Tag

Phụ huynh lo lắng về tình trạng con mình phải học hơn 8 tiết mỗi ngày

Giáo dục 09/09/2021 07:00
aa
TTTĐ - Sau vài ngày học trực tuyến, nhiều cha mẹ có con học cấp THCS tại Hà Nội đang rất lo lắng về tình trạng con mình phải học 8,9 tiết mỗi ngày trước màn hình máy tính.
Đề nghị giảm cước, tăng băng thông cho học sinh học trực tuyến Dạy và học trực tuyến: Từ giải pháp tình thế đến chiến lược mang tầm vóc quốc gia Giáo viên, phụ huynh cùng “hiến kế” học trực tuyến hiệu quả

7,8 tiếng tiếp xúc với máy tính mỗi ngày

Nhiều trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đang dạy học sinh 2 buổi mỗi ngày, tổng số tiết học lên tới 7,8 thậm chí là 9 tiết. Tính ra, một ngày học sinh phải tiếp xúc với máy tính tầm khoảng 7 đến 8 tiếng đồng hồ.

 Nhiều học sinh cấp THCS phải học 8, 9 tiết trực tuyến mỗi ngày (ảnh minh hoạ)
Nhiều học sinh cấp THCS phải học 8, 9 tiết trực tuyến mỗi ngày (ảnh minh hoạ)

Chị Đinh Thu Thuỷ ở quận Long Biên cho biết: “Con tôi đang học lớp 9, ngày nào con cũng bắt đầu học từ 7h30 đến 11h30 và buổi chiều tiếp tục từ 14h đến 17h30. Hầu như ngày nào con cũng học 5 tiết sáng và 4 tiết chiều, có 2 buổi trống thì con sẽ học bổ trợ… Tóm lại ngày nào cũng kín lịch như vậy. Dù cô giáo nói, mỗi tiết có 40 phút và giữa các tiết sẽ có 10 phút nghỉ nhưng học xong tiết này, con lại đăng nhập vào luôn tiết học tiếp theo để chuẩn bị sẵn sàng chứ cũng không hề nghỉ ngơi. Như vậy, tính ra, mỗi ngày con tôi phải tiếp xúc với máy tính khoảng 8 tiếng đồng hồ, chưa kể hôm nào có bạn không hiểu bài thì thời gian tiếp xúc với máy tính còn nhiều hơn thế… Tôi thực sự lo ngại, với kiểu học này, tài chưa thành mà đã thấy tật ở mắt rồi”.

Anh Nguyễn Quang Sáu ở quận Long Biên chia sẻ: “Tôi có 2 con, một đứa học lớp 6 và một đứa học lớp 8, tôi thấy các cháu ngồi từ 7h30 sáng đến 11h30 trưa, ăn uống xong, 1h30 cháu lại tiếp tục ngồi vào bàn học cho đến 17h chiều. Tôi thật sự rất lo, bởi thời gian cháu tiếp xúc với máy tính quá nhiều. Nếu như đi học trực tiếp, việc dạy học 2 buổi mỗi ngày là rất tốt nhưng hiện nay phải học trực tuyến, tôi nghĩ chỉ nên chú trọng kiến thức cơ bản, nếu cứ mở mang học cho đủ như học trực tiếp thì sẽ dẫn theo rất nhiều hệ luỵ mà điều nhìn thấy trước mắt là thị lực và tâm lý của các cháu”.

Phụ huynh lo lắng về tình trạng con mình phải học hơn 8 tiết mỗi ngày
Thời khoá biểu của 1 trường THCS tại quận Long Biên
Thời khoá biểu sáng và chiều của 1 trường THCS tại quận Long Biên

Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện nay nhiều trường công lập trên địa bàn Hà Nội đang cho học 2 buổi mỗi ngày, kể cả học sinh lớp 6 cũng vẫn phải học cả sáng lẫn chiều. Theo thời khoá biểu của lớp 8x.., trường THCS Ái Mộ, buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 là 5 tiết, buổi chiều cũng kín 4 tiết từ thứ 2 cho đến thứ 5 bao gồm cả học thêm bổ trợ (do cô giáo ghi chú thêm bên ngoài thời khoá biểu).

Tại trường THCS Dục Tú (Đông Anh), khối 8 cũng học 4 tiết sáng và 3 tiết chiều…, Lớp 9x trường THCS Võng La (Tây Hồ) cũng học đều sáng 5 tiết, chiều 3 tiết… Nhiều trường THCS trên địa bàn quận Long Biên học cả tuần sáng 5 tiết, chiều 4 tiết kín lịch từ thứ 2 đến thứ 7.

Lợi bất cập hại

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra vô số những tác hại của việc tiếp xúc nhiều với máy tính, đặc biệt với lứa tuổi học sinh. Trước tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, có thể học gì thi đó nên các nhà trường và giáo viên bị áp lực tâm lý nặng nề dẫn đến việc cố gắng học đủ chương trình và ôn tập. Vì thế muốn giảm tải chương trình học, trước tiên cần phải giảm tải về thi cử.

Tiếp xúc màn hình máy tính quá lâu sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ
Tiếp xúc màn hình máy tính quá lâu sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ

Ở góc độ là nhà khoa học giáo dục, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rồi, thời gian tiếp xúc với máy tính nhiều quá sẽ khiến con người trở nên phụ thuộc và lạm dụng vào màn hình. Ngoài ra, theo các nghiên cứu về nghiện game online, người ta lấy tiêu chuẩn để chuẩn đoán về nghiện và phụ thuộc là 6 tiếng tiếp xúc với màn hình máy tính trở lên và nhu cầu ngày càng tăng, cứ ngắt khỏi màn hình là cáu gắt. Bây giờ việc dạy học online nhiều như vậy, bên cạnh đó, bố mẹ không thể kiểm soát được thời gian còn lại trong ngày mà con tiếp cận với màn hình trong cuộc sống… dẫn đến tổng thời gian sử dụng màn hình của đứa trẻ trở nên quá tải.

