Tag

Phụ huynh, học sinh mong mỏi Hà Nội bỏ môn thi thứ tư trong kỳ thi vào lớp 10

Giáo dục 11/05/2021 15:51
aa
TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có chiều hướng ngày càng diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội với số ca nghi nhiễm tăng lên từng ngày, học sinh, phụ huynh mong muốn thành phố sớm bỏ môn thi thứ tư trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 để giảm bớt áp lực cho thí sinh…
Dạy học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế thành ưu điểm vượt trội Các nhà trường kiểm tra, đánh giá phù hợp trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh

Học sinh lo lắng

Những ngày gần đây, trên các diễn đàn giáo dục, nhiều phụ huynh có con thi vào 10 tại Hà Nội đã đồng loạt lên tiếng đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội bỏ môn thi thứ tư - môn Lịch sử - để giảm tải áp lực cho các con.

Chị Mai Thị Lan (phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Lứa học sinh 2006 đã quá thiệt thòi khi cả 2 năm đều phải nghỉ học dài ngày để ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Dù có giải pháp là học trực tuyến nhưng việc học bị xáo trộn liên tục không khỏi khiến học sinh cảm thấy áp lực, uể oải, mất đi khí thế và tinh thần”.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kỳ thi càng đến gần, chị Lan càng sốt ruột khi con gái luôn lo lắng.

"Đây là giai đoạn nước rút của các con, đặc biệt là giai đoạn vàng để ôn luyện môn thi thứ 4. Tuy nhiên, nhà trường chỉ ôn luyện 1-2 buổi Lịch sử theo thời khóa biểu. Lớp học thêm cũng đóng cửa, các con buộc phải ôn thi bằng hình thức online.

Con mình đang rất áp lực, vì trước đó cháu dồn tâm huyết vào 3 môn Toán - Văn - Anh, theo kế hoạch đây là thời gian tập trung vào môn Sử. Tuy nhiên, việc ôn luyện online đã khiến con không còn hứng thú như ban đầu" - chị Lan cho biết.

Không chỉ chị Lan, nhiều phụ huynh có con năm nay thi vào lớp 10 cũng đồng loạt bày tỏ mong muốn thành phố sớm bỏ môn thi thứ tư để học sinh ổn định tâm lý.

“Kỳ thi chuyển cấp đang cận kề, trong khi một ngày các con chỉ học online được 3 tiết theo chương trình của nhà trường. Khi học trực tuyến, giáo viên không thể hướng dẫn từng học sinh, chất lượng buổi học so với trực tiếp trên lớp bị giảm rất nhiều. Với việc học ôn như vậy là không đủ để các con thi vào lớp 10, đặc biệt là môn Lịch sử”, phụ huynh Vũ Quyên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bày tỏ.

Chị Quyên cũng cho rằng, những phần kiến thức cuối cùng trong giai đoạn nước rút thì các con phải học online, hiệu quả không thể cao bằng trực tiếp.

Giảm áp lực cho học sinh

Theo dự kiến, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập ở Hà Nội diễn ra vào 2 ngày 10 – 11/6. Thí sinh thi 4 môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và Lịch sử, Như vậy, chỉ còn tròn một tháng nữa là kỳ thi tuyển vào lớp 10 THPT Hà Nội năm 2021 sẽ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 như hiện nay, nhiều phụ huynh lo lắng kỳ thi khó diễn ra đúng kế hoạch.

Theo đó, việc học tập và ôn luyện của các con cũng không được đảm bảo do phải học trực tuyến. Vì vậy, bỏ môn thi thứ tư là sự chia sẻ cùng phụ huynh và giảm áp lực thi cử cho học sinh.

Chia sẻ nguyện vọng của mình, anh Nguyễn Đình Vỹ (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Rất nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước đều áp dụng thi tuyển sinh vào lớp 10 bằng 3 môn, có tỉnh 4 môn thì môn thi thứ tư là môn tổ hợp, hoặc được công bố môn thi rất sớm. Riêng Hà Nội đến tận giữa tháng 3 môn thi thứ tư mới được công bố. Đó đã là thiệt thòi rất lớn cho thí sinh. Thêm nữa là dịch bệnh phức tạp như thế này, chúng tôi mong chờ ngành giáo dục sớm có điều chỉnh để phụ huynh, học sinh bớt lo lắng, áp lực”.

Chị Đỗ Thị Phượng (trú tại quận Ba Đình) cũng cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để Sở GD&ĐT Hà Nội thông báo bỏ môn thi thứ tư. Đó chính là sự chia sẻ khó khăn trong tình hình dịch bệnh Covid- 19 nhạy cảm và động viên các con trong kỳ thi vào lớp 10 mùa dịch.

Nhiều phụ huynh cũng kiến nghị Sở GD&ĐT Hà Nội nên đưa ra quyết định sớm để phụ huynh và các con đỡ lo âu, thấp thỏm, không nên để đến "phút 89" mới đưa ra thông báo.

Tính đến nay, Hà Nội và Bắc Giang là hai địa phương tổ chức thi vào lớp 10 THPT công lập bằng 4 bài thi độc lập (Toán - Văn - Anh - môn thi thứ tư). Các địa phương còn lại chủ yếu tổ chức ba môn độc lập hoặc có hai môn Toán - Văn và bài thi tổ hợp nhằm giảm áp lực và phù hợp với tình hình dạy học năm học 2020 - 2021 khi chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid- 19.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm