Tag

Phát triển giao thông công cộng - cơ hội để Hà Nội vươn tầm

Giao thông 31/08/2024 13:19
aa
TTTĐ - Hướng tới mục tiêu giảm áp lực, từng bước hạn chế ùn tắc, tăng cường kết nối, Thủ đô Hà Nội đã chú trọng phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh. Đây chính là “con đường” để Hà Nội vươn tầm phát triển.
Xử nghiêm vi phạm trong tháng cao điểm an toàn giao thông Tăng cường tuần tra, bảo đảm an ninh trật tự Thủ đô Hà Nội: Đảm bảo vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 Phân luồng từ xa nhằm bảo đảm lưu thông cho các phương tiện Tăng cường bảo đảm an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy và an toàn thực phẩm dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Đột phá mạnh mẽ trong xây dựng hạ tầng giao thông

Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia nói chung và của vùng châu thổ sông Hồng nói riêng, có quá trình phát triển hàng ngàn năm. Từ khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, qua 4 lần điều chỉnh địa giới với biến động về dân số, 7 lần được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng, trong đó, định hướng về giao thông vận tải, luôn là những thách thức với phát triển, với quản lý nói chung và giao thông nói riêng.

Thời gian vừa qua, nhiều công trình kết cấu hạ tầng khung giao thông đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng, góp phần nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại.

Đặc biệt, thành phố Hà Nội đang tích cực phối hợp với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô để triển khai các dự án xây dựng đường Vành đai 4, Vành đai 3.5 nhằm cải tạo mở rộng theo quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị hướng tâm; tiếp tục xây dựng đường gom đô thị dọc theo các tuyến cao tốc, quốc lộ, hoàn thiện các tuyến đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, các tuyến đường sắt giao thông đô thị còn lại...

Về giao thông, Hà Nội định hướng đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, thành phố ưu tiên hoàn thành hệ thống đường sắt vành đai và các ga đầu mối, các tuyến kết nối với thành phố phía Bắc, phía Tây.

Phát triển giao thông công cộng - cơ hội để Hà Nội vươn tầm
Thành phố Hà Nội không ngừng nỗ lực nhằm thúc đẩy “xanh hóa” hệ thống giao thông công cộng

Hà Nội cũng định hướng xây dựng mạng lưới đường sắt tại khu vực đô thị trung tâm đảm bảo mật độ các ga tàu có khoảng cách phù hợp dành cho người đi bộ, có thể di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế giao thông cá nhân.

Bên cạnh đó, mạng lưới đường sắt của Hà Nội sẽ kết nối với các trung tâm đô thị trong vùng và các huyện ngoại thành, đi ngầm đối với các đoạn tuyến nằm trong Vành đai 3.5.

Hà Nội cũng dành nguồn lực xây dựng đường sắt 1 ray trên cao (monorail) chạy ven hai bờ sông Hồng. Tuyến đường sắt này sẽ kết nối với những điểm du lịch, cảnh quan và cả khu vực phố cổ.

Ngoài ra, thành phố Hà Nội còn chuẩn bị các điều kiện để phối hợp với Trung ương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đóng vai trò là trục “xương sống”, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị được kỳ vọng không chỉ thay đổi diện mạo đô thị, giải quyết triệt để các vấn đề về ùn tắc giao thông, mà còn thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện công cộng và văn hóa giao thông của người dân.

Trước những nhiệm vụ, yêu cầu đề ra, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng phát triển Hà Nội, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Trong đó, Bộ Chính trị đã thông qua một loạt giải pháp cho công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng giao thông của Hà Nội, tạo nên động lực to lớn để thành phố có những đột phá mạnh mẽ trong thời gian tới.

Để làm tốt công tác quy hoạch, Thủ đô Hà Nội đã tăng cường kết nối vùng, nhất là kết nối giao thông, logistics để phát huy thế mạnh hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, hàng không, đường sắt của Thủ đô Hà Nội; từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Hà Nội với các địa phương trong vùng và cả nước.

