Tag

Tăng học phí, tăng nỗi lo với sinh viên nghèo

Giáo dục 02/05/2023 17:23
aa
TTTĐ - Sau hai năm không tăng theo quy định của Chính phủ, nhiều cơ sở giáo dục đại học dự kiến tăng 10 - 20% học phí năm tới 2023 - 2024.
Không tăng học phí, giảm gánh lo cho phụ huynh sau đại dịch Cử tri lo lắng học phí và các dịch vụ tăng cao trong khi tiền lương chưa tăng Hà Nội yêu cầu các nhà trường không để xảy ra lạm thu, học thêm, dạy thêm sai quy định Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 như năm học 2021 - 2022

Trong bối cảnh các trường phải tự chủ và giá cả thị trường tăng, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, việc tăng học phí đại học là "tất yếu". Câu chuyện tăng học phí đồng thời tăng thêm nỗi lo với những sinh viên nghèo ngoại tỉnh…

Học phí tăng từ 10 - 20%

Sau 2 năm không tăng học phí do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều trường đại học, học viện dự kiến tăng 10-20% học phí từ năm học 2023-2024. Cơ sở pháp lí để các trường thực hiện là Nghị định 81 của Chính phủ về quản lý học phí.

Nhiều cơ sở giáo dục đại học tăng học phí, tăng nỗi lo với sinh viên nghèo
Nhiều cơ sở giáo dục đại học tăng học phí, tăng nỗi lo với sinh viên nghèo

Nghị định số 81 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí với cơ sở giáo dục công lập và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, năm 2022 - 2023, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên dao động từ 12 - 24,5 triệu đồng/năm học.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ yêu cầu giữ nguyên mức thu học phí năm học 2022 - 2023 như năm học trước ở tất cả cấp học từ mầm non đến đại học. Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021 - 2022 quy định tại Nghị định 81.

Ở năm học 2023 - 2024, nhiều cơ sở giáo dục điều chỉnh mức tăng học phí. Theo đó, đối với chương trình đại trà, chương trình chuẩn, học phí sẽ được điều chỉnh theo từng năm theo quy định tại Nghị định 81 của Chính phủ, tức là tăng theo từng năm, theo lộ trình. Do đó, càng những năm sau thì học phí đại học sẽ càng tăng.

Học viện Tài chính dự kiến áp dụng mức học phí mới cho tân sinh viên năm 2023 - 2024 từ 22 - 24 triệu đồng với các ngành đào tạo theo chương trình chuẩn (tăng 10 - 20% so với năm học trước). Học phí với chương trình chất lượng cao tăng nhẹ lên 48 - 50 triệu đồng.

Năm 2022 và 2023, trường Đại học Điện lực không tăng học phí theo quy định của Chính phủ nhằm hỗ trợ sinh viên, phụ huynh hoàn cảnh khó khăn. Trường ổn định mức thu 14 triệu đồng/năm học với các ngành đào tạo hệ chính quy khối Kinh tế và gần 16 triệu đồng với khối Kỹ thuật. Năm học tới, học phí hai khối ngành này sẽ lần lượt gần 16 và 18 triệu đồng, tăng 14%.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến học phí hệ đại trà 500.000 đồng/tín chỉ với khóa sinh viên 2023 - 2024 (tăng 60.000 đồng/tín chỉ so với năm trước). Tương tự, hệ chất lượng cao, cũng tăng lên 1,5 triệu đồng/tín chỉ, so với mức cũ 1,3 triệu đồng.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm học 2022 - 2023 học phí hệ chính quy chương trình chuẩn từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Năm học tới, học phí được nhà trường dự kiến từ 16 triệu đồng đến 22 triệu đồng/năm.

Nhiều cơ sở giáo dục tại TP Hồ Chí Minh cũng đã công bố mức tăng học phí. Cụ thể, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM) dự kiến thu mức học phí 30 triệu đồng/năm với chương trình chuẩn. Mức thu này tăng 2,5 triệu đồng so với năm trước. Được biết, mức học phí dự kiến cao nhất của trường lên đến hơn 800 triệu đồng/năm đối với chương trình chuyển tiếp quốc tế.

Trường Đại học Ngân hàng TP HCM dự kiến mức học phí năm học 2023 - 2024 là 7.050.000 đồng/học kỳ (tăng 800.000 đồng so với năm trước). Với chương trình đại học chính quy chất lượng cao dự kiến mức học phí rơi vào khoảng hơn 18 triệu đồng/học kỳ.

Tăng gánh nặng với sinh viên ngoại tỉnh

Trong bối cảnh các trường phải tự chủ và giá cả thị trường tăng, nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, việc tăng học phí đại học là "tất yếu". Song, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế để đáp ứng 4 năm học đại học cho con. Đặc biệt, với những sinh viên ngoại tỉnh lên học tại các thành phố lớn, ngoài học phí, còn phải chi trả các khoản sinh hoạt phí hàng tháng.

Bày tỏ nỗi lo lắng, băn khoăn trước thông tin nhiều trường đại học đang chuẩn bị tăng học phí, em Nguyễn Thị Thanh Trà (Ý Yên, Nam Định) chia sẻ: “Em ấp ủ giấc mơ trở thành sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tuy nhiên, em đang cân nhắc lựa chọn một trường khác top dưới có mức học phí thấp hơn. Hoàn cảnh kinh tế gia đình em chẳng mấy dư dả nên nếu học phí cao, chi phí sinh hoạt ở thành phố lại đắt đỏ, em sợ mình không thể theo được”.

Học phí tăng không chỉ là nỗi lo của Thanh Trà mà còn là gánh nặng chung của nhiều học sinh nhà nghèo, ngoại tỉnh khác. Giá cả thị trường tăng, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, Trần Bình Thanh (Nông Cống, Thanh Hóa) tính toán mỗi tháng em phải chi 5 - 6 triệu đồng cho việc sinh hoạt ở thành phố. Trong đó có tiền nhà trọ, tiền ăn, chi phí sinh hoạt khác. Nếu học phí tăng, chắc chắn thu nhập của gia đình làm nông nghiệp như nhà em sẽ không đủ để “nuôi” giấc mơ suốt 4 - 5 năm trời.

Trao đổi với báo chí, TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, cho rằng, việc nhiều trường đồng loạt tăng học phí đồng nghĩa có thể sẽ loại bỏ những học sinh có năng lực nhưng lại không đủ khả năng kinh tế.

Khi có cơ sở vật chất tốt hơn, chất lượng đào tạo cũng được cải thiện, nhưng tăng học phí cần tính đến khả năng tài chính của người học.

Theo ông Khuyến, khó có thể so sánh mức học phí của đại học trong nước với nước ngoài, mà cần nhìn lại thu nhập bình quân của người dân hiện nay ở mức bao nhiêu so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

“Tôi cho rằng cách làm muốn tăng chất lượng phải tăng chi phí và muốn tăng chi phí thì tăng học phí là một lối tư duy chưa chuẩn. Bộ GD&ĐT cần xem xét lại với những ngành đặc thù, nhất là các trường khối ngành y dược, kinh tế...”, TS Lê Viết Khuyến nói.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, mức học phí dự kiến của các trường đại học đều phải được công khai trong đề án tuyển sinh đăng trên website trường ít nhất 30 ngày trước khi nhận hồ sơ xét tuyển.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học, học viện đã công bố đề án tuyển sinh. Mặc dù là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng những thông tin liên quan đến học phí lại rất "khiêm tốn", thậm chí, người đọc còn cảm thấy "rối não" khi mỗi trường có 1 cách tính khác nhau.

Có trường tính theo tháng, theo kỳ, có trường lại tính theo từng tín chỉ. Điều này khiến không ít phụ huynh, học sinh hiểu sai về học phí. Ngoài ra, những con số về mức học phí trong các đề án tuyển sinh đều chỉ là ước tính, là dự kiến chứ không phải là con số thực tế chính xác.

Một số phụ huynh cho rằng, các nhà trường cần công khai, minh bạch rõ ràng về mức học phí để phụ huynh, học sinh có sự cân nhắc, lựa chọn cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.

Đọc thêm

Chính sách đột phá trong dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) Giáo dục

Chính sách đột phá trong dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã triển khai xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) (GDNN) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác Giáo dục

Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

TTTĐ - Sáng 22/5, 200 học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2024-2025 đại diện cho học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô cùng các thầy, cô giáo đã báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi Giáo dục

Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi

TTTĐ - Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục Giáo dục

Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục

TTTĐ - Miễn học phí cho học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục, dân lập. Đây là đề xuất vừa được Chính phủ trình Quốc hội.
Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5 Giáo dục

Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5

TTTĐ - Những học sinh đã đăng ký xét tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026 nhưng không trúng tuyển thẳng có thể nộp hồ sơ đăng ký tại trường tới 11h ngày 23/5/2025.
Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh Giáo dục

Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh

TTTĐ - Hôm nay 22/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập Giáo dục

Danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Ngày 21/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026.
Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy, học thêm dịp hè Giáo dục

Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy, học thêm dịp hè

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào trong dịp hè năm nay.
Khơi nguồn tri thức liên ngành và cầu nối văn hóa Việt - Nhật Giáo dục

Khơi nguồn tri thức liên ngành và cầu nối văn hóa Việt - Nhật

TTTĐ - Trong kỷ nguyên biến đổi nhanh chóng của thế giới, nơi những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên hay rào cản văn hóa, ngôn ngữ trong hội nhập quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu về đội ngũ trí thức liên ngành, có năng lực toàn cầu và tinh thần hành động vì cộng đồng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Dạy nghề, chọn nghề phải đổi mới nhanh, đáp ứng nhu cầu thời đại Nhịp sống phương Nam

Dạy nghề, chọn nghề phải đổi mới nhanh, đáp ứng nhu cầu thời đại

TTTĐ - Trước những thay đổi nhanh chóng của thị trường, sự đổi mới trong giáo dục nghề nghiệp và chọn nghề là vấn đề cần thiết, phải thay đổi để tránh tình trạng: Doanh nghiệp thì thiếu nhân lực chất lượng cao, sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan.
Xem thêm