Tag

Phát triển Phú Quốc theo mô hình đa trung tâm

Xã hội 28/04/2024 07:44
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP ngày 27/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các dự án tại Thị trấn Hoàng Hôn, Phú Quốc Phú Quốc là nơi hiếm hoi trên thế giới bắn pháo hoa quanh năm Cần chính sách đặc thù để Phú Quốc phát triển xứng tầm Phú Quốc United Center mở hội sinh nhật “Đỉnh! Độc! Đã”
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những kết quả khả quan

Sau 20 năm thực hiện Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg, Phú Quốc đã cơ bản đạt được các mục tiêu và có sự phát triển vượt bậc, khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004 - 2023 của thành phố Phú Quốc đạt 19,6%/năm. Tăng trưởng du lịch giai đoạn 2011 - 2023 đạt trên 38%/năm (gấp 6 lần bình quân chung cả nước). Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng từ 310 tỷ đồng năm 2006 lên hơn 19,1 nghìn tỷ đồng năm 2023. Nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giá trị cao. Kết nối hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông phát triển tương đối đồng bộ cả về cảng hàng không, cảng biển và đường bộ.

Thu hút đầu tư đạt kết quả ấn tượng, từ một địa phương không có dự án đầu tư nào năm 2004 thì đến năm 2023, Phú Quốc tăng lên 321 dự án với tổng vốn đầu tư 412 nghìn tỷ đồng, trong đó, nhiều dự án đầu tư có các sản phẩm chất lượng cao, mang tầm khu vực và quốc tế. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2023 đạt trên 21,6 nghìn tỷ đồng, gấp 64 lần năm 2004. Đến năm 2023, Phú Quốc có trên 4,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 142 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 17 lần về số doanh nghiệp và tăng gần 400 lần về số vốn đăng ký so với năm 2004. Huyện đảo Phú Quốc trở thành thành phố, đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kiên Giang từ năm 2020.

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo được củng cố; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ.

Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, Phú Quốc vẫn còn những tồn tại, hạn chế và tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Phú Quốc phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; đang phát triển nóng, nhiều yếu tố thiếu bền vững như nước sạch, điện, sóng viễn thông, vệ sinh môi trường, trong đó chưa có nhà máy, trung tâm xử lý rác thải, nước thải phù hợp quy mô dân số,...

Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ; hạ tầng chuyển đổi số còn khó khăn. Các cơ chế, chính sách dành cho Phú Quốc chưa mang tính đột phá, vượt trội để tạo sự bứt phá và lợi thế cạnh tranh với các vùng, địa phương trong nước và khu vực, quốc tế.... Cơ chế, chính sách thu hút, huy động và sử dụng các nguồn lực chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phát triển hài hòa, gắn kết giữa kinh tế với văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái

Định hướng phát triển trong thời gian tới, Phú Quốc sẽ phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế; là thành phố thông minh, hiện đại, văn minh, xanh, sạch, đẹp, an toàn và đáng sống; phát triển kinh tế biển, công nghiệp văn hóa.

Phú Quốc cần khơi dậy, lan tỏa và nâng tầm khát vọng phát triển tầm cao mới; ưu tiên phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế trí thức, kinh tế chia sẻ; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu...).

Huyện đảo phát triển hài hòa, gắn kết giữa kinh tế với văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái; có cơ chế, chính sách phù hợp với lòng dân, huy động sức mạnh của Nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển, đảo, toàn vẹn lãnh thổ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh Kiên Giang cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố Phú Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh thực hiện nghiêm các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có Đồ án quy hoạch chung Phú Quốc đến năm 2040, kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm; phát triển Phú Quốc theo mô hình đa trung tâm, thành phố xanh, sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn, thông minh; hình thành chuỗi đô thị tập trung, bao gồm du lịch, trung tâm dịch vụ, giải trí, khu bảo tồn thiên nhiên, cảng hàng không, cảng biển.

Phú Quốc phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn gắn với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch xanh, du lịch y tế,... bảo đảm sự bình yên cho người dân và du khách; tạo sự chuyển biến về chất, là điểm đến hấp dẫn, có bản sắc riêng trong tổng thể bản sắc du lịch Việt Nam, bảo đảm phát triển du lịch Phú Quốc bền vững, góp phần khẳng định thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Thủ tướng yêu cầu chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên, rừng, biển, môi trường sinh thái, trên cơ sở huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nâng cao ý thức người dân; giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan tới đất đai; các điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nước, vệ sinh môi trường, trong đó tập trung xây dựng nhà máy nước sạch, các hồ dự trữ nước ngọt, trung tâm thu gom, xử lý rác thải, nước thải hiện đại; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy điện rác, điện sinh khối, góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Phú Quốc

Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển mạnh các cơ sở đào tạo nhân lực, nhất là đào tạo nghề, kỹ năng nghề; đột phá đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo đảm nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là các lĩnh vực chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Phú Quốc; có chính sách phù hợp, khuyến khích, đa dạng hóa các loại hình đào tạo như hợp tác trong và ngoài nước, hợp tác với doanh nghiệp, đào tạo theo cơ chế đặt hàng.