Bộ Chính trị cũng thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hòa Lạc; đồng thời, nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai. Tuy nhiên, thành phố cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp, các tác động đến kinh tế - xã hội và những địa phương lân cận để xác định địa điểm đặt sân bay thứ hai; bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của Thủ đô và khu vực đồng bằng Sông Hồng.

Phát triển giao thông công cộng - cơ hội để Hà Nội vươn tầm
Hà Nội đã tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh.

Hướng tới chuyển đổi giao thông xanh

Phát triển hệ thống giao thông công cộng, Hà Nội đã tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh.

Riêng về lĩnh vực chuyển đổi năng lượng xanh, theo đánh giá, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi năng lượng xanh ngành Giao thông vận tải. Theo Sở Giao thông vận tải, Hà Nội hiện là địa phương có nhiều loại hình vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường đang được khai thác nhất trên cả nước, gồm xe buýt CNG và buýt điện; taxi điện; đường sắt đô thị; xe điện hai bánh và xe đạp công cộng.

Hiện tại, Hà Nội có 132 tuyến buýt trợ giá với hơn 2.000 xe buýt, trong đó có 277 xe điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG, chiếm 13,6% tổng số phương tiện. Tỷ lệ "xanh hóa" phương tiện giao thông này là sự cố gắng, nỗ lực của cả doanh nghiệp và thành phố.

Trên địa bàn thành phố cũng có 8 đơn vị tham gia thí điểm hoạt động xe điện bốn bánh với 223 phương tiện, hoạt động khu vực phố cổ Hà Nội, hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, làng cổ Đường Lâm, khu vực chùa Hương và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, phục vụ chủ yếu mục đích tham quan du lịch và nhu cầu đi lại của cán bộ, nhân viên trong khu vực nội Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Liên quan đến lĩnh vực giao thông xanh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết: Thành phố định hướng chuyển đổi các phương tiện xanh, sạch. Trong đó, giai đoạn 2025 - 2030, toàn bộ xe buýt được đầu tư mới, hoặc thay thế xe cũ phải sử dụng năng lượng xanh; thị phần của vận tải công cộng tại Hà Nội phải đạt từ 45 - 50%.

Đến năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.

Phát triển giao thông công cộng - cơ hội để Hà Nội vươn tầm
Hà Nội định hướng đầu tư xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị. Trong đó, thành phố ưu tiên hoàn thành hệ thống đường sắt vành đai và các ga đầu mối, các tuyến kết nối với thành phố phía Bắc, phía Tây.

Để thực hiện hiệu quả công tác đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, Bộ Chính trị đề nghị Hà Nội tiếp tục rà soát, hoàn thiện giải pháp tổ chức thực hiện các quy hoạch. Nhất là giải pháp khai thác, huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển như mở rộng không gian phát triển thông qua xây dựng Vành đai 4, Vành đai 5 và các trục phát triển để khai thác hiệu quả quỹ đất.

Cùng với đó, thành phố khai thác hiệu quả hơn nữa không gian trên cao và không gian ngầm; đẩy mạnh chuyển đổi số, số hoá các quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, hình thành nguồn tài nguyên số.

Hà Nội kế thừa định hướng quy hoạch phát triển đô thị theo mô hình chùm đô thị với đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô, đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái; phát triển đô thị theo mô hình TOD, xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc, tạo động lực phát triển, hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Đồng thời, thành phố cũng cần đánh giá cụ thể các hạn chế, bất cập để thấy rõ nguyên nhân gốc rễ của điểm nghẽn, nút thắt, từ đó có tư duy đổi mới, giải pháp đột phá, chiến lược gắn với lộ trình ưu tiên thực hiện. Giải pháp thực hiện các quy hoạch cần gắn với hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển, gắn với Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đặc biệt, thành phố cần tăng cường phân cấp, phân quyền, cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô; trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước, cơ chế hợp tác công tư, quy hoạch, giao thông...

Có thể thấy rằng, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, quản lý, điều hành của chính quyền, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô công cuộc xây dựng, nâng cao đời sống người dân đã và đang có những bước chuyển mạnh. Tin tưởng rằng, trong tương lai không xa, bằng sự quyết tâm không ngừng nghỉ, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.

