Phát triển nền tảng khám chữa bệnh trực tuyến
![]() |
Cuộc hội chẩn “xuyên lục địa” giữa Hà Nội, Cô Tô… và Trung tâm ECHO (Mỹ) thông qua Telehealth |
Đây cũng là xu hướng chung mà nhiều nước, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đang thực hiện trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Khám chữa bệnh từ xa phát huy hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh Covid-19
Trong thời điểm dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, các cơ sở y tế triển khai dịch vụ chăm sóc y tế số sẽ giúp những bệnh nhân ở xa không có điều kiện đi lại, không thể đến bệnh viện được an tâm hơn khi được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn để có giải pháp phù hợp với tình trạng bệnh, giúp giảm tải và tránh nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp.
Các bệnh viện khi triển khai thêm kênh khám chữa bệnh từ xa sẽ giúp giảm số lượng người trực tiếp đến bệnh viện, giảm bệnh nhân dồn về tuyến trên, giúp xã hội và ngành y tế tiết kiệm hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Người dân ở bất kỳ đâu cũng được hưởng chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất.
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đã tạm thời được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, người dân đã đến lịch tái khám nhưng không thể đi sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Đơn cử những bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp, mỡ máu, có những cơn đau ngực nhưng ngại dịch, trì hoãn đi khám hoặc dùng thuốc có thể gây nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng của bệnh tĩnh mạch, có thể dẫn đến tử vong.
Khi triển khai khám bệnh từ xa, tất cả những bệnh nhân này sẽ được các bác sĩ thăm khám trực tuyến bằng một số trang thiết bị y tế tự sử dụng hoặc sử dụng ứng dụng apps trên điện thoại di động...
Từ các điểm cầu, bác sĩ có thể nối màn hình siêu âm tim lên telemedicine để kết nối với Trung tâm điều hành, để các bác sĩ từ trung tâm có thể xem và chỉ đạo trực tiếp.
Với những ca bệnh nặng, các bác sĩ ở bệnh viện tuyến cơ sở sẽ nhập các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh (hình ảnh chụp Xquang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, hình ảnh sóng điện tim, hình ảnh đơn thuốc cũ- mới, xét nghiệm cũ-mới…) lên hệ thống. Sau đó sẽ hội chẩn trực tuyến với các bác sĩ ở Trung tâm điều hành để có hướng điều trị phù hợp.
PGS. TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhấn mạnh, dịch bệnh COVID-19 hiện đang có diễn biến phức tạp, ngành y tế cũng đã có văn bản đề nghị các bệnh viện thực hiện giãn cách, phân luồng, sàng lọc người bệnh. Trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay một trong những giải pháp giúp nâng cao công tác điều trị, chẩn đoán, đặc biệt là giúp cho người dân tuyến dưới được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao, việc triển khai thực hiện khám chữa bệnh từ xa đóng vai trò rất quan trọng.
Các chuyên gia của tuyến trên sẽ kịp thời hỗ trợ tuyến dưới trong mọi tình huống. Người dân tuyến dưới được hưởng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở, góp phần giảm tải cho tuyến trên và phòng ngừa dịch bệnh.
Thu hẹp khoảng cách y tế giữa tuyến trung ương và địa phương
Ngày 11/9, tại Trung tâm điều hành khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) của Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), các bác sĩ đã hội chẩn cho một bệnh nhi đang điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Cô Tô (Quảng Ninh). Em bé 7 tuổi nhập viện trong tình trạng sốt, đau bụng, nghi ngờ viêm ruột thừa cấp. May mắn, với sự trợ giúp từ các chuyên gia của bệnh viện nhi, bé được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tiến triển tích cực sau vài ngày điều trị.
Thông qua buổi hội chẩn này, có thể thấy, nhờ Telehealth, khoảng cách địa lý của các cơ sở y tế đã được xóa nhòa. Bệnh nhân ở huyện đảo Cô Tô đã được các bác sĩ tuyến trung ương thăm khám từ xa. Việc kết nối với các chuyên gia của Trung tâm ECHO (Hoa Kỳ) cũng minh chứng cho việc một “thế giới phẳng” đang dần hình thành trong lĩnh vực y tế.
Tuy nhiên, thông qua Telehealth, các bác sĩ mong muốn tạo ra cơ hội khám chữa bệnh chất lượng cao cho người dân ở mọi nơi và thu hẹp khoảng cách chuyên môn giữa các bác sĩ tuyến huyện, tỉnh và trung ương.
Theo PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay, khoảng cách về kiến thức của nhân viên y tế giữa tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương đang là thách thức đối với ngành y tế Việt Nam. Ở tuyến dưới, các bác sĩ không có nhiều cơ hội trải nghiệm qua nhiều loại bệnh tật, phương tiện thiết bị cận lâm sàng thiếu, ít cơ hội học tập, đào tạo chuyên môn liên tục.
Như vậy, nhiệm vụ của các bệnh viện tuyến trung ương là cung cấp, cập nhật kiến thức cho các bác sĩ tuyến dưới thường xuyên. Khi trình độ của bác sĩ được nâng lên, người bệnh sẽ được hưởng lợi đầu tiên ngay từ những lần thăm khám ban đầu.
Là bệnh viện đầu ngành về nhi khoa, hiện tại, Bệnh viện Nhi Trung ương đã kết nối được gần 170 điểm cầu ở khu vực phía Bắc thông qua Telehealth. Đối với nhóm bệnh nhân khó, phức tạp, các chuyên gia lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm… sẽ tham gia hội chẩn để giúp các bác sĩ tuyến dưới hiểu rõ nhất về tình trạng bệnh.
* “Đây là bài viết tuyên truyền, hướng dẫn dịch vụ công trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Việt Nam dồn tổng lực loại trừ sốt rét trước năm 2030

Làm rõ nguyên nhân mẹ con sản phụ tử vong ở bệnh viện

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện

Ngành Y tế cam kết triển khai bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Phát động các chiến dịch tương tác về phòng, chống dịch bệnh
