Tag
Hà Nội dự kiến học phí năm học 2023-2024 ở mức thấp nhất theo khung

Phụ huynh mong muốn tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục

Giáo dục 17/05/2023 14:58
aa
TTTĐ - Hiện đời sống người dân đã ổn định sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nền kinh tế cũng đang dần phục hồi, vì vậy, TP Hà Nội dự kiến tăng học phí từ năm học 2023-2024. Mức tăng này bằng mức sàn (mức thấp nhất) trong khung quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Tăng học phí, tăng nỗi lo với sinh viên nghèo Hà Nội xem xét mức thu học phí giáo dục công lập năm học 2023-2024 Hà Nội đề xuất học phí bằng mức sàn theo quy định của Chính phủ

Tăng học phí sau 3 năm đời sống người dân dần phục hồi sau đại dịch

Tại kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 này, UBND TP dự kiến trình HĐND TP Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn TP Hà Nội năm học 2023-2024.

Theo dự thảo Nghị quyết, mức thu học phí năm học 2023 - 2024 tăng gần gấp đôi từ bậc mầm non đến THCS khu vực thành thị. Cụ thể, học sinh vùng thành thị áp dụng mức chung là 300.000 đồng/học sinh/tháng cho cả 4 bậc học từ mầm non tới THPT. Học sinh vùng nông thôn từ bậc mầm non tới THCS áp dụng mức 100.000 đồng/học sinh/tháng, bậc THPT là 200.000 đồng/học sinh/tháng. Học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ bậc mầm non tới THCS áp dụng mức 50.000 đồng/học sinh/tháng, bậc THPT là 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Như vậy, so với mức học phí cũ, học phí từ mầm non đến THCS vùng thành thị tăng gần gấp đôi, từ 155.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng. Học phí bậc THPT tăng từ 217.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương

Trước thông tin cho rằng TP Hà Nội đề xuất mức thu học phí năm học 2023-2024 cao, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Trần Thế Cương lý giải: Hiện nay, đời sống người dân đã ổn định sau dịch COVID-19, nền kinh tế dần phục hồi. Tuy nhiên, để bảo đảm ổn định mức học phí so với năm học 2022-2023, TP Hà Nội dự kiến đề xuất mức thu học phí năm học 2023-2024 bằng mức học phí năm học 2022-2023 và bằng mức sàn (mức thấp nhất) trong khung quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Đơn cử, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định mức sàn học phí của học sinh các cấp học là 300.000 đồng/học sinh/tháng, mức trần học phí của học sinh mầm non, tiểu học là 540.000 đồng/học sinh/tháng; Mức trần học phí của học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông là 650.000 đồng/học sinh/tháng. TP Hà Nội đề xuất mức thu học phí tất cả học sinh các cấp học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đều là 300.000 đồng/học sinh/tháng, tức là mức thấp nhất trong khung quy định của Chính phủ.

Cũng theo ông Trần Thế Cương, nhằm chia sẻ với người dân trong bối cảnh có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm học 2022-2023, Hà Nội áp dụng chính sách hỗ trợ mức học phí của học sinh các cấp học. Hiện nay, đời sống người dân TP đã ổn định, vì vậy, TP Hà Nội dự kiến đề xuất HĐND TP tạm dừng hỗ trợ học phí từ năm học 2023-2024. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến mức đóng của phụ huynh có thể tăng cao hơn so với năm học trước.

Tuy dừng hỗ trợ học phí nhưng năm học 2023-2024, TP tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi đối tượng học sinh đều được hưởng công bằng trong tiếp cận giáo dục. Cụ thể, các đối tượng học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo; Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ; Học sinh khuyết tật và các đối tượng chính sách khác được hưởng chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP

Tăng học phí

Câu chuyện sớm hay muộn

Năm học 2022-2023, câu chuyện tăng học phí từng được đưa ra bàn thảo. Sau đó, tại Nghị quyết 17/2022/NQ-HĐND ngày 12/9/2023 HĐND TP Hà Nội đã quyết định mức học phí học sinh phải đóng thực tế năm học 2022-2023 giữ nguyên như mức phải đóng năm học 2021-2022. TP Hà Nội sẽ dùng ngân sách để bù đắp phần chênh lệch tăng so với năm học trước và tiếp tục hỗ trợ 50% học phí cho cả năm học 2022-2023 như mức hỗ trợ năm học 2021-2022. Việc này là cần thiết, thể hiện sự chia sẻ những khó khăn với người dân sau 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Sau 1 năm "phục hồi", hiện đời sống người dân đã ổn định. Năm 2022, mức thu nhập bình quân của người dân TP đã so với năm 2021 là 7,01%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,4% . Tính riêng bốn tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,81% với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, từ 1/7, lương cơ bản tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng một tháng, tương đương 20%.

Theo quy định của Trung ương, hằng năm, căn cứ điều kiện kinh tế xã hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng chi trả của người dân, địa phương được quyết định mức học phí cụ thể trong khung quy định của Chính phủ với tỷ lệ tăng không quá 7,5%.

Tăng học phí là câu chuyện sớm hay muộn. Vấn đề là tăng học phí thì có tăng chất lượng đào tạo, tăng đầu tư cơ sở vật chất… hay không là những băn khoăn khó tránh khỏi.

Chị Lê Mỹ Hạnh (41 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) có hai con năm học tới sẽ lên lớp 7 và lớp 10, đồng nghĩa các khoản đóng góp cho một năm học của các con nhà chị Thảo sẽ tăng lên. Nếu theo dự kiến, mỗi con nhà chị sẽ phải nộp học phí ở mức đóng cao nhất, áp dụng cho khu vực thành thị là 300.000 đồng/tháng.

Không bất ngờ với việc tăng học phí, song chị Hạnh mong muốn là học phí tăng, chất lượng giáo dục cần được đầu tư nhiều hơn, ngành Giáo dục cũng cần giám sát cả tình trạng đóng thêm các khoản tiền xã hội hóa. "Với khoản học phí theo dự kiến, với mặt bằng thu nhập hiện nay, thì việc đóng học cho con là phù hợp. Chúng tôi mong muốn chất lượng giáo dục Thủ đô ngày càng được nâng cao để mỗi ngày các con đến trường không chỉ nhân được kiến thức, mà còn nhận được nhiều niềm vui".

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm