Tag

Phòng dịch Covid-19 tại các chợ Hà Nội: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là

Đô thị 23/11/2020 11:25
aa
TTTĐ – Thành công rất lớn của Việt Nam là hơn 70 ngày vừa qua không có ca mắc Covid -19 ngoài cộng đồng nhưng thực tế hiện nay, một bộ phận người dân có tâm lý chủ quan, lơ là, không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Chiều 11/11, thêm 26 ca mắc Covid-19 nhập cảnh đã được cách ly Kiểm tra chặt chẽ các cơ sở lưu trú người cách ly và phòng dịch Covid-19 trên địa bàn quận Ba Đình, quận Hoàn Kiếm Thêm 3 ca mắc mới Covid-19 là người nhập cảnh đã được cách ly

Từ ngày 15/11, những người không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 1-3 triệu đồng theo Nghị định 117. Trên thực tế, tại các chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội những ngày qua, có nơi người dân chấp hành nghiêm túc nhưng cũng có chỗ rất lơ là, thờ ơ.

Người dân nhiều nơi thờ ơ với mức xử phạt mới

Chợ dân sinh được biết đến là nơi rất dễ lây nhiễm dịch Covid-19. Thực tế ghi nhận tại nhiều khu chợ, đặc biệt là tại các chợ dân sinh, chợ "cóc" trên địa bàn Thủ đô, nhiều người mua - bán có lúc không đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 hoặc đeo không đúng cách, có cũng như không.

Chị Nguyễn Phương Trà, tiểu thương bán hàng tại tầng 3 chợ Đồng Xuân, chia sẻ: “Trước những khuyến cáo của Ban quản lý chợ trong việc phòng chống dịch Covid-19, tôi thấy cũng nhiều người dân đã có ý thức trong việc tuân thủ chấp hành các quy định. Tuy nhiên, không hiểu sao một số người đến mua hàng vẫn không đeo khẩu trang hay đeo nhưng không đúng quy cách”.

Tại chợ Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, phóng viên cũng ghi nhận nhiều người không đeo khẩu trang, tụ tập, mua sắm tại điểm có nhiều người qua lại. Không chỉ người mua hàng mà các tiểu thương bán hàng tại các khu chợ này hầu hết không đeo khẩu trang.

Phòng dịch Covid-19 tại các chợ Hà Nội: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Tại chợ Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, phóng viên ghi nhận nhiều người không đeo khẩu trang

Ghi nhận tại các chợ dân sinh như Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), Gia Lâm (quận Long Biên), Ngọc Hà (quận Ba Đình)…, số người chưa tuân thủ quy định đeo khẩu trang còn nhiều. Tương tự, tại chợ Nghĩa Đô, phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), nhiều người đi chợ "quên" đeo hoặc đeo khẩu trang chỉ để đối phó.

Đặc biệt, tình trạng người bán hàng cũng như người dân lơ là không đeo khẩu trang cũng dễ thấy tại chợ Ngọc Hà, chợ "cóc" họp phía sau chợ Long Biên, chợ "cóc" phố Phúc Xá…

Tại buổi giao ban trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý diễn ra mới đây, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, thời gian qua, các đoàn kiểm tra của thành phố tiếp tục kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các quận, huyện. Kiểm tra thực tế cho thấy, các đơn vị đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân chủ quan với dịch bệnh, đặc biệt là không đeo khẩu trang tại các nơi công cộng như: Khu chung cư, khu chợ và bến tàu, xe...

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng - Trưởng đoàn kiểm tra số 5 cho biết, Đoàn đã đi kiểm tra ở một số chợ ở huyện Thanh Trì và thực tế cho thấy, đối với những chợ được thông báo trước thì người bán và người mua đều đeo khẩu trang nghiêm túc. Khi kiểm tra đột xuất không báo trước ở một vài điểm chợ khác thì phát hiện nhiều người dân không đeo khẩu trang.

