Huyền ảo đêm thả hoa đăng ở núi Bà Đen
Ngắm không gian trang hoàng tại núi Bà Đen trước thềm đại lễ Vesak 2025 ngày 8/5 |
Ngày 8/5/2025, khép lại Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, hàng nghìn đại biểu từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ hội tụ về núi Bà Đen (Tây Ninh), chứng kiến những sự kiện tâm linh mang dấu ấn lịch sử trên đỉnh núi cao nhất Nam bộ.
Với chủ đề "Hòa hợp và Bao hàm vì Nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững", Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (ICDV) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ đồng chủ trì chuỗi nghi thức trang trọng này.
Điểm nhấn đặc biệt là lần đầu tiên trong lịch sử, quốc bảo xá lợi nguyên bản của Đức Phật từ Ấn Độ sẽ được long trọng rước về núi Bà Đen để Phật tử và du khách thập phương chiêm bái.
Bảo vật vô giá này được phát hiện năm 1898 tại Piprahwa, Ấn Độ, và được xác định là xá lợi đích thực của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, một khám phá mang tính bước ngoặt trong lịch sử Phật giáo.
Bảo tháp mạ vàng chứa đựng xá lợi, do Phật giáo Thái Lan cúng dường năm 1997, từ lâu đã trở thành đối tượng chiêm ngưỡng, thiền hành và niệm Phật của các phái đoàn quốc tế.
![]() |
Xá lợi Đức Phật được tôn trí ở núi Bà Đen Tây Ninh lúc 15h30 để người dân chiêm bái (Ảnh: Văn Hải) |
Hàng ngàn Chư Tôn Đức Giáo phẩm cấp cao của GHPGVN, các phái đoàn Phật giáo quốc tế, đại diện chính quyền và đại biểu Vesak 2025 sẽ tham gia nghi lễ cung rước xá lợi Đức Phật lên đỉnh núi Bà Đen.
Tại Trung tâm triển lãm Phật giáo, xá lợi sẽ được tôn trí từ ngày 8 - 13/5/2025, tạo cơ hội cho Phật tử và công chúng chiêm ngưỡng, đảnh lễ bảo vật Phật giáo thế giới và đón nhận ân đức của Đức Phật.
Sự kiện cung rước xá lợi từ cái nôi Phật giáo Ấn Độ về Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc mà còn là một phước duyên lớn lao, gieo trồng hạt giống thiện lành và cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
![]() |
Các cao tăng trồng bồ đề tại Thế giới Bồ Đề Viên trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) |
Tiếp nối nghi lễ cung rước xá lợi, một sự kiện ý nghĩa khác sẽ diễn ra tại Vườn bồ đề trên đỉnh núi Bà Đen: Lễ trồng 108 cây bồ đề. Các cao tăng và lãnh đạo Phật giáo từ 80 quốc gia sẽ cùng thực hiện nghi lễ này.
Mỗi cây bồ đề sẽ mang tên một quốc gia, tượng trưng cho sự hiện diện và dấu ấn vĩnh cửu của Đại lễ Vesak 2025 tại ngọn núi linh thiêng này. Cây bồ đề, nơi Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật, là biểu tượng của sự giác ngộ, trí tuệ và bình an trong văn hóa Phật giáo.
Con số 108 tượng trưng cho 108 phiền não, và việc trồng 108 cây bồ đề mang ý nghĩa gieo trồng hạt giống giác ngộ, hướng đến sự an lạc và thanh tịnh.
Vườn bồ đề núi Bà Đen hứa hẹn trở thành một biểu tượng của sự giác ngộ, hòa hợp, hòa bình thế giới và phát triển bền vững.
![]() |
Mỗi ngọn nến được thắp lên là một lời cầu nguyện chân thành cho hòa bình thế giới, cho sự chấm dứt chiến tranh, xung đột, đói nghèo và khổ đau; cầu nguyện cho chúng sinh được sống trong an lành, hạnh phúc và yêu thương |
Đặc biệt, Đại lễ thắp nến cầu nguyện hòa bình thế giới tại quảng trường Tây Bổ Đà Sơn. Các Cao tăng và chư tôn giáo phẩm từ khắp nơi trên thế giới sẽ cùng thắp lên những ngọn nến, biểu trưng cho ánh sáng trí tuệ, từ bi và khát vọng về một thế giới hòa bình, an lạc.
Mỗi ngọn nến là một lời cầu nguyện chân thành cho hòa bình, chấm dứt chiến tranh, đói nghèo và khổ đau, mang đến an lành và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.
Giữa không gian linh thiêng và huyền ảo, lời kinh cầu nguyện hòa quyện cùng ánh sáng của hàng ngàn ngọn nến sẽ tạo nên một năng lượng cộng hưởng mạnh mẽ, lan tỏa thông điệp hòa bình, đoàn kết và yêu thương.
Chuỗi sự kiện tâm linh đặc sắc này không chỉ đưa núi Bà Đen trở thành một điểm đến hành hương quốc tế mà còn góp phần quảng bá hình ảnh một Việt Nam yêu chuộng hòa bình đến bạn bè trên khắp thế giới.
Ông Nguyễn Hồng Thanh, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, nhấn mạnh rằng Tây Ninh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, và núi Bà Đen từ lâu đã là một điểm đến tâm linh quan trọng.
Việc tôn trí xá lợi Đức Phật tại đây cùng với sự kiện đêm cầu nguyện hòa bình không chỉ là hoạt động ngoại giao văn hóa ý nghĩa mà còn góp phần lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về hòa bình và tình đoàn kết giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trước đó, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 cũng đã tổ chức đêm cầu nguyện hòa bình tại chùa Thanh Tâm, thu hút sự tham gia của hơn 1.300 đại biểu quốc tế, 1.000 tăng ni Việt Nam, 4.000 sinh viên và 10.000 phật tử trong nước. Sự kiện này đã thắp lên ngọn đèn trí tuệ giữa một thế giới còn nhiều bất ổn.
Tin liên quan
Đọc thêm

Vietravel Hà Nội tưng bừng khuyến mại “Trải nghiệm xanh - Chạm hè chất”

Chuyến tàu hoa đa sắc lần đầu xuất hiện tại Festival Hoa lan

Quảng Ninh: Du lịch Hạ Long