Thẻ BHYT tuyến huyện có được khám chữa bệnh vượt tuyến?
- Bà Vũ Thị Thu (65 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội) có hỏi: “Trước đây, hộ khẩu thường trú của tôi ở Thường Tín nên khi mua BHYT, tôi đã đăng kí nơi khám chữa bệnh ban đầu của là Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín. Tuy nhiên, hiện tại tôi đã chuyển nhà và gần Bệnh viện Nông nghiệp và Bệnh viện Quân y 103 Hà Đông. Để không phải di chuyển xa mỗi khi đi khám chữa bệnh, vậy tôi có thể đi khám thông tuyến tại hai bệnh viện này không?”.
- Liên quan đến thắc mắc của bà Vũ Thị Thu, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Luật BHYT thì từ ngày 1/1/2016, người tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh với mức hưởng như khi khám, chữa bệnh đúng tuyến.
![]() |
Theo quy định của Luật BHYT, người dân khám chữa bệnh vượt tuyến sẽ chỉ được quỹ BHYT thanh toán 40%-60% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng BHYT và mức hưởng BHYT ghi trên thẻ |
Trường hợp của bà Vũ Thị Thu, Bệnh viện Nông nghiệp (tuyến tỉnh) và Bệnh viện Quân y 103 Hà Đông (tuyến Trung ương) không thuộc cơ sở khám, chữa bệnh tuyến huyện. Vì vậy, bà đi khám, chữa bệnh tại hai bệnh viện mà không trong tình trạng cấp cứu hoặc không có giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT theo đúng quy định là đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến.
Khi đó, theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT thì quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng BHYT và mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT của bà khi bà điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 (là bệnh viện tuyến Trung ương) hoặc thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng BHYT và mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT của bà khi điều trị tại Bệnh viện Nông nghiệp (là bệnh viện tuyến tỉnh), quỹ BHYT không thanh toán chi phí khám, chữa bệnh ngoại trú.
Để được hưởng đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT, đề nghị bà đến đúng nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu ghi trên thẻ BHYT để khám, chữa bệnh. Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu thì bà được chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT theo đúng quy định.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mãn nhãn trước màn bay lượn của tiêm kích ngày tổng duyệt

Biểu dương, khen thưởng 132 công nhân giỏi năm 2025

Phụ nữ Hà Nội đồng loạt ra quân bảo vệ môi trường

Khai trương trung tâm báo chí và phát hành bộ tem đặc biệt

Tới Quảng trường Ba Đình để lưu giữ khoảnh khắc tự hào

Có một “khối yêu nước” trong những ngày tháng Tư lịch sử

Tự hào trước sự hoành tráng buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TP Hồ Chí Minh: Vinh danh 50 công trình xây dựng tiêu biểu
