Tag

Phụ huynh mong con học mầm non và tiểu học được đến trường

Giáo dục 24/01/2022 19:05
aa
TTTĐ - Được đến trường học trực tiếp đang là mong mỏi của nhiều phụ huynh có con học bậc mầm non và tiểu học ở Hà Nội.
Phụ huynh mong muốn cho con đến trường khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Trường học hạnh phúc thu hút các bậc phụ huynh Trung Quốc Khối cấp ba trở lại trường: Học sinh háo hức, phụ huynh lo lắng

Lo ngại trẻ ở nhà quá lâu

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 14/2, các trường sẽ tổ chức dạy trực tiếp với bậc mầm non, tiểu học và khối lớp 6, trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ. Đây là phương án vừa được Sở GD&ĐT thành phố đề xuất trong tờ trình Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh về việc tổ chức dạy trực tiếp sau Tết Nguyên đán.

Tại Hà Nội, dù chưa có kế hoạch đón học sinh khối mầm non và tiểu học trở lại trường nhưng lãnh đạo Sở GD&ĐT cũng cho biết, nếu tình hình ổn định, Sở sẽ đề xuất với thành phố cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022.

Nhiều phụ huynh có con học Tiểu học và mầm non mong cho con được đi học trực tiếp
Nhiều phụ huynh có con học tiểu học và mầm non mong cho con được đi học trực tiếp

Trước những thông tin này, nhiều bậc phụ huynh Thủ đô cũng sốt sắng, hi vọng Hà Nội sẽ triển khai việc tổ chức dạy trực tiếp không chỉ với bậc THCS, THPT, đại học mà với cả bậc mầm non, tiểu học.

Chị Cao Thu Hiền (33 tuổi, đang sinh sống tại quận Hoàn Kiếm) cho biết, gia đình chị có 1 bé 4 tuổi và 1 bé 6 tuổi, chị rất mong muốn các con được đến trường. Gần một năm nay trẻ nghỉ dịch ở nhà, chị phải chuyển đổi công việc sang kinh doanh online. Không những thế, chị nhận thấy, lớp 1 dù mẹ học cùng và dạy theo hướng dẫn của cô giáo thì việc học cũng không thể hiệu quả bằng con được cô chỉ dạy.

Chị Hiền chia sẻ: “Bé lớn nhà mình ở nhà lâu đã thay đổi mọi thói quen, bây giờ xem tivi, điện thoại nhiều, không được tiếp xúc bạn bè, thầy cô. Bé nhỏ thì cũng học đòi theo anh xem điện thoại, nếu cất đi thì cháu sẽ khóc, mình cũng thử nhiều biện pháp hạn chế cho bé nhưng chỉ được vài hôm bé lại đòi vì lâu ngày không được ra ngoài mà điện thoại lại có tính chất giải trí cao. Mình nghĩ nên cho trẻ đi học lại để các con được giao tiếp nhiều hơn và phát triển các kỹ năng mềm”.

Anh Ngô Quang Đăng (35 tuổi, đang sinh sống tại quận Tây Hồ) cho biết: “Trẻ ở độ tuổi mầm non cần phải quay lại trường học để tiếp tục hoàn thiện quá trình phát triển thể chất, tư duy một cách hoàn chỉnh nhất. Tôi nghĩ phải mở cửa trường mầm non để nhịp sống được bình thường mới thật sự.

Nhiều cha mẹ cho rằng, lứa tuổi lớp 1, dù được cha mẹ dạy nhưng sẽ không hiệu quả bằng được cô giáo dạy trực tiếp
Nhiều cha mẹ cho rằng, lứa tuổi lớp 1, dù được cha mẹ dạy nhưng sẽ không hiệu quả bằng được cô giáo dạy trực tiếp

Để trẻ ở nhà mãi cũng đã và đang phát sinh nhiều hệ lụy nhãn tiền. Hơn nữa, cha mẹ nào cũng phải đi làm, nếu không mở cửa trường mầm non, họ sẽ phải tìm nhóm trông trẻ hoạt động “chui” để gửi con thì sẽ có nhiều rủi ro. Dù biết khó, nhưng nếu được quyền lựa chọn thì tôi chọn cho con đi học lại và chấp nhận rủi ro, phụ huynh khác có quyền lựa chọn, hoặc ở nhà trông con, hay gửi con cho nhóm trẻ nào đó, hoặc gửi con ở trường”.

