Phát hiện ca mắc viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2024
Hà Nội đã có trẻ đầu tiên mắc viêm não Nhật Bản Bệnh viêm não Nhật Bản - biểu hiện và cách phòng ngừa Sau cúm A, lo ngại "vào mùa" bệnh viêm não Ghi nhận ca viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2023 |
Đây là bệnh nhân nam, 12 tuổi, địa chỉ tại Phúc Thọ, khởi phát bệnh ngày 31/5/2024 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, đến ngày 1/6 xuất hiện cứng gáy, đi lại loạng choạng.
Ngày 2/6, bệnh nhi được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương, xét nghiệm Mac-Elisa dịch não tủy cho kết quả dương tính với vi rút viêm não Nhật Bản.
Bệnh nhi tiền sử đã tiêm 4 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi cuối ngày 15/6/2019).
Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản tránh nguy cơ nhiễm bệnh và những biến chứng nặng nề cho bệnh mang lại |
Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt.
Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (25-35%) như: Rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường… ở một nửa số người sống sót.
Lý giải về việc bé trai đã tiêm 4 mũi vắc xin nhưng vẫn mắc viêm não Nhật Bản, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, bé trai 12 tuổi nói trên có tiền sử tiêm 4 mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, với vắc xin viêm não Nhật Bản, người dân cần thực hiện tiêm chủng với 3 liều cơ bản, gồm: Mũi 1 tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1-2 tuần; mũi 3 sau mũi 2 là 1 năm. Sau đó, cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Do đó, trường hợp bé trai 12 tuổi đã tiêm mũi cuối vào tháng 6/2019 nên đúng ra 3-4 năm sau phải tiêm tiếp. Do bệnh nhi này chưa tiêm mũi nhắc lại nên đã mắc bệnh. Dù vậy, khi trẻ được tiêm các mũi cơ bản, phần lớn sẽ giảm được mức độ nặng của bệnh.