Tag

Phục hưng lễ hội truyền thống để tạo nên nguồn lợi kinh tế và văn hóa cho Hà Nội

Du lịch 21/03/2023 16:15
aa
TTTĐ - Khi dịch COVID-19 được kiểm soát tự, sự trở lại của các hoạt động văn hoá không chỉ tạo nên sự phấn khởi, vui tươi của của người dân, mà còn là sự phát triển của văn hoá trong một bối cảnh mới trên mọi lĩnh vực, trong số đó là lễ hội truyền thống, nơi chứa đựng không chỉ những di sản văn hoá đa dạng, phong phú của cha ông, mà còn luôn luôn thể hiện sự sáng tạo và phục hưng văn hoá của người dân các địa phương. GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đưa ra những kiến nghị, nhận định về công tác Phục hưng lễ hội truyền thống của Hà Nội.
Giải pháp phát huy giá trị văn hóa, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của văn nghệ sỹ

Đưa lễ hội truyền thống vào trong đời sống xã hội hiện đại mạnh mẽ hơn

GS. TS Lê Hồng Lý vui mừng cho biết, bên cạnh sự phục hưng những lễ hội truyền thống vốn có từ xa xưa còn đóng góp vào việc đưa lễ hội truyền thống vào trong đời sống xã hội hiện đại một cách mạnh mẽ hơn.

Khởi đầu mùa lễ hội tại Hà Nội năm mới Quý Mão 2023 là lễ hội Gò Đống Đa mùng 5 tháng Giêng, lễ hội cướp cầu làng Thuý Lĩnh (Lĩnh Nam, Hoàng Mai) và ngay ngày hôm sau, mùng 6 tháng Giêng là một loạt các lễ hội lớn trên địa bàn Hà Nội như hội Gióng (Sóc Sơn), hội đền Hai Bà Trưng (Mê Linh), hội đền Cổ Loa, hội Chùa Hương…

GS, TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đưa ra kiến nghị tại Hội thảo
GS, TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đưa ra kiến nghị tại Hội thảo

Hà Nội là thành phố của sự đa dạng, có lịch sử ngàn năm văn hiến, nguồn tài nguyên dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật với 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.396 di tích đã được xếp hạng, 1.182 di tích quốc gia, 1.202 di tích cấp thành phố.

Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội có 1.793 di sản, trong đó 1.206 lễ hội 10. Như vậy, có thể thấy tiềm năng lễ hội truyền thống của Hà Nội rất phong phú, hầu hết các di tích đều có lễ hội được tổ chức tại đó.

Thêm vào đó, Hà Nội còn là nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống của cả nước. Trong số khoảng 5.400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 số làng nghề với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu 11.

Mỗi làng nghề đó từ xa xưa vốn đã có truyền thống mở hội thờ tổ nghề và vinh danh nghề thủ công nổi tiếng của họ như một phong tục lâu đời. Phục hưng lễ hội truyền thống ở Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ ở một tầm cao mới.

Theo GS Lê Hồng Lý, điều này có thể nhìn nhận ở nhiều khía cạnh. Sau dịch bệnh COVID-19, chúng ta đã có kinh nghiệm với việc chống dịch và cùng tồn tại với dịch bệnh và phát triển. Một mặt, sau ba năm dồn nén do không có các hoạt động lễ hội nói riêng, văn hoá nói chung, nên năm nay lễ hội truyền thống nở rộ.

Mặt khác, nhu cầu tâm linh là một đòi hỏi luôn thường trực trong tâm thức mỗi con người cần được giải toả. Hơn nữa, càng phát triển kinh tế bao nhiêu thì nhu cầu văn hoá càng được đòi hỏi nhiều bấy nhiêu.

Lễ hội Gò Đống Đa
Lễ hội Gò Đống Đa

Đó là chưa kể đến sự sôi động từ sau Hội nghị văn hoá toàn quốc tháng 11/2021 của Đảng và nhà nước làm cho văn hoá càng được coi trọng hơn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn. Chính vì thế, khi dịch bệnh COVID-19 lắng xuống, các hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội, cũng như cả nước được phục hồi một cách mạnh mẽ.

Một trong những lý do đó là việc ghi danh vào danh mục văn hoá phi vật thể hàng năm của quốc gia được đẩy mạnh từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Chẳng hạn như gần đây nhất (năm 2022), những di sản văn hoá phi vật thể của Hà Nội, trong đó là lễ hội truyền thống như rối nước Đào Thục, di sản Mo Mường, lễ hội Cổ Loa, mà lễ đón nhận vừa diễn ra tối mùng 5 Tết Quý Mão cùng một số di sản văn hoá phi vật thể khác được công nhận.

Tất cả những điều đó như một động lực thúc đẩy sự phục hưng của lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội.

