Tag

Phát triển kinh tế-văn hóa gắn với bảo tồn di sản địa chất

Du lịch 12/09/2024 12:27
aa
TTTĐ - Ngày 12/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Công viên địa chất Non nước Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng).
Quy hoạch xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Công bố quy hoạch Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn đến 2030 Thủ tướng dự lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, mạng lưới công viên địa chất toàn cầu có những đóng góp thiết thực trong việc tăng cường gắn kết, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản đặc biệt – di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa... - Ảnh: VGP/Minh Ngọc
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, mạng lưới công viên địa chất toàn cầu có những đóng góp thiết thực trong việc tăng cường gắn kết, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản đặc biệt – di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa... - Ảnh: VGP/Minh Ngọc

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương với chủ đề "Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng công viên địa chất", được tổ chức tại Cao Bằng từ ngày 5-17/9, với khoảng 800-1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Cao Bằng phối hợp chủ trì hội nghị.

Cơ hội tuyệt vời cho các địa phương theo mô hình "mở"

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu tạo ra cơ hội tuyệt vời cho các địa phương theo mô hình "mở", vừa bảo tồn di sản địa chất, di sản văn hóa, giá trị lịch sử, khảo cổ, cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái, vừa thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế bền vững.

Nhận thức được những giá trị và ý nghĩa quan trọng đó, ngay từ những năm đầu tiên thành lập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO (Mạng lưới), Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ và cùng các địa phương tham gia và đóng góp tích cực.

Cho đến nay, các công viên địa chất toàn cầu tại Việt Nam là Hà Giang, Cao Bằng, Đắk Nông và ngày hôm qua (11/9) Lạng Sơn vừa được hội đồng thông qua, đã thể hiện được tính đúng đắn từ những mục tiêu ban đầu của Mạng lưới.

Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu đã giúp Cao Bằng và các địa phương của Việt Nam gìn giữ văn hóa, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao giáo dục cho người dân; phát huy tốt vai trò của thanh niên, phụ nữ, người yếu thế để họ vừa được thụ hưởng vừa tham gia vào việc quản lý, vận hành các công viên địa chất, như tinh thần của hội nghị: "Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng công viên địa chất".

Từ kinh nghiệm của Cao Bằng, chúng ta cần khích lệ thanh niên - một lực lượng nòng cốt, tiên phong, phát huy sức trẻ, sáng tạo đóng góp vào tương lai của Mạng lưới, nhất là khi chúng ta đang phải đối mặt với mất đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, cần một chiến lược, tầm nhìn và lực lượng tiên phong.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, là một vùng đất tươi đẹp, hùng vĩ, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, song những ngày qua, Cao Bằng cùng các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ đang phải hứng chịu thiệt hại to lớn về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân do ảnh hưởng của siêu bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu sau bão.

Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại Cao Bằng từ ngày 5-17/9, với khoảng 800-1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự - Ảnh: VGP/Minh Ngọc
Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương được tổ chức tại Cao Bằng từ ngày 5-17/9, với khoảng 800-1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự - Ảnh: VGP/Minh Ngọc

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng chia sẻ những khó khăn, mất mát về người và của mà nhân dân Cao Bằng và các địa phương miền núi và trung du Bắc Bộ đang phải đối mặt; đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo và nhân dân Cao Bằng cũng như các địa phương khắc phục thiên tai, sớm ổn định sản xuất, cuộc sống của người dân, tổ chức thành công hội nghị quan trọng này.

"Vượt qua những trở ngại của bão, lũ, sự tham dự đông đảo của chính các đại biểu thể hiện quyết tâm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và các thành viên UNESCO nói chung cùng hành động mạnh mẽ tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương - một trong những giải pháp quan trọng để đạt các mục tiêu phát triển bền vững mà nhân loại đang nỗ lực hướng tới", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Là tổ chức duy nhất của Liên hợp quốc trong lĩnh vực khoa học trái đất, UNESCO hơn 50 năm qua đã phát huy vai trò tiên phong đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm nâng cao nhận thức và hành động xử lý hài hòa, bền vững mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Theo Phó Thủ tướng, mạng lưới công viên địa chất toàn cầu đã có những đóng góp thiết thực trong việc tăng cường gắn kết, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị loại hình di sản đặc biệt – di sản địa chất gắn với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa, vì phát triển của cộng đồng, sinh kế của người dân và phát triển bền vững ở khu vực và toàn cầu trong suốt hai thập kỷ qua.

Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý rằng, theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững năm 2024 tháng 6 vừa qua, chỉ 17% mục tiêu là đang đi đúng hướng. Riêng khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nếu giữ nguyên tiến độ triển khai như hiện nay, phải đến năm 2062 mới có thể đạt được các cam kết đặt ra cho năm 2030.

"Công viên địa chất toàn cầu chính là một lời giải cho vấn đề toàn cầu này", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định.

Phát triển kinh tế-văn hóa gắn với bảo tồn di sản địa chất

Làm rõ một số hướng hợp tác mới

Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Hội nghị Thượng đỉnh tương lai tại New York (Hoa Kỳ) để biến lời nói và những cam kết thành hành động cụ thể định hình tương lai bền vững và bao trùm hơn. Đây chính là lúc châu Á-Thái Bình Dương, với vai trò động lực quan trọng, trung tâm phát triển năng động và tự cường của thế giới, cùng chung tay đóng góp vào việc ứng phó với các thách thức của thời đại, hiện thực hóa Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên, người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị hội nghị tập trung thảo luận, làm rõ một số hướng hợp tác mới.

Thứ nhất, cần xác định cách tiếp cận tổng thể để thống nhất trong nhận thức và hành động về bảo tồn và phát huy giá trị công viên địa chất vì phát triển bền vững.

