Tag
Hà Nội:

Bế mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Nông thôn mới 12/10/2020 10:32
aa
TTTĐ - Sáng 12/10, UBND TP Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp cùng Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã bế mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ (Hà Nội).
Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh đồng bằng sông Hồng Hội chợ OCOP Quảng Ninh diễn ra từ ngày 30/10 - 4/11 Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm OCOP giữa Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng Khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP và đặc sản các vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng

Sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 8 - 12/10/2020, tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra các hoạt động chính: Trưng bày, giới thiệu, quảng bá trên 150 gian hàng của 9 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng: Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội; Bên cạnh đó còn có 18 tỉnh, thành phố trên cả nước: Phú Yên, Lâm Đồng, Kon Tum, Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Quảng Ninh, Sơn La, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Nghệ An, Tuyên Quang, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham gia sự kiện có gần 1.000 sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP, trên 2.000 sản phẩm đặc sản vùng miền tiềm năng tham gia chương trình OCOP.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc trưng của các tỉnh đồng bằng sông Hồng, hát ca trù, hát xẩm, làng nghề nặn tò he, trải nghiệm làng nghề bát tràng... được lưu diễn trong thời gian diễn ra sự kiện.

Sự kiện còn có trình diễn văn hóa ẩm thực mang đậm bản sắc vùng miền, như: Thưởng ngoạn trà sen, bún ốc, bánh tôm Hồ Tây, cốm làng vòng, các đặc sản biểu trưng cho vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng miền trong cả nước.

bức thư pháp chữ Long của Nhà thư pháp Lê Thiên Lý
Khu trưng bày của nhà thư pháp Lê Thiên Lý

Đặc biệt, Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển đã phối hợp cùng Ban tổ chức trưng bày giới thiệu 1.010 bức thư pháp chữ Long của nhà thư pháp Lê Thiên Lý. Đồng thời, du khách được thưởng lãm tác phẩm “Tứ linh hội tụ” biểu trưng cho sự kiện được kết tinh từ các sản phẩm OCOP do các nghệ nhân lành nghề thực hiện.

Bế mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Ban hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga và Viện Nghiên cứu ứng dụng mỹ thuật sản phẩm làng nghề Việt Nam dâng tặng bức tranh kính điêu khắc rồng nhà Lý về chùa Cổ Pháp (Bắc Ninh)
Bế mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Tác phẩm “Tứ linh hội tụ” biểu trưng cho sự kiện được kết tinh từ các sản phẩm OCOP
Bế mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh đồng bằng sông Hồng
Gian hàng đồ gốm thủ công mỹ nghệ thu hút đông đảo sự quan tâm của du khách

9 kiệt tác ngọc mã não được tạo hình từ vỏ sò cổ đại dưới đáy đại dương hòa quyện cùng không gian trưng bày với trên 200 tác phẩm đặc sắc của làng hoa lan và nghệ nhân Thủ đô; Trưng bày 66 bức ảnh hoa cây cảnh và hoạt động xây dựng Nông thôn mới với chủ đề Sắc hương đất Việt.

Đặc biệt trong buổi lễ khai mạc 9/10, Hội Sinh vật cảnh thành phố Hà Nội đã trao tặng 10.000 cây dược liệu (thạch hộc tía và lan kim tuyến) cho Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để duy trì và phát triển sự đa dạng sinh học khu vực K9, Vườn Quốc gia Ba Vì.

Nhà thư pháp Lê Thiên Lý, Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển trình diễn nghệ thuật thư pháp theo trường phái nhân diện thư và vật điểu thư qua 2 bức thư pháp là: Thiên đô chiếu của Lý Thái Tổ và chữ Long trong hình tượng Thăng Long.

Chuỗi nhà hàng Mạnh Cá lăng trình diễn nghệ thuật ẩm thực cá ngừ khủng đại dương Phú Yên 75kg đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong và ngoài thành phố, cũng như khách quốc tế tham dự.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí tham quan một gian hàng dược liệu tại sự kiện
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí tham quan một gian hàng dược liệu tại sự kiện

Tại sự kiện, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, sau thành công của 2 lần tổ chức, từ ngày 29/10 - 2/11/2020 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Ban Chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm TP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tổ chức sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Dự kiến vào tháng 12/2020, sự kiện thứ 4 về quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh khu vực Nam Bộ cũng sẽ được TP tổ chức nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP của Hà Nội, tăng cường kết nối giao thương với các tỉnh, thành trên cả nước.

Ban tổ chức sự kiện và Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội thống nhất sẽ tổ chức đấu giá và vận động cộng đồng ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị ảnh hưởng bởi lũ lụt khắc phục hậu quả, sớm ổn định cuộc sống.

Ban Tổ chức sự kiện kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên sẽ tổ chức đấu giá hoa lan và một số tác phẩm sinh vật cảnh, nông sản có giá trị kinh tế cao để gây quỹ.

Buổi đấu giá dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 30/10/2020. Ban Tổ chức mong muốn nhận được sự đăng ký hưởng ứng tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nhân, nghệ nhân, chủ nhà vườn trong toàn quốc nhân ngày doanh nhân Việt Nam 13/10.

Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh chuyên trách Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM Thành phố phát biểu tại buổi lễ bế mạc
Bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh chuyên trách Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố phát biểu tại buổi lễ bế mạc

Phát biểu báo cáo bế mạc, bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh chuyên trách Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội đánh giá: "Có thể nói đây là sự kiện có quy mô lớn nhất được tổ chức bài bản tại không gian biểu diễn văn hóa nghệ thuật ẩm thực đường phố quận Tây Hồ (Hà Nội) với hơn 150 gian hàng của 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Khu gian hàng cũng được khách hàng đánh giá rất cao với chủng loại sản phẩm phong phú đa dạng, chất lượng hàng hóa tốt. Gian hàng được khách hàng đánh giá trang trí đẹp mắt nhất là gian của UBND huyện Đông Anh, UBND huyện Mỹ Đức và Viện Ứng dụng mỹ thuật sản phẩm làng nghề Việt Nam; Đặc biệt, du khách ưa thích nhất là gian hàng đặc sản Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Các gian hàng ẩm thực, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Các gian hàng ẩm thực, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Các gian hàng ẩm thực, đồ uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Khu ẩm thực được trang trí đẹp mắt, bố trí gọn gàng đã được đón nhận sự quan tâm đông đảo của người dân. Hầu hết các khách hàng đến sự kiện đều tham quan và nếm thử sản phẩm tại khu ẩm thực.

Trong số 10 gian hàng tham gia tại khu ẩm thực, gian hàng Mạnh Cá lăng sông Hồng được đánh giá trang trí đẹp mắt nhất, đồng thời có màn trình diễn chế biến ẩm thực cá ngừ đại dương vô cùng đặc sắc. Bên cạnh đó, gian hàng ẩm thực được khách hàng yêu thích nhất là gian hàng Bánh tôm Hồ Tây và Bún ốc Phủ Tây Hồ, với gần 1.000 khách ăn mỗi ngày, doanh số đạt trên 200 triệu/4 ngày.

Khu trưng bày sinh vật cảnh là điểm nhấn chính của sự kiện với tác phẩm “Tứ linh hội tụ” biểu trưng cho sự kiện được kết tinh từ các sản phẩm OCOP do các nghệ nhân lành nghề thực hiện và hòa quyện cùng không gian trưng bày với trên 200 tác phẩm đặc sắc của làng hoa lan và nghệ nhân Thủ đô; 66 bức ảnh hoa cây cảnh và hoạt động xây dựng Nông thôn mới với chủ đề Sắc hương đất Việt tạo điểm nhấn và nét văn hóa của Thủ đô được các nhà nghệ thuật, người dân đến tham quan và chụp hình lưu niệm, tạo làn sóng khen ngợi trên mạng xã hội về sự kiện.

Sự kiện đón trên 5 vạn lượt người đến tham dự trong đó có khoảng gần 1.000 lượt khách nước ngoài và doanh số bán được trên 8 tỷ đồng".

Ban tổ chức đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 như: Phun khử khuẩn toàn bộ khu vực tổ chức sự kiện trước 24 giờ; Bố trí các bàn để nước sát khuẩn và phát khẩu trang miễn phí tại 4 cổng chính vào sự kiện; Yêu cầu tất cả mọi người đeo khẩu trang đầy đủ, sát khuẩn tay; Bố trí đầy đủ phương tiện đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo công tác phòng chống dịch tại khu vực tổ chức.

Đại diện cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn sinh vật cảnh đã tổ chức dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng tặng 638 giò lan bản địa tại khu vực núi tổ Vườn quốc gia Ba Vì.

Ban tổ chức đã trao bức thư pháp Thiên chiếu rời đô của Lý Thái Tổ cho Ni sư Thích Đàm Dung - Trưởng Ban quản lý di tích, Trụ trì chùa Cổ Pháp (Bắc Ninh).

Ban hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga và Viện Nghiên cứu ứng dụng mỹ thuật sản phẩm làng nghề Việt Nam dâng tặng bức tranh kính điêu khắc rồng nhà Lý kích thước 2m về chùa Cổ Pháp (Bắc Ninh).

Đọc thêm

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp Nông thôn mới

Kỳ vọng tạo bước chuyển mang tính đột phá về tư duy làm nông nghiệp

TTTĐ - Ngày 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững Nông thôn mới

Nâng cao năng lực cho phụ nữ, tạo cơ hội phát triển kinh tế bền vững

TTTĐ - Sáng 16/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình phối hợp với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức sự kiện kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm với chủ đề “Phụ nữ Hòa Bình hội nhập, phát triển kinh tế bền vững”.
Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Nông thôn mới

Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 10/2024/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về tín dụng thực hiện cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen Nông thôn mới

Trao tặng bức tranh chân dung Bác Hồ được ghép từ hoa sen

TTTĐ - Trong khuôn khổ của Lễ hội Sen Hà Nội 2024, tối 14/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tặng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, bức tranh kính chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh ghép từ gần 2.000 bức ảnh sen và 30 giống sen quý, do các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Rau quả bảo tồn và phát triển.
Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn Kinh tế

Sản phẩm OCOP là “sức sống” của cộng đồng nông thôn

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ hội sen Hà Nội 2024 và sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã thăm quan và động viên các chủ thể tham gia sự kiện.
Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu thêm 4 huyện đạt NTM nâng cao trong tháng 7/2024

TTTĐ - Thủ đô Hà Nội đề ra mục tiêu có ít nhất 4 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao trong tháng 7/2024 gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh.
Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Phát triển du lịch gắn với sản phẩm OCOP

TTTĐ - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Hà Nội đã đánh giá, phân hạng 2.723 sản phẩm. Đây là tài nguyên rất lớn để các địa phương phát triển du lịch.
Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế Nông thôn mới

Xây dựng mạng lưới giao thông - đòn bẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín (Hà Nội) Nguyễn Xuân Minh cho biết, huyện xác định hạ tầng giao thông có vai trò quan trọng, là đòn bẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi Nông thôn mới

Nông trường 720 tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi

TTTĐ - Ngày 10/7, Nông trường 720 (Binh đoàn 16) tổ chức hội thi cán bộ Công đoàn giỏi.
"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa Nông thôn mới

"Đòn bẩy" cho các làng nghề phát triển bền vững và vươn xa

TTTĐ - Để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề trên thị trường, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm