Tag

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão

Chung tay vì an toàn thực phẩm 31/07/2024 13:00
aa
TTTĐ - Một số xã của huyện Chương Mỹ và Quốc Oai (Hà Nội) đang bị ngập úng sau những trận mưa lớn. Do đó, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong và sau bão, lũ tại các khu vực này vô cùng quan trọng.
Tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ những bữa cỗ tự nấu Đảm bảo an toàn và phòng, chống ngộ độc thực phẩm 6 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm

Đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm

Thời điểm này đang là mùa mưa bão, nguy cơ ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi, thậm chí ngay tại Thủ đô Hà Nội hiện có một xóm thuộc xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) vẫn đang bị cô lập trong nước nhiều ngày qua. Nguy cơ ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh cũng gia tăng.

Vào thời điểm mùa mưa bão, lũ lụt, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão
Lực lượng Công an giúp vận chuyển hàng cứu trợ tại huyện Chương Mỹ

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa mưa bão, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo: Trước khi mùa mưa bão, lũ lụt, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới người dân, người tiêu dùng, người nội trợ (đặc biệt là các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão, lũ cao) trong việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; có kế hoạch chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hóa chất sát khuẩn của ngành Y tế.

Các cơ quan thuộc ngành Y tế chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hoá chất, phương tiện, nhân lực… sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dịch liên quan đến thực phẩm xảy ra; không để lan rộng trong cộng đồng.

Khi mùa mưa bão, lũ lụt xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thủy sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm. Đặc biệt, người dân phải thực hiện ăn chín, uống chín.

Đối với những vùng không đủ nước sạch, người dân có thể sử dụng các loại hoá chất sát khuẩn theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm lợi dụng tình trạng khan hiếm thực phẩm để đưa ra thị trường các loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, vệ sinh.

Bão lũ tan, chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn Nhân dân vệ sinh môi trường, tu sửa, tổng vệ sinh nguồn nước dùng cho ăn uống và các công trình công cộng.

Thông thường, sau mùa mưa bão, lũ lụt, thực phẩm sẽ khan hiếm, đắt đỏ. Nhiều nơi rơi vào tình trạng thiếu đói nhất là đối với Nhân dân miền núi hoặc vùng bị cô lập tạm thời trong khi chờ bão lút rút hẳn.

Chính vì vậy, các địa phương phải nhanh chóng triển khai hỗ trợ Nhân dân. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo không xảy ra tình trạng thực phẩm không bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường.

Nếu không may bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm không đảm bảo, địa phương cần chủ động xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm, không để lan rộng trong cộng đồng.

Những ngày trong mùa mưa bão, người dân có thể dùng thực phẩm (nước tương, muối lạc…) để thay thế thức ăn từ động vật hoặc tận dụng bộ phận của cây chuối, mít non luộc chín ăn để thay thế rau xanh.

Sau mưa lũ, các địa phương cần nhanh chóng dọn vệ sinh môi trường, chôn lấp xác động vật, lau chùi nhà cửa bằng hóa chất tẩy rửa. Việc này có tác dụng lớn trong việc đề phòng ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm.

Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân nên thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa mưa bão: Dự trữ và bảo quản lương thực, thực phẩm an toàn, cảnh giác với các nguy cơ gây ô nhiễm (ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vật lý); rửa tay sạch bằng xà phòng và nước (hoặc chất tẩy pha loãng) sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống và trước khi ăn;

Mọi người làm vệ sinh tất cả bề mặt, dụng cụ sử dụng trong quá trình chuẩn bị thực phẩm; không chế biến thực phẩm trực tiếp trong môi trường nước bị ngập lụt; bảo vệ khu vực bếp và thực phẩm tránh khỏi các loại côn trùng, sâu bọ và các động vật khác; không sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bị ngâm trong nước, hoen rỉ, ngấm nước, bùn…

Những người bị tiêu chảy hoặc có các biểu hiện khác phải tránh xa khu vực chế biến thực phẩm; phân và chất thải phải cách xa khu vực chuẩn bị thực phẩm (bếp và nhà vệ sinh phải riêng biệt).

Đặc biệt, mỗi gia đình nên có hộp thuốc trong đó dự trữ một số thuốc trị bệnh đường tiêu hóa và thuốc chữa bệnh ngoài da đã được bác sỹ hướng dẫn cách sử dụng. Điều này là vô cùng cần thiết đối với Nhân dân thường sống trong khu vực dễ bị tác động bởi mùa mưa bão, lũ lụt.

Sau mùa bão lũ, các gia đình thường rơi vào tình trạng khó khăn nên rất dễ làm qua loa, không chú ý đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo để đảm bảo an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng; không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, do ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm.

Bởi vì, đây rất có thể chính là nguyên nhân gây ra những hiểm họa dẫn đến tử vong và những hệ lụy lớn hơn mà có thể hết mùa mưa bão vẫn chưa khắc phục được.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa mưa bão
Xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn

Ngoài Chloramin B, người dân có thể dùng phèn chua, vôi để xử lý nguồn nước bị nhiễm bẩn; sau 30 phút, cặn lắng xuống đáy có thể gạn lấy nước trong dùng nhưng vẫn phải đun sôi mới uống được.

Đọc thêm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một nam bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh.
Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế về công tác đáp ứng y tế trong ứng phó cơn bão số 3, các đơn vị y tế tiếp tục tăng cường đáp ứng công tác y tế trong và sau mưa bão, lũ lụt
Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3 Sức khỏe

Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của cơn bão số 3, không ít người dân Thủ đô đã tích trữ quá nhiều thực phẩm. Thêm vào đó nhiều khu vực bị mất điện đột ngột, nhiều bà nội trợ lo lắng thức ăn bảo quản trong tủ lạnh khi mất điện dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

TTTĐ - Mưa lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Do đó, nếu không chú ý các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, con người rất dễ bị ngộ độc.
Kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra, giám sát vệ sinh thực phẩm bánh Trung thu

TTTĐ - Hằng năm, ngoài phân khúc bánh tầm trung và bánh phổ thông đến từ các thương hiệu truyền thống thì bánh Trung thu cao cấp đến từ hệ thống khách sạn 5 sao cũng thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Cụ bà nhiễm độc gan do uống 100 viên thuốc đông y Chung tay vì an toàn thực phẩm

Cụ bà nhiễm độc gan do uống 100 viên thuốc đông y

TTTĐ - Ngày 6/9, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh viêm gan nhiễm độc cấp nặng liên quan đến việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
Xử lý nước và vệ sinh môi trường ứng phó bão số 3 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử lý nước và vệ sinh môi trường ứng phó bão số 3

TTTĐ - Bộ Y tế ban hành Công điện số 1101/CĐ-BYT về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão lũ số 3 và mưa lũ.
Kiểm tra chất lượng bánh Trung thu tại khách sạn Pan Pacific Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm tra chất lượng bánh Trung thu tại khách sạn Pan Pacific

TTTĐ - Sáng 6/9, đoàn kiểm tra do đồng chí Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội dẫn đầu đã tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu tại khách sạn 5 sao Pan Pacific Hà Nội (số 1 đường Thanh Niên, quận Ba Đình).
Xem thêm