Ngược lại, chị Nguyễn Phương Nga (31 tuổi, đang sinh sống tại quận Tây Hồ) lại không đồng tình cho con đi học trực tiếp trong khi Hà Nội đang rất nhiều ca nhiễm. Chị cho rằng các con còn quá nhỏ, chưa thể tự thực hiện các biện pháp phòng chống dịch an toàn. Đặc biệt, độ tuổi của các con chưa được tiêm vắc xin nên không yên tâm để cho trẻ đến trường vào thời điểm này.

Chị Nga bày tỏ : “Các con còn nhỏ chưa tự thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch bệnh. Hơn nữa các con chưa được tiêm vắc xin. Trong khi các nghiên cứu chung đều cho thấy những người nhiễm bệnh COVID sau khi khỏi bệnh vẫn còn ảnh hưởng sức khỏe. Trẻ con tương lai còn dài.

Học kỳ qua các con cũng đã dần quen với cách học online. Nếu phải thực hiện theo đề xuất trên, tôi sẽ chọn học online. Tôi không yên tâm cho con đến trường. Lỡ nhiễm bệnh không lường trước được như thế nào thì ảnh hưởng đến cả tương lai sau này của con”.

Nguy cơ bỏ lỡ giai đoạn vàng

Về vấn đề cho trẻ trở lại trường học trực tiếp hay ở nhà học online, nhiều chuyên gia đã khẳng định, việc học trực tuyến quá dài sẽ kéo thêm một hệ lụy không tốt đến tâm lý của trẻ. Theo đó trẻ có nhiều giai đoạn phát triển tốt như từ 0 – 3 tuổi, 3 – 6 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển. Nếu trong giai đoạn này mà trẻ bị bó buộc trong 4 bức tường, bố mẹ không hiểu tâm lý giáo dục, lại còn bận rộn với công việc thì trẻ sẽ rất thiệt thòi.

Trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học có những giai đoạn vàng để phát triển
Trẻ ở độ tuổi mầm non và tiểu học có những giai đoạn vàng để phát triển

TS chuyên ngành tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh, Tổng Giám đốc Học viện Thành Công (Hà Nội) cho rằng, học trực tuyến kéo dài sẽ kéo theo những tổn thương, biến đổi về tâm lý, tạo thói quen sinh hoạt khác.

Trong một khoảng thời gian dài, trẻ không được gặp gỡ thầy cô, bạn bè cùng trang lứa để được nô đùa, trải nghiệm mà chỉ tiếp xúc với 4 bức tường, iPad, tivi, điện thoại... điều này thực sự đáng báo động.

Về vấn đề bao giờ học sinh mầm non và tiểu học có thể quay trở lại trường, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, học sinh ở lứa tuổi này cần phải được bảo vệ an toàn nhất khi đến trường.

“Chúng tôi cũng mong sớm có vắc xin phòng COVID-19 để tiêm cho các em. Chỉ khi được tiêm mới tạo ra được sức đề kháng cho học sinh quay trở lại trường học. Về kế hoạch tiêm cho đối tượng học sinh từ 5 - 11 tuổi, ngành Y tế Hà Nội đang chủ trì, phối hợp với các bên và báo cáo cấp trên để đợi nguồn vắc xin, sau đó sẽ triển khai trong thời gian thích hợp”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ.

Nhiều ý kiến cho rằng, với lứa tuổi mầm non và tiểu học cũng nên triển khai theo tinh thần tự nguyện, kết hợp song song hai hình thức học tập trực tuyến và trực tiếp. Phụ huynh nào đồng ý thì sẽ để con học trực tiếp, phụ huynh nào không đồng ý thì cho con học trực tuyến, nhà trường vẫn đảm bảo linh hoạt, không để cho bất cứ trẻ nào bị thiệt thòi.

Đọc thêm

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 Giáo dục

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10

TTTĐ - 77 trường trung học tư thục trên địa bàn phố Hà Nội sẽ tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
Xem thêm