Đọc thêm

Sẵn sàng ứng trực bảo đảm an toàn giao thông, giúp đỡ người dân Nhịp điệu cuộc sống

Sẵn sàng ứng trực bảo đảm an toàn giao thông, giúp đỡ người dân

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) triển khai các tổ công tác ứng trực tại các cửa ngõ Thủ đô, quanh khu vực bến tàu, bến xe, nơi nhiều người dân rời Thủ đô về quê bắt đầu kỳ nghỉ lễ dài ngày.
Cao điểm 2/9, sân bay Tân Sơn Nhất có thể đón 125.000 khách/ngày Giao thông

Cao điểm 2/9, sân bay Tân Sơn Nhất có thể đón 125.000 khách/ngày

TTTĐ - Dịp Lễ Quốc khánh năm nay, sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến vào ngày cao điểm 30/8 và 3/9, sân bay sẽ phục vụ 730 chuyến bay/ngày, với khoảng 125.000 khách mỗi ngày.
Nâng cao hiệu quả xử lý xe quá khổ, quá tải Giao thông

Nâng cao hiệu quả xử lý xe quá khổ, quá tải

TTTĐ - Thời gian qua, dư luận xã hội rất bức xúc trước tình trạng xe quá khổ, quá tải “lộng hành” tại nhiều khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó, lực lượng chức năng sẽ kiểm soát chặt chẽ phương tiện vận tải ngay từ nơi bốc xếp hàng hóa, kết hợp với việc thanh tra, kiểm tra của lực lượng chức năng và đầu tư các trạm cân tự động trên các tuyến đường giao thông huyết mạch sẽ giúp nâng cao hiệu quả xử lý xe quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng.
Khuyến khích doanh nghiệp vận tải không tăng giá vé dịp lễ Quốc Khánh Giao thông

Khuyến khích doanh nghiệp vận tải không tăng giá vé dịp lễ Quốc Khánh

TTTĐ - Kỳ nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 năm nay, người lao động được nghỉ 4 ngày. Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân được an toàn, thuận lợi, các bến xe khuyến khích doanh nghiệp vận tải không tăng giá vé và phải tuân thủ quy định kê khai giá cước đầy đủ trong thời gian nghỉ lễ.
Phát động Giải Báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2024 Giao thông

Phát động Giải Báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2024

TTTĐ - Ngày 28/8, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Toyota Việt Nam phát động Giải thưởng “Báo chí tuyên truyền về an toàn giao thông năm 2024” với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”.
Đà Nẵng: Thông xe tuyến đường hơn 93 tỷ đồng Nhịp điệu cuộc sống

Đà Nẵng: Thông xe tuyến đường hơn 93 tỷ đồng

TTTĐ - Được đầu tư hơn 93 tỷ đồng, tuyến đường giao thông kết nối đường ĐT601 và thôn Lộc Mỹ (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) kỳ vọng hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Toàn quốc xảy ra hơn 16.000 vụ tai nạn giao thông trong 8 tháng Giao thông

Toàn quốc xảy ra hơn 16.000 vụ tai nạn giao thông trong 8 tháng

TTTĐ - Trong tháng 8/2024 (tính từ ngày 15/7 đến 14/8), toàn quốc xảy ra 1.801 vụ tai nạn giao thông, làm chết 873 người, bị thương 1.272 người.
Đảm bảo tăng cường đủ phương tiện phục vụ người dân dịp Quốc Khánh Nhịp điệu cuộc sống

Đảm bảo tăng cường đủ phương tiện phục vụ người dân dịp Quốc Khánh

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội vừa thông tin về kế hoạch tổ chức phục vụ vận tải hành khách công cộng trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9).
Xử nghiêm vi phạm trong tháng cao điểm an toàn giao thông Nhịp điệu cuộc sống

Xử nghiêm vi phạm trong tháng cao điểm an toàn giao thông

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 2787/UBND-ĐT về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 và Tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường.
Hơn 7.000 người chết vì tai nạn giao thông trong 8 tháng Giao thông

Hơn 7.000 người chết vì tai nạn giao thông trong 8 tháng

TTTĐ - Ngày 27/8, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia công bố báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn giao thông trong tháng 8 và 8 tháng năm 2024.
Xem thêm