Tag

Phó Thủ tướng làm việc với 4 bộ về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập

Tin tức 07/06/2017 19:44
aa
TTTĐ.VN - Ngày 7/6, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) chủ trì cuộc làm việc xem xét, đánh giá về đổi mới cơ chế tự chủ của các ĐVSNCN thuộc 4 Bộ: Công Thương, NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải.

Phó Thủ tướng làm việc với 4 bộ về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập

Buổi làm việc nhằm giúp Chính phủ hoàn thiện Đề án Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại ĐVSNCL trình Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương thảo luận vào tháng 10/2017.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết việc đổi mới, sắp xếp lại ĐVSNCL không phải là cắt giảm cơ học số lượng đơn vị mà là xóa bỏ bất cập, cắt giảm lãng phí ngân sách nhà nước cấp phát cho việc thực hiện dịch vụ công, tinh giản biên chế và mục đích cuối cùng là nâng cao năng lực, hiệu lực và chất lượng trong cung ứng dịch vụ công.

Các bộ, ngành, địa phương cần phải phân loại các dịch vụ hành chính công mà Nhà nước phải trực tiếp thực hiện, dịch vụ nào ĐVSNCL đảm nhiệm và lĩnh vực nào có thể tiến tới giao cho tư nhân tham gia thực hiện.


Phó Thủ tướng làm việc với 4 bộ về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: “Tự chủ tài chính càng cao thì mới tự chủ được về biên chế, tổ chức. Không thể không tự chủ được về tài chính mà đòi trao quyền quá nhiều về xác định biên chế và tuyển dụng cán bộ, nhân viên.”

Tới nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL thuộc một số bộ, ngành. Phó Thủ tướng cho rằng trong hoàn cảnh mới, Quy hoạch này không phải là bất biến. Sau khi Trung ương ra nghị quyết về lĩnh vực này thì các bộ phải rà soát lại mạnh mẽ hơn, đưa ra giải pháp đột phá hơn để tinh gọn lại bộ máy, biên chế đi kèm với tăng cường năng lực, chất lượng.

Bên cạnh đó, cần đánh giá lại cơ chế và mức độ tự chủ ĐVSNCL hiện nay trong từng lĩnh vực. “Tự chủ tài chính càng cao thì mới tự chủ được về biên chế, tổ chức. Không thể không tự chủ được về tài chính mà đòi trao quyền quá nhiều về xác định biên chế và tuyển dụng cán bộ, nhân viên”, Phó Thủ tướng nói.

Gắn liền với tự chủ tài chính, Trưởng Ban Chỉ đạo đề nghị các bộ, ngành, địa phương làm rõ lộ trình chuyển từ phí sang giá dịch vụ công, tính đúng, tính đủ các yếu tố vào giá khi coi đây là điều kiện then chốt để chuyển sang xã hội hóa và tự chủ tài chính của ĐVSNCL. Tuy nhiên, không phải đưa giá dịch vụ lên cao chót vót là tự chủ tài chính, điều này liên quan đến ngân sách nhà nước và khả năng chi trả của người dân, đến yếu tố kiểm soát vĩ mô.

Theo báo cáo, Bộ Giao thông vận tải hiện quản lý 68 ĐVSNCL, trong đó 20 đơn vị tự chủ được chi thường xuyên, 42 đơn vị bảo đảm được 1 phần chi thường xuyên (khoảng 30-70%), Nhà nước bảo đảm 100% chi phí chi thường xuyên cho 6 đơn vị (ở lĩnh vực giám định y khoa, bảo vệ sức khỏe môi trường...).

Bộ GTVT đã rút gọn từ 15 Ban Quản lý dự án xuống còn 8 Ban ở các khối cầu đường, đường sắt, hàng hải, đường bộ, đường thủy nội địa…

Ở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, Bộ đang quản lý 67 ĐVSNCL với 15.421 lao động, giảm 1.324 người so với năm 2011. Trong số này có 3 đơn vị tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, 5 đơn vị tự chủ chi thường xuyên.