Thứ hai, cần tăng cường trao đổi kinh nghiệm hay, điển hình tốt, đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững công viên địa chất toàn cầu.

Thứ ba, thúc đẩy quan hệ đối tác nhiều bên và hợp tác quốc tế phát triển công viên địa chất toàn cầu gắn với phát triển bền vững.

Thứ tư, cần thúc đẩy tầm nhìn dài hạn 5 năm, 10 năm cho phát triển Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu - một mạng lưới hợp tác quốc tế mạnh mẽ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản địa chất không chỉ vì lợi ích của chúng ta mà còn vì các thế hệ tương lai.

"Tôi trông đợi Tuyên bố Cao Bằng sẽ là văn kiện quan trọng đánh giá hoạt động của Mạng lưới hai thập kỷ qua, đề xuất định hướng hợp tác trong thập kỷ tới, nhất là năm sau sẽ kỷ niệm 10 năm Chương trình Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO (2015-2025)", Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Đọc thêm

Traveloka Sale 10.10: Giảm tới 50% vé máy bay, khách sạn, hoạt động du lịch Nhịp điệu cuộc sống

Traveloka Sale 10.10: Giảm tới 50% vé máy bay, khách sạn, hoạt động du lịch

TTTĐ - Traveloka - Nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á khởi động sự kiện sale 10.10 Travel Fest từ ngày 1.10 tới 13.10. Đây là dịp để bạn thỏa sức khám phá những điểm đến mơ ước trong và ngoài nước với ưu đãi lên đến 50%.
Hoa hậu Thuỳ Tiên làm Đại sứ Du lịch Đài Loan tại Việt Nam Du lịch

Hoa hậu Thuỳ Tiên làm Đại sứ Du lịch Đài Loan tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 2/10, tại TP Hồ Chí Minh, Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam đã tổ chức công bố Đại sứ Du lịch Đài Loan tại Việt Nam. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện quảng bá và xúc tiến du lịch Đài Loan năm 2024.
9 tháng, du lịch TP Hồ Chí Minh thu hơn 140.000 tỷ đồng Du lịch

9 tháng, du lịch TP Hồ Chí Minh thu hơn 140.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tổng quan trong 9 tháng đầu năm, TP Hồ Chí Minh vẫn đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là trong việc thu hút khách du lịch quốc tế và phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng.
Những điểm đến lý tưởng tại Việt Nam cho người yêu cà phê Du lịch

Những điểm đến lý tưởng tại Việt Nam cho người yêu cà phê

TTTĐ - Nổi tiếng với phong cảnh hữu tình và văn hoá độc đáo, Việt Nam còn được biết đến là một thiên đường cà phê. Lịch sử trồng cà phê lâu đời đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất cà phê. Văn hóa cà phê len lỏi và trải dài từ thành thị sôi động đến vùng quê thanh bình, từ quán xá nhỏ xinh tới đồn điền thênh thang. Điều này mang đến cho những người yêu cà phê nhiều trải nghiệm đa dạng và đặc sắc.
9 tháng năm 2024, du khách đến Hà Nội đạt 21,12 triệu lượt Du lịch

9 tháng năm 2024, du khách đến Hà Nội đạt 21,12 triệu lượt

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch Thủ đô đã đón được 21,12 triệu lượt khách, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Phú Quốc - điểm đến MICE mới của thế giới Du lịch

Phú Quốc - điểm đến MICE mới của thế giới

TTTĐ - Miễn visa cho toàn bộ du khách, hệ thống hạ tầng đẳng cấp thế giới, đa dạng trải nghiệm vui chơi giải trí… chính là những lý do khiến Phú Quốc đang vụt sáng trở thành một “điểm nóng” mới của du lịch MICE.
Singapore áp dụng mô hình dịch vụ MICE bền vững, mang lại giải pháp “xanh” toàn diện cho doanh nghiệp Du lịch

Singapore áp dụng mô hình dịch vụ MICE bền vững, mang lại giải pháp “xanh” toàn diện cho doanh nghiệp

TTTĐ - Thị trường du lịch MICE đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, với doanh thu dự kiến sẽ đạt 1318,66 tỷ Euro vào năm 2030. Riêng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành MICE có thể đạt mức 10% từ năm 2024 đến 2030. Sự tăng trưởng này thúc đẩy việc tích hợp các giải pháp bền vững vào quá trình vận hành
Mang đến kỳ nghỉ cuối năm đáng nhớ với ưu đãi lên đến 50% Du lịch

Mang đến kỳ nghỉ cuối năm đáng nhớ với ưu đãi lên đến 50%

TTTĐ - Traveloka 10.10 Travel Fest mang đến ưu đãi giảm giá lên đến 50% cho vé máy bay, khách sạn, điểm tham quan và các sản phẩm du lịch khác.
Biến rơm, rạ thành sản phẩm du lịch hấp dẫn Du lịch

Biến rơm, rạ thành sản phẩm du lịch hấp dẫn

TTTĐ - Từ những cọng rơm rạ bỏ đi sau mỗi mùa gặt, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) đã có sáng kiến độc đáo chế tạo thành những con vật như trâu, ngựa… trong dân gian gây ấn tượng và thu hút số đông giới trẻ xứ Đoài tham gia.
Sóc Trăng đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát triển du lịch Du lịch

Sóc Trăng đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát triển du lịch

TTTĐ - Tầm nhìn đến năm 2030, ngành Du lịch tỉnh Sóc Trăng sẽ tập trung phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là thúc đẩy sự kết hợp giữa du lịch văn hóa và du lịch tâm linh, du lịch về miền lịch sử.
Xem thêm