Lãnh đạo thị xã Sơn Tây cho biết thêm, qua kiểm tra tại các chợ truyền thống trên địa bàn, chỉ có 25%-30% người dân chấp hành đeo khẩu trang. Mức xử phạt theo quy định mới cao (từ 1 triệu đến 3 triệu đồng) nên các lực lượng chức năng mới chủ yếu tuyên truyền, nhắc nhở và vận động người dân.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử phạt quyết liệt hơn

Theo ghi nhận, tại khu chợ Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý chợ đã đặt các biển khuyến cáo nhắc nhở người dân tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19, các lọ dung dịch sát khuẩn cũng được đặt ở những nơi thuận tiện cho người dân sử dụng.

Bắt đầu từ 7h ngày 17/11, lực lượng chức năng quận Cầu Giấy đã đồng loạt ra quân tuyên truyền nhắc nhở, xử lý người dân không đeo khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại các nơi công cộng, chợ trên địa bàn.

Theo quan sát PV, quanh các khu vực chợ có nhiều cổng ra, ngoài nhân viên Ban quản lý chợ đứng chốt, quận Cầu Giấy còn huy động nhiều chiến sĩ công an quận và các tổ tuyên truyền, dân quân tự vệ tham gia làm nhiệm vụ. Đối với các nơi có cổng chợ, nếu người dân không đeo khẩu trang thì lực lượng chức năng nhất quyết không cho vào. Vì thế, có khoảng 80% người dân chấp hành đeo khẩu trang tại chợ truyền thống thuộc địa bàn quận.

Trao đổi với báo chí, ông Ngô Ngọc Phương, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Quận ủy Cầu Giấy, cho biết: Bên cạnh triển khai phòng chống dịch Covid-19, quận đã thành lập 4 đoàn kiểm tra các cơ sở kinh doanh đặc biệt ở các khu chợ dân sinh. Cơ bản, các tiểu thương rất tích cực chủ động phòng chống dịch, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều người chủ quan. Lực lượng chức năng đã nhắc nhở và xử phạt một số tiểu thương không đeo khẩu trang.

Được biết, số tiền xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang ở quận Cầu Giấy đến nay là hơn 184 triệu đồng. Mới đây nhất, ngày 19/11, một tiểu thương chợ Nghĩa Tân đã bị lực lượng chức năng phạt 2 triệu đồng do không đeo khẩu trang phòng chống Covid-19.

Phòng dịch Covid-19 tại các chợ: Nơi nghiêm túc, chỗ lơ là
Ngày 19/11, một tiểu thương chợ Nghĩa Tân đã bị lực lượng chức năng phạt 2 triệu đồng do không đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid-19

Chiều 16/11, theo thông tin từ quận Ba Đình, đơn vị này cũng đang tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền người dân việc bắt buộc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng theo Nghị định 117. Các tổ liên ngành đề nghị người dân không được chủ quan, lơ là và tuân thủ nội dung tại các văn bản chỉ đạo của thành phố đã ban hành về công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tại buổi giao ban trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, Trưởng đoàn kiểm tra số 1, cho rằng, nếu chỉ nhắc nhở, tuyên truyền không thì không hiệu quả, vẫn phải xử phạt hành chính để nâng cao ý thức chấp hành của người dân.

Cũng tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý đề nghị các quận huyện cần phải quyết liệt hơn, vận động người dân thực hiện đúng các quy định phòng chống dịch, nhất là việc đeo khẩu trang; tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt hành chính đối với các trường hợp không đeo khẩu trang và đề nghị trong tuần sau các quận huyện phải có báo cáo cụ thể về việc này.

Đọc thêm

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh” Đô thị

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh”

TTTĐ - Việc triển khai Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của TP theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.
Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam Đô thị

5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam

TTTĐ - 5 giải pháp “Trẻ hóa đô thị” hướng đến việc giải quyết những thách thức thực tế của đô thị, từ việc tái sinh không gian công cộng đến phát triển nhà ở bền vững.
Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt 330 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO về hành vi vi xả thải ra môi trường.
Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài Đô thị

Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài

TTTĐ - Các ban, sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm Đô thị

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm

TTTĐ - Với vị trí trung tâm, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhiều cơ quan, trung tâm thương mại và khu vui chơi, tạo áp lực lớn về trật tự đô thị.
"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô Đô thị

"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô

TTTĐ - Việc triển khai Luật Thủ đô và các quy định liên quan đến quản lý không gian ngầm đòi hỏi phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều vấn đề quan trọng.
Xem thêm