Theo GS Lê Hồng Lý, tất cả các nơi có lễ hội truyền thống đều được chuẩn bị chu đáo và có những đổi mới trong công tác tổ chức và khai thác những giá trị cổ truyền làm cho lễ hội phong phú hơn, đa dạng hấp dẫn hơn.

Đó là việc các nhà khoa học đưa ra ý kiến về phục dựng Lễ hội đèn Quảng Chiếu, kế hoạch khôi phục đám rước của lễ hội chùa Láng cùng nhiều các lễ hội xưa kia nổi tiếng nay đã mất dấu.

Nguồn lực dồi dào cho sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế

Lý do của việc “phục hưng” này có thể thấy ngoài những điều đã trình bày trên đây, còn cho thấy một vấn đề vô cùng quan trọng đó là càng ngày nhà nước cũng như chính quyền thành phố Hà Nội càng coi trọng vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế của đất nước, nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của văn hoá, trong đó là lễ hội truyền thống.

GS Lê Hồng Lý nhận định, thực tế du lịch văn hoá thời gian qua đã chứng minh. Với số lượng du khách đông đảo, và càng ngày sẽ càng đông bởi nhu cầu tâm linh, nhu cầu giải trí của con người trong xã hội hiện đại ngày càng cao thì sự phục hưng các lễ hội và những hoạt động dịch vụ của nó sẽ là một mỏ vàng cho các nhà kinh doanh.

Bởi vậy, không ngạc nhiên khi tất cả các lễ hội truyền thống ở các làng hay trong phố của Hà Nội đang cố gắng duy trì những giá trị vốn có của lễ hội đồng thời khai thác triệt để hơn những gì bị quên lãng hay mai một để các lễ hội truyền thống trở lại như xưa, đồng thời sáng tạo thêm những giá trị mới phục vụ cho cuộc sống hôm nay.

Lễ hội truyền thống Hà Nội
Lễ hội truyền thống Hà Nội

Hơn thế, sự phát triển của lễ hội truyền thống sẽ là nguồn lực dồi dào cho sự phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Du khách đến Hà Nội, một Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo và Thành phố văn hoá thì vai trò của văn hoá luôn được quan tâm hàng đầu.

Lễ hội truyền thống luôn kèm theo các tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân địa phương, các sản phẩm ẩm thực, nghề thủ công, nghệ thuật trình diễn... của riêng Hà Nội, đó chính là những giá trị văn văn hoá đặc sắc để hấp dẫn và níu chân du khách ở lại Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn lực tiềm tàng để Hà Nội có thể khai thác cho sự phát triển kinh tế của Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của Tổ quốc.

Trên cơ só, ông kiến nghị Hà Nội nên nhận diện những gì đặc trưng, đặc thù cho lễ hội của từng khu vực để đưa ra cái gì có thể phát huy về mặt văn hóa, cái gì kiếm lợi được về kinh tế. Phải có người nghiên cứu chuyên sâu, phải có kết hợp của những người làm du lịch, doanh nhân, bỏ tiền ra để tổ chức lễ hội.

Ông lấy ví dụ các hoạt động ở Hỏa Lò, Văn Miếu, Hoàng Thành… những chương trình mang cảm xúc lớn, thu hút khách. Có như thế thì việc phục hưng lễ hội mới thực sự có hiệu quả, mang lại nguồn lợi cho Hà Nội.

Đồng ý kiến với GS. TS Lê Hồng Lý và PGS. TS Phạm Lan Oanh - Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cũng nhận định Hà Nội có quy mô lễ hội đa dạng nhất, kéo theo thời điểm lễ hội kéo dài.

Việc phục hồi toàn diện, tránh trùng lặp thì sẽ giúp Hà Nội tìm ra bản sắc riêng qua mỗi lễ hội, điều đó góp phần giãn mật độ người dân tập trung vào một lễ hội, đưa người dân đến với nhiều lễ hội hơn. Từ đó ta có thể cắt lớp văn hóa truyền thống, tìm được những thực hành quý giá lâu nay bị chìm lấp đi.

Điều đó góp phần du lịch văn hóa, làng nghề, di sản, di tích được khôi phục, nhờ đó di tích được nổi tiếng hơn, đưa lễ hội vào đời sống tự nhiên, hiệu quả, mang hơi thở đời sống mới, thể hiện Hà Nội văn minh, hiện đại mà rất đặc trưng.

