muôn mặt cuộc sống

Ngôi làng gần một thế kỷ "giữ hồn" cho lá cờ Tổ quốc

TTTĐ - Khi cả nước đang chung bầu không khí hân hoan hướng tới kỷ niệm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024) cũng là lúc những người thợ may cờ Tổ quốc của làng nghề Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) bước vào cao điểm sản xuất, hối hả làm việc để kịp cung ứng cho ngày lễ lớn.
Dư vị của “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” Muôn mặt cuộc sống

Dư vị của “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh”

TTTĐ - Với hàng loạt hoạt động, chương trình, “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã đọng lại trong lòng người dân và du khách với nhiều cảm xúc, những ấn tượng riêng biệt, khó phai.
Quảng Ninh: ABU Robocon 2024 gọi tên Hong Kong (Trung Quốc) Muôn mặt cuộc sống

Quảng Ninh: ABU Robocon 2024 gọi tên Hong Kong (Trung Quốc)

TTTĐ - Chiều 25/8, tại Nhà thi đấu đa năng của Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh thuộc phường Đại Yên, TP Hạ Long đã diễn ra Cuộc thi sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương (ABU Robocon) 2024. Đội tuyển Hong Kong (Trung Quốc) đã xuất sắc giành ngôi vô địch, đội Việt Nam 1 giành vị trí Á quân.
"Nâng tầm chuyên môn - Gắn kết dòng tộc - Ổn định, phát triển" Muôn mặt cuộc sống

"Nâng tầm chuyên môn - Gắn kết dòng tộc - Ổn định, phát triển"

TTTĐ - Đó là phương châm hành động được Câu lạc bộ Thầy thuốc họ Ngô Việt Nam báo cáo tại Đại hội lần thứ nhất.
Ký ức về một Thủ đô yêu dấu tại thành phố mang tên Bác Muôn mặt cuộc sống

Ký ức về một Thủ đô yêu dấu tại thành phố mang tên Bác

TTTĐ - Chuỗi sự kiện “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” đã cho những người con đất Thủ đô như có dịp trở về một ký ức đẹp đẽ của nơi mình được sinh ra, được thưởng thức lại những hương vị quà quê gắn với tuổi thơ của biết bao người.
Quyết tâm thực hiện mục tiêu không để ai phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Quyết tâm thực hiện mục tiêu không để ai phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Chiều 25/8, trong chương trình công tác tại tỉnh Lâm Đồng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ tiếp nhận ủng hộ chương trình "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh.
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản cho mai sau Muôn mặt cuộc sống

Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản cho mai sau

TTTĐ - Triển lãm "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản cho mai sau" trong chuỗi hoạt động "Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh" đã thu hút đông đảo giới trẻ tại TP Hồ Chí Minh đến tham quan, tìm hiểu. Đây không chỉ là dịp để các bạn trẻ tìm hiểu sâu hơn về lịch sử mà còn là cơ hội để họ cảm nhận tinh hoa văn hóa và giá trị di sản của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Xem thêm