Tag

Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh

Chung tay vì an toàn thực phẩm 12/07/2024 18:00
aa
TTTĐ - Chợ dân sinh đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tiềm ẩn nhiều nỗi lo

Theo thống kê, trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 453 chợ, trong đó 15 chợ hạng 1 (chiếm 3,31%), 58 chợ hạng 2 (chiếm 12,8%), 348 chợ hạng 3 (chiếm 76,82%).

Trong tổng số 453 chợ, có 89 chợ kiên cố (chiếm 19,64%), 248 chợ bán kiên cố (chiếm 54,74%), 116 chợ lều lán tạm (chiếm 25,62%). Có 2 chợ đầu mối (chợ đầu mối phía Nam, chợ Minh Khai); 4 chợ hoạt động mang tính chất đầu mối (chợ Long Biên, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ cá Yên Sở, chợ đêm Văn Quán...).

Tại khu vực buôn bán hàng thủy hải sản, thì phần lớn các loại cá được người bán tiến hành mổ ngay trên nền đất hoặc bê tông, bên cạnh cống rãnh thoát nước không được xử lý; không bảo đảm vệ sinh ATTP
Tại khu vực buôn bán hàng thủy hải sản, thì phần lớn các loại cá được người bán tiến hành mổ ngay trên nền đất hoặc bê tông, bên cạnh cống rãnh thoát nước không được xử lý; không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Chợ dân sinh vốn có lợi thế trong cung cấp thực phẩm tươi sống, giá cả phải chăng đến người tiêu dùng. Song, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) chỉ được thực hiện tốt ở một số chợ quy mô, còn các chợ nhỏ lẻ, tự phát vẫn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Đó là nhiều chợ có cơ sở hạ tầng chưa tốt, tiểu thương ý thức chưa cao... từ đó gây nên nỗi lo thực phẩm không đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng.

Đặc biệt, vấn đề truy xuất nguồn gốc, đảm bảo ATTP đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản và rau củ tại các chợ truyền thống không được kiểm soát chặt chẽ. Hầu hết các tiểu thương kinh doanh thực phẩm và rau củ tại các chợ truyền thống đều nhập từ các chợ đầu mối hoặc các cơ sở giết mổ đưa về cũng không nắm rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mà mình bán đến tay người tiêu dùng ra sao.

Theo quan sát tại một số chợ ở khu vực Hà Nội, nhiều chợ có cơ sở vật chất hạn chế, các hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm đan xen, lẫn lộn giữa các mặt hàng với nhau... Thậm chí có nơi người dân họp chợ ngay trên vỉa hè, lòng đường, thực phẩm sống được bày bán lẫn lộn với thực phẩm chín.

Gia súc, gia cầm được bày bán bên cạnh thực phẩm rau quả tại một chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội
Gia súc, gia cầm được bày bán bên cạnh thực phẩm rau quả tại một chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội

Tuy có băn khoăn trước vấn đề bảo đảm ATTP tại các chợ dân sinh nhưng tâm lý chung của nhiều người tiêu dùng vẫn là tiện đâu mua đấy, đánh giá bằng cảm quan “tin nhau là chính”.

Chị Trần Thị Nga (ở Văn Quán, Hà Đông) chia sẻ: “Mình vẫn thường hay đi chợ gần nhà vì tiện. Hơn nữa mua nhiều cũng có hàng quen. Ngày nào người bán cũng ngồi đây, nếu bán không ngon chắc không ai mua, nên không lo bị ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Cũng chung quan điểm trên, chị Nguyễn Thị Thủy (ở quận Long Biên, Hà Nội) cũng cho biết: “Nhà tôi ngay gần chợ nên thức ăn hằng ngày hầu hết đều sang chợ mua. Ở chợ cái gì cũng có nên rất tiện, bình thường tôi chỉ mua đồ tươi sống về nhà chế biến cho sạch sẽ nhưng nhiều hôm bận, tôi ghé qua chợ mua luôn đồ đã chế biến về ăn”.

Khi được hỏi về vấn đề vệ VSATTP tại các chợ dân sinh, bác Phạm Thị Oanh (ở Ngã Tư Sở, Hà Nội) tặc lưỡi: “Ở đâu cũng như thế này cả, nên chợ nào gần thì cứ ra đấy mua cho… tiện”.

Chính tâm lý trên của người tiêu dùng là một trong những nguyên nhân khiến cho các sản phẩm mất VSATTP đã và đang được tiêu thụ một cách… bình thường.

Khó kiểm soát

Người đi chợ mua hàng thường không có thói quen hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm mình mua. Đa phần người bán đều đón tâm lý thích "nhà trồng được" của người mua nên khi được hỏi sẽ nói rằng rau tự trồng hoặc hoa quả ở quê gửi lên, gà vịt nhà tự nuôi... Các loại thịt lợn, thủy hải sản... hay đồ khô mua lẻ đều không thể biết được nguồn gốc, xuất xứ từ đâu.

Tuy nhiên, việc khó khăn nhất trong công tác đảm bảo ATTP đối với thực phẩm đường phố, tại chợ dân sinh chính là do ý thức kém và chủ quan của cả người kinh doanh lẫn người tiêu dùng.

Người mua nên cương quyết nói không với thực phẩm bẩn để góp phần nâng cao an toàn vệ sinh tại các chợ dân sinh
Người mua nên cương quyết nói không với thực phẩm bẩn để góp phần nâng cao an toàn vệ sinh tại các chợ dân sinh

Bởi khi ý thức của người kinh doanh còn hạn chế, hám lợi thì người tiêu dùng lại tỏ ra đơn giản, dễ dãi, không quan tâm lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình, từ đó thức ăn đường phố, tại các chợ dân sinh vẫn tồn tại và trở thành nỗi lo không nhỏ của người tiêu dùng và toàn xã hội.

Do vậy, để bảo đảm ATTP đối với thức ăn đường phố, tại các chợ, việc quan trọng nhất và hơn cả là ý thức tự giác, trách nhiệm và có đạo đức của mỗi người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.

Cùng với đó, người tiêu dùng phải là những người hiểu biết, tự trang bị cho mình và người thân những kiến thức ATTP, nói không với những thực phẩm đường phố không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, an toàn.

Đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và thanh, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời những quán ăn đường phố không tuân thủ và đảm bảo các điều kiện VSATTP, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.

Công khai 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm Công khai 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - UBND quận Hai Bà Trưng đã công bố danh sách các cơ sở vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực ...

Đình chỉ bếp ăn khiến 127 công nhân ngộ độc thực phẩm Đình chỉ bếp ăn khiến 127 công nhân ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Liên quan đến vụ ngộ độc khiến 127 công nhân phải nhập viện điều trị tại Hải Phòng, Cục An toàn thực phẩm ...

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa

TTTĐ - Dị ứng sữa là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, là một phản ứng bất thường ...

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới Nhân sự

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đảm nhận thêm trọng trách mới

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1420/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP).
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá

TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 33 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Lập đoàn phúc tra chấm điểm công tác an toàn thực phẩm năm 2024

TTTĐ - UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 5760/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố năm 2024.
Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách chọn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thịt lợn là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng với cách chế biến đơn giản nên được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng. Để chọn loại thịt tươi ngon an toàn thì người tiêu dùng chưa chắc chắn chưa thật sự hiểu và nhận rõ.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm Sức khỏe

Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở kinh doanh thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và 3 cơ sở thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền 75 triệu đồng.
Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cách bảo quản cốm tươi lâu nhưng vẫn giữ trọn hương vị

TTTĐ - Cốm được xem là món ăn truyền thống đặc sắc ở vùng Bắc Bộ, nhất là tại khu vực Hà Nội. Nguyên liệu để chế biến ra món ăn này là lúa nếp non và thường là lúa nếp cái hoa vàng. Lúa non sẽ được chế biến qua nhiều công đoạn kỳ công, tỉ mỉ mới cho ra mẻ cốm vị ngọt thanh. Cốm còn có yêu cầu rất cao ở khâu bảo quản để đảm bảo giữ đúng hương vị của nó.
Mì chính có thực sự gây hại? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mì chính có thực sự gây hại?

TTTĐ - Mì chính từng rất phổ biến trong căn bếp của các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người cho rằng loại gia vị này gây nguy hại cho sức khỏe.
4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe Chung tay vì an toàn thực phẩm

4 tác hại nguy hiểm của đồ ăn nhanh với sức khỏe

TTTĐ - Đồ ăn nhanh là những loại thực phẩm được sản xuất hàng loạt và ưu tiên tốc độ phục vụ nhanh. Tuy có hương vị hấp dẫn, đáp ứng sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng lạm dụng các thực phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể

TTTĐ - Bếp ăn tập thể ngày càng trở nên phổ biến trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp... Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bếp ăn tập thể vì thế càng trở nên cấp thiết.
Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hơn 83,5% người kinh doanh thực phẩm được trang bị kiến thức ATTP

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, hiện thành phố Hà Nội đang triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường (Tràng Tiền, Hàng Trống) của quận Hoàn Kiếm.
Xem thêm