“Khi quá tải thì đứa trẻ sẽ có biểu hiện tổn thương về mặt thể chất gồm: Mắt, lưng, cột sống… bị ảnh hưởng trực tiếp. Bên cạnh đó, mắt điều tiết nhiều quá sẽ dẫn đến đau đầu, mất ngủ; ảnh hưởng của việc ngồi nhiều là thiếu vận động, không có thời gian để giải toả căng thẳng, đứa trẻ trở nên dễ cáu gắt hơn. Từ đó dẫn đến năng lực nhận thức của trẻ ngày càng kém, khi ngồi trước màn hình nhiều không tập trung, khả năng ghi nhớ giảm, khả năng suy nghĩ, phản ứng, trả lời theo cách thức tư duy cũng giảm. Có thể sẽ có đứa trẻ sẽ rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, thể hiện luôn cảm thấy bồn chồn, không ngồi yên được 1 chỗ, rồi cảm thấy mất năng lượng…

Đã thế, ngoài thời gian học ra, học sinh không tham gia bất cứ hoạt động nào, các em lại tiếp tục chú tâm vào những hoạt động trên màn hình, đứa trẻ trở nên thu mình lại…Về mặt lâu dài, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ”, PGS. TS Trần Thành Nam cho biết.

(ảnh minh hoạ)
(ảnh minh hoạ)

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra, trẻ thành niên từ 15 đến 18 tuổi là giai đoạn cần phải khám phá, xác định bản sắc thì việc tiếp xúc với máy tính lâu các em sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với trẻ ít tuổi. Bên cạnh đó, những áp dụng của vấn đề học tập hiện nay làm cho các em trở nên quá căng thẳng trong cuộc sống giãn cách.

PGS. TS Trần Thành Nam nêu quan điểm: Tôi cho rằng, hiện nay, mọi người tiếp cận việc học trực tuyến này nhưng vẫn trên quan điểm là dạy học trực tiếp. Dạy học mà nhiều thế nghĩa là vẫn tiếp cận nội dung, dạy đối phó, dạy để đáp ứng thi chứ không phải dạy học để phát triển năng lực.

Dạy học trên mạng cần phải áp dụng mô hình lớp học đảo ngược. Nghĩa là các cô phải cung cấp học liệu cho học sinh đọc trước, khi vào lớp online chỉ thảo luận, cô đặt câu hỏi, gợi cho các con cùng chia sẻ trên các nhóm, không phải lôi cách thức dạy trực tiếp ở trên lớp, cứ giảng giải, bắt làm bài tập… dạy như thế không đúng tinh thần mới chuyển đổi số…

Mục tiêu của ngành giáo dục là cố gắng phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Từ đó, góp phần đắc lực thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, tạo ra nguồn nhân lực cao, có khả năng hội nhập quốc tế và đáp ứng tốt với những yêu cầu của thời đại mới.

Đọc thêm

Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10 Giáo dục

Hôm nay, TP Hồ Chí Minh công bố điểm chuẩn thi vào lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ công bố điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025 vào lúc 14h ngày hôm nay (3/7), sớm hơn 1 tuần so với lịch ban đầu.
Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội Giáo dục

Linh hoạt hình thức xác nhận nhập học vào lớp 10 ở Hà Nội

TTTĐ - Thay vì chỉ xác nhận nhập học trực tuyến như năm học trước, năm nay, học sinh có thể xác nhận nhập học trực tiếp hoặc trực tuyến, thời gian từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên Giáo dục

Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên

TTTĐ - Hà Dũng là nam sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất trong số 283 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội với điểm 9.0 môn Hóa chuyên.
Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7 Giáo dục

Học sinh trúng tuyển lớp 10 nhập học từ ngày 5-7/7

TTTĐ - Học sinh trúng tuyển lớp 10 xác nhận nhập học từ 13h30 ngày 5/7 đến ngày 7/7.
Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7? Giáo dục

Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7?

TTTĐ - Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo Nghị định này, lương của giáo viên sẽ như thế nào?
Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024 Giáo dục

Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024

TTTĐ - THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, THPT Yên Hòa và THPT Chu Văn An là 3 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 công lập cao nhất mùa tuyển sinh năm học 2024 - 2025 với số điểm 42,5 điểm.
Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội Giáo dục

Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội

TTTĐ - Chiều 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào 119 trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.
The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái” Giáo dục

The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái”

TTTĐ - Để giúp các bé tiếp cận và yêu thích tiếng Việt từ những bước đầu tiên, Thepoetmagazine đã phát triển một chuyên mục bảng chữ cái. Đây không chỉ là công cụ giáo dục cơ bản mà còn là nguồn tài nguyên vô giá giúp bé học và thực hành ngôn ngữ. Để sử dụng toàn bộ tiện ích, đảm bảo bé học nhanh - thuộc lâu bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản.
Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh Giáo dục

Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh

TTTĐ - Sự kiện Pre-Departure Briefing đã chính thức quay trở lại trong năm 2024. Bước sang năm thứ 17, sự kiện sẽ được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM vào ngày 6 và 13 tháng 7 tới.
Xem thêm