Tag

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Đô thị 19/04/2022 21:56
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bế mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng Nhiều kết quả nổi bật trong công tác Đoàn cụm Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ Thanh niên Cụm Đồng bằng sông Hồng chủ động, linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh Tạo “hành lang” thuận lợi để các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tiêu thụ nông sản
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính đất liền và không gian biển của thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và 9 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Phía Bắc, Đông Bắc và phía Tây, Tây Nam giáp vùng trung du và miền núi phía Bắc; Phía Nam giáp vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch về mặt không gian được mở rộng đến các khu vực có ảnh hưởng và tác động đến vùng đồng bằng sông Hồng về các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh, liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Các phương pháp tiếp cận

Việc lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng được thực hiện dựa trên các phương pháp tiếp cận: Cách tiếp cận tổng thể, hệ thống, trong đó xem vùng đồng bằng sông Hồng là một bộ phận quan trọng của tổng thể phát triển quốc gia; các tiểu vùng, địa phương trong vùng là một bộ phận của tổng thể phát triển vùng; các yếu tố, điều kiện về kinh tế, xã hội và môi trường trên lãnh thổ vùng phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Cách tiếp cận chiến lược trong quy hoạch vùng cần tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm, mang tính chiến lược đối với sự phát triển dài hạn thông qua lựa chọn các bước đi và định hướng ưu tiên phát triển của vùng trong từng giai đoạn phù hợp với khả năng huy động nguồn lực.

Cách tiếp cận từ tiềm năng, lợi thế (bao gồm cả lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh) phải được phân tích, đánh giá trên cơ sở phát huy các thế mạnh, đặc điểm riêng của vùng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ, bản sắc văn hóa... để xác định mục tiêu, phương hướng phát triển vùng; kết hợp giữa các tiềm năng, lợi thế của quốc gia, vùng với điều kiện của các địa phương trong vùng, qua đó, huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Cách tiếp cận dựa trên không gian phải được xem xét, đánh giá toàn diện các tác động của các phương án phát triển để đưa ra các giải pháp phù hợp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và cân bằng của toàn vùng, giữa các tiểu vùng và các địa phương trong vùng.

Cách tiếp cận tích hợp đa ngành nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, lĩnh vực, hạn chế sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các ngành; nâng cao hiệu quả tổng thể dựa trên sự phát triển tương hỗ giữa các ngành, lĩnh vực...

Đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Nội dung chính của Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ.

Theo đó, phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng; đánh giá tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức; các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.

Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển vùng các mặt kinh tế, xã hội và môi trường và tổ chức không gian lãnh thổ; xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển.

Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển vùng; xây dựng phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng; xây dựng phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bổ nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng; phương hướng xây dựng, tổ chức không gian.

Xây dựng phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng; xây dựng phương hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng.

Xây dựng phương hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trên lãnh thổ vùng; xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư; luận chứng danh mục dự án quan trọng của vùng, thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án; xác định các giải pháp và dự kiến nguồn lực thực hiện quy hoạch.

Đọc thêm

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang Đô thị

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Lễ Quốc tang

TTTĐ - Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa thông tin về phương án phân luồng từ xa, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh trước, trong thời gian diễn ra Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
EVNHANOI phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa" Đô thị

EVNHANOI phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa"

TTTĐ - Thấm nhuần đạo lý, phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn - Đền ơn đáp nghĩa", nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), EVNHANOI đã đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa tri ân các Anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn Đô thị

Nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt do mưa lớn

TTTĐ - Do ảnh hưởng của mưa lớn, trong ngày 23/7, nhiều tuyến phố nội thành có nguy cơ ngập lụt với độ sâu phổ biến từ 10-30cm; đáng chú ý một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu từ 30-50cm.
Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị Đô thị

Nhìn nhận rõ những thách thức mới về giao thông đô thị

TTTĐ - Với Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được Quốc hội thông qua, TP Hà Nội sẽ có quy mô phát triển đặc biệt, với nhiều công việc mới. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải Hà Nội phải nhìn nhận những cơ hội cũng như khó khăn, thách thức của ngành trong thời gian tới... để từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ trong thực thi nhiệm vụ.
Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác? Nhịp sống phương Nam

Khu dân cư Bến Lức (Quận 8): Bao giờ thôi nhếch nhác?

TTTĐ - Từ ngày được UBND TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án đến nay đã hơn 20 năm, Khu dân cư Bến Lức (KDC Bến Lức) thuộc Phường 7, Quận 8, TP Hồ Chí Minh vẫn trong cảnh nhếch nhác. Người dân nhiều lần kiến nghị lên các cấp sở tại nhưng tình cảnh chẳng thay đổi.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Giải Phóng

TTTĐ - Từ 20/7, các phương tiện bị cấm quay đầu trên đường Giải Phóng tại nút giao cổng ra Bến xe Giáp Bát theo cả hai hướng.
Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh Đô thị

Điều chỉnh giao thông nút Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh

TTTĐ - Từ ngày 20/7 đến 20/12/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại ngã tư Trần Phú - Nguyễn Khuyến - Vũ Trọng Khánh (quận Hà Đông) phục vụ thi công gói thầu số 04 dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị Đô thị

Nỗ lực thực hiện “kỳ tích” đường sắt đô thị

TTTĐ - “Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô” với 5 nhóm giải pháp gồm 23 chính sách, được xem là kịch bản chi tiết, cụ thể và đầy đủ nhất, từng bước hiện thực hóa kỳ vọng hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của Hà Nội. Nếu đề án được thông qua sẽ có một loạt cơ chế đặc thù được áp dụng để ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn Xã hội

Quảng Nam: Vướng 11 hộ dân, dự án 228 tỷ đồng đang trễ hẹn

TTTĐ - Sau nhiều năm thi công, dự án Đường, cầu ĐH 7 bắc qua sông Vĩnh Điện đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện do vướng mặt bằng.
Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội Đô thị

Sớm hoàn thiện quy hoạch, gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội

TTTĐ - Chiều 17/7, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Xem thêm