Huyện đảo tập trung xây dựng, phát triển hệ thống y tế hiện đại, đồng bộ để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân và du khách, nhất là những trường hợp khẩn cấp; quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng phù hợp với sự phát triển của Phú Quốc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Phú Quốc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, hỗ trợ tối đa cho người dân và doanh nghiệp, đặt mình vào địa vị của người dân và doanh nghiệp để giải quyết kịp thời, hiệu quả trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

"Sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc, bao gồm:

- Thứ nhất, đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng thị trường, cạnh tranh lành mạnh để phát huy hơn nữa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

- Thứ hai, đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, về giao thông (trong đó sân bay, cảng biển bảo đảm tiêu chuẩn quốc tế), đô thị, xã hội, văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, chuyển đổi số, công nghệ thông tin, môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.

- Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa cho Phú Quốc gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên; tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

- Thứ tư, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hình thành các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng trong nước, khu vực và toàn cầu.

- Thứ năm, đẩy mạnh phát huy truyền thống lịch sử hào hùng, bản sắc văn hóa của vùng đất lịch sử, con người Phú Quốc, Kiên Giang và vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với phát triển dịch vụ và du lịch.

- Thứ sáu, đẩy mạnh hỗ trợ tối đa của các Bộ, các ngành, địa phương để Phú Quốc, Kiên Giang phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thực hiện thành công các mục tiêu được Đảng, Nhà nước xác định và nhân dân mong đợi.

Đọc thêm

Khánh thành nhà Đại đoàn kết chào mừng Đại hội MTTQ quận Ba Đình Muôn mặt cuộc sống

Khánh thành nhà Đại đoàn kết chào mừng Đại hội MTTQ quận Ba Đình

TTTĐ - Chiều 14/5, đồng chí Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã tới dự Lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho gia đình ông Bùi Vinh Bình (phường Phúc Xá, quận Ba Đình).
Những “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân Bến Tre, Tiền Giang giữa mùa hạn mặn Muôn mặt cuộc sống

Những “Giọt nước nghĩa tình” đến với người dân Bến Tre, Tiền Giang giữa mùa hạn mặn

TTTĐ - Công ty Tân Hiệp Phát cùng Báo Công an TP HCM, Hội Phụ nữ Công an TP HCM, Công an Tiền Giang, Công an Bến Tre, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre vừa trao tặng gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 và 620 khối nước ngọt đến cho người dân vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.
Triển khai công tác phòng, chống thiên tai tới xã, phường, thị trấn Muôn mặt cuộc sống

Triển khai công tác phòng, chống thiên tai tới xã, phường, thị trấn

TTTĐ - Sáng 14/5, Ban Tuyên giáo Thành uỷ phối hợp cùng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) TP Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác PCTT&TKCN các xã, phường, thị trấn năm 2024.
Nhận lương hưu qua tài khoản của con cái BHXH & Đời sống

Nhận lương hưu qua tài khoản của con cái

TTTĐ - Đăng ký nhận lương hưu qua thẻ ATM là giải pháp tối ưu, tiện lợi đối với nhiều người lao động về hưu không cần phải đi lại tận nơi để nhận tiền mặt.
Đẩy mạnh chi trả lương hưu qua thẻ ATM BHXH & Đời sống

Đẩy mạnh chi trả lương hưu qua thẻ ATM

TTTĐ - Từ ngày 1/7 tới đây, Bảo hiểm xã hội Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc chi trả lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản cho các đối tượng thụ hưởng. Thực tế, nhiều quận, huyện trên địa bàn TP đã áp dụng nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao số lượng người nhận lương hưu qua thẻ ATM.
Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C Môi trường

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 14/5, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Hỗ trợ gia đình 3 cháu nhỏ tử vong do sập tường Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ gia đình 3 cháu nhỏ tử vong do sập tường

TTTĐ - Ngày 13/5, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn và trao hỗ trợ cho các gia đình nạn nhân vụ sập tường nhà do mưa lớn tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì.
Nét đẹp văn hoá, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Muôn mặt cuộc sống

Nét đẹp văn hoá, giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

TTTĐ - Hoạt động tặng cờ Tổ quốc cho các hộ dân của Hà Nội được đông đảo Nhân dân đồng tình, ủng hộ, hứa hẹn sẽ tạo nên hình ảnh đẹp, đầy tự hào vào dịp lễ đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Ngăn chặn tình trạng bỏ cọc trong đấu giá biển số xe Muôn mặt cuộc sống

Ngăn chặn tình trạng bỏ cọc trong đấu giá biển số xe

TTTĐ - Việc đưa biển số xe ô tô vào đấu giá đã đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân, tạo sự công khai, minh bạch trong công tác đăng ký, quản lý biển số xe ô tô, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, dù đã đạt được hiệu quả tốt nhưng vẫn tồn tại tình trạng bỏ cọc, đặc biệt là đối với các biển số VIP. Hành vi này không chỉ gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc mà còn lấy mất cơ hội của người thực sự có nhu cầu.
Hà Nội đêm có mưa rào và dông, ngày nắng Môi trường

Hà Nội đêm có mưa rào và dông, ngày nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong ngày 13/5, khu vực tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có mưa, mưa vừa, mưa to.
Xem thêm