Phẫu thuật cho nữ bệnh nhân có khối u khủng trên mặt
Khối u có đường kính lên đến 15 cm bị chảy máu trong, dính hệ thống dây thần kinh, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được mổ kịp thời.
![]() |
Khối u '"khổng lồ" đã xuất hiện trên mặt bệnh nhân suốt 14 năm qua |
Bệnh nhân D (57 tuổi, Hải Phòng) cho biết: "Khối u trên má phải đã xuất hiện trên mặt từ cách đây 14 năm nhưng chưa từng đi khám hay điều trị; nguyên nhân là không thấy khó chịu và không có tiền. Gần đây thấy khối u to quá nhanh gây đau, khó há miệng, cơ thể suy nhược, sút cân nhanh nên tôi mới đi khám thì "tá hỏa" khi biết u đã bị vỡ, chảy máu trong.
TS.BS Đàm Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Ngoại Đầu cổ - Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết: Ca phẫu thuật gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân thể trạng gầy yếu, khối u tuyến mang tai trái có kích thước lớn nằm ở vị trí nguy hiểm, nguy cơ mất máu trong mổ cao.
Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, khối u có kích thước 10x15cm nằm sát nền sọ, dính bó mạch cảnh lên não trái, đẩy lệch đốt sống cổ nên các bác sĩ đã phải tính toán kỹ trước mổ để giảm thiểu tối đa tác động lên các dây thần kinh, hạn chế các biến chứng sau mổ như nhắm mắt không kín, méo miệng.
Theo các bác sĩ, đây là một trường hợp rất đáng tiếc do bệnh nhân trì hoãn điều trị quá lâu khiến việc điều trị trở nên khó khăn, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng.
U tuyến mang tai là một dạng của u tuyến nước bọt. Tuyến mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất trong cơ thể nằm ở vùng ngoài của mặt, gần góc hàm mỗi bên. U tuyến nước bọt không hiếm gặp, 80% là lành tính và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Nguy cơ ác tính chỉ chiếm 20%, chủ yếu gặp ở trẻ em và người từ 60 tuổi trở lên. Điều trị các khối u tuyến mang tai bằng phẫu thuật là chỉ định phổ biến.
Tuy nhiên, nếu phẫu thuật cắt bỏ khối u không triệt để có thể dẫn đến tái phát. Nếu điều trị sớm khi khối u nhỏ, việc phẫu thuật sẽ đơn giản hơn, bệnh nhân hoàn toàn có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.
Theo các bác sĩ mặc dù trường hợp ác tính hiếm khi xảy ra nhưng nên nhớ rằng các khối u lành tính đa dạng có nguy cơ biến đổi ác tính sau nhiều năm xuất hiện, thường từ 10-15 năm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, đặc biệt là những người có khối u không bộc lộ triệu chứng.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện các khối phồng vùng mang tai, góc hàm, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị sớm, nhằm tránh các biến chứng như khó nuốt, khó nói, liệt mặt và nặng nhất là nguy cơ tử vong do khối u ác tính.
Người bệnh nên đi khám sớm và điều trị kịp thời, không nên trì hoãn, làm mất "thời gian vàng" trong điều trị.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Amway triển khai đào tạo 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

Tự uống thuốc cảm dẫn đến sưng phù toàn thân, nổi ban đỏ

Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng

Đà Nẵng: Khoảng 3.700 ca nghi sởi, gần 59% chưa tiêm đủ vắc xin

Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em

Tăng cường đào tạo nhân lực y tế theo hướng “Sâu y lý - giàu y đức - giỏi y thuật”

40/53 tỉnh, TP đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên 95%

Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Trong một tuần ghi nhận thêm 400 ca mắc sởi, tay chân miệng