Đọc thêm

Núi Bà Đen tổ chức dâng đăng trong suốt những ngày tôn trí xá lợi Phật từ Ấn Độ Du lịch

Núi Bà Đen tổ chức dâng đăng trong suốt những ngày tôn trí xá lợi Phật từ Ấn Độ

TTTĐ - Ngay sau Đại lễ Vesak ngày 8/5/2025, Phật tử và du khách thảnh thơi tìm về núi Bà Đen (Tây Ninh) để chiêm bái xá lợi Đức Phật - bảo vật của nhân loại và tham dự lễ dâng đăng cầu nguyện an lạc, hòa bình diễn ra trong suốt 3 ngày 10 - 12/5.
Văn Phú tài trợ tổ chức Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2025 Du lịch

Văn Phú tài trợ tổ chức Lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng 2025

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm trọng đại 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), thành phố Hải Phòng tổ Lễ hội Hoa phượng đỏ 2025 – sự kiện văn hóa du lịch đặc sắc, mang tầm vóc cả về quy mô lẫn chiều sâu nội dung. Hưởng ứng lời kêu gọi từ UBND thành phố, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Văn Phú đã tham gia tài trợ tổ chức lễ hội với vai trò Nhà tài trợ Đồng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng bùng nổ mùa du lịch hè 2025 Du lịch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng bùng nổ mùa du lịch hè 2025

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành kế hoạch tổ chức chương trình "Dấu ấn hè 2025"; công tác quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2025 và kế hoạch tổ chức các hoạt động nhân dịp Quốc khánh 2/9, hướng tới thu hút hơn 30.000 lượt khách tham gia.
Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành hàng đầu Liên bang Nga Du lịch

Vinpearl ký kết MoU với 4 hãng lữ hành hàng đầu Liên bang Nga

TTTĐ - Ngày 11/5, tại Liên Bang Nga, Công ty CP Vinpearl ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) với 4 doanh nghiệp du lịch hàng đầu Liên bang Nga là Anex Tourism Russia, FUN & SUN, One Click Travel và Coral Travel. Sự kiện đánh dấu bước tiến vững chắc và tiên phong của Vinpearl trong chiến lược toàn cầu hóa hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng - giải trí - hội họp MICE.
Ngắm Cô Tô từ góc nhìn chim trời Du lịch

Ngắm Cô Tô từ góc nhìn chim trời

TTTĐ - UBND huyện Cô Tô (Quảng Ninh) vừa tổ chức trình diễn bay dù lượn tạị đảo. Đây là hoạt động kỷ niệm 64 năm ngày Bác Hồ ra thăm đảo (9/5/1961 - 9/5/2025) và kích cầu du lịch hè 2025.
Núi Bà Đen xuất hiện “mây ngũ sắc đôi” tại lễ trồng 108 cây bồ đề Du lịch

Núi Bà Đen xuất hiện “mây ngũ sắc đôi” tại lễ trồng 108 cây bồ đề

TTTĐ - Ngay sau lễ tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại núi Bà Đen (Tây Ninh), hai đám mây ngũ sắc bất ngờ xuất hiện phía sau tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn, khiến nhiều tăng ni, phật tử và người dân có mặt không khỏi bất ngờ.
Khai trương đoàn tàu 5 sao Hoa Phượng Đỏ Du lịch

Khai trương đoàn tàu 5 sao Hoa Phượng Đỏ

TTTĐ - Sáng 10/5, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ” nhân dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng
Lên núi Bà Đen chiêm bái xá lợi Phật - “quốc bảo” của Ấn Độ Du lịch

Lên núi Bà Đen chiêm bái xá lợi Phật - “quốc bảo” của Ấn Độ

TTTĐ - Ngày 8/5, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak 2025, xá lợi Đức Phật Thích Ca từ Ấn Độ được cung rước về núi Bà Đen. Trên đỉnh núi cao nhất Nam bộ, xá lợi Đức Phật được tôn trí tại Trung tâm triển lãm Phật giáo từ ngày 8/5 đến 8h sáng ngày 13/5/2025 để Phật tử chiêm bái.
Huyền ảo đêm thả hoa đăng ở núi Bà Đen Du lịch

Huyền ảo đêm thả hoa đăng ở núi Bà Đen

TTTĐ - Tại quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đã trở thành một không gian trang nghiêm và huyền ảo khi hàng nghìn ngọn hoa đăng thắp sáng núi Bà Đen để cầu nguyện về một thế giới hòa bình, an lạc.
Vietravel Hà Nội tưng bừng khuyến mại “Trải nghiệm xanh - Chạm hè chất” Du lịch

Vietravel Hà Nội tưng bừng khuyến mại “Trải nghiệm xanh - Chạm hè chất”

TTTĐ - Mùa hè luôn được xem là “thời điểm vàng” của du lịch, nơi các gia đình, nhóm bạn bè, đồng nghiệp lên kế hoạch khám phá những vùng đất mới, tận hưởng kỳ nghỉ dài đầy cảm xúc. Với gần 40% lượng khách trong năm đến từ mùa hè, Công ty Du lịch Vietravel - Chi nhánh Hà Nội chính thức phát động chương trình khuyến mại trọng điểm mang tên “Trải nghiệm xanh - Chạm hè chất”, diễn ra từ ngày 5/5 đến hết ngày 31/7/2025.
Xem thêm