Tới năm 2020, Bộ Công Thương sẽ kiện toàn lại hệ thống ĐVSNCL theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL với khoảng 4% đơn vị bảo đảm chi thường xuyên và chuyển sang mô hình doanh nghiệp và tăng dần cấp độ bảo đảm tài chính các năm sau.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ NN&PTNN quản lý là 70, trong đó có 2 đơn vị tự chủ chi thường xuyên, 67 đơn vị tự chủ một phần chi thường xuyên, 1 đơn vị do ngân sách bảo đảm chi. Trong tổ chức bộ máy ĐVSNCL thì các cấp Trưởng, Phó đơn vị nên cho hưởng chế độ công chức, còn lại người lao động có thể ký hợp đồng.

Còn Bộ Tài nguyên và Môi trường có 67% đơn vị thuộc Bộ bảo đảm chi thường xuyên, chiếm hơn 70% tổng số ĐVSNCL. Bộ cũng đẩy mạnh giảm các đầu mối trực thuộc ở cấp huyện đối với Văn phòng đăng ký sử dụng đất đai và Trung tâm phát triển quỹ đất.

Tin liên quan

Đọc thêm

Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Tin tức

Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 6 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới Tin tức

Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện và đồng bộ các khâu trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo nhiều bước tiến quan trọng. Trong đó nổi bật là TP đã đổi mới trong tư duy, cách làm về phân cấp đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từng bước đi vào chiều sâu và thưc chất; đổi mới chương trình bồi dưỡng, chú trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới và kỹ năng mềm...
Con người là yếu tố quyết định của bộ máy sau tinh gọn Tin tức

Con người là yếu tố quyết định của bộ máy sau tinh gọn

TTTĐ - Trong sắp xếp tổ chức bộ máy, việc đánh giá, lựa chọn đúng người, bố trí đúng việc là điều rất quan trọng, đòi hỏi từng cấp ủy TP Hồ Chí Minh, nhất là người đứng đầu các cấp không chỉ công tâm, khách quan, chính trực mà còn phải dũng cảm và quyết liệt.
Quyết tâm cao thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, khắc phục "điểm nghẽn của điểm nghẽn" Tin tức

Quyết tâm cao thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, khắc phục "điểm nghẽn của điểm nghẽn"

Chiều 17/3, ngay sau hội nghị thông báo dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1910 đối với Đảng ủy Chính phủ, Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 tổ chức hội nghị thông báo dự thảo báo cáo của Đoàn đối với Đảng ủy Quốc hội
Tạo mọi điều kiện để Hội phụ nữ các cấp hoạt động hiệu quả Tin tức

Tạo mọi điều kiện để Hội phụ nữ các cấp hoạt động hiệu quả

TTTĐ - Chiều 17/3, Đoàn đại biểu Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam dẫn đầu đã tới thăm, chúc mừng Đảng bộ thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố(17/3/1930-17/3/2025).
Ủy ban MTTQ Việt Nam TP thăm, chúc mừng Đảng bộ TP Hà Nội Tin tức

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP thăm, chúc mừng Đảng bộ TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 17/3, Đoàn đại biểu MTTQ Việt Nam TP, các tổ chức thành viên và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô do đồng chí Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP làm trưởng đoàn đã đến chúc mừng Thành ủy Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ TP.
Bài 4: Tiên phong vượt khó vì sự phát triển trong kỷ nguyên mới Tiêu điểm

Bài 4: Tiên phong vượt khó vì sự phát triển trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Đất nước đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới với những yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra, trong đó có việc sắp xếp tinh gọn bộ máy để đảm bảo sự vận hành hiệu quả, thực hiện các mục tiêu trong giai đoạn mới. Phát huy vài trò nêu gương, Đảng bộ TP Hà Nội đã quyết tâm sắp xếp, tinh gọn bộ máy đảm bảo chặt chẽ, tinh gọn, hiệu quả; tiên phong đưa các nghị quyết, quan điểm của Đảng vào cuộc sống...
Vĩnh Phúc phát huy tự lực, tự cường, phát triển nhanh, bền vững Tin tức

Vĩnh Phúc phát huy tự lực, tự cường, phát triển nhanh, bền vững

TTTĐ - Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế-xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Phát huy sức mạnh tổng hợp phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại Tin tức

Phát huy sức mạnh tổng hợp phát triển công nghiệp quốc phòng hiện đại

TTTĐ - Chiều 15/3, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan về kết quả nghiên cứu, sản xuất công nghiệp quốc phòng công nghệ cao trong năm 2024, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, góp phần cụ thể hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Bài 3: Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá Tiêu điểm

Bài 3: Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

TTTĐ - Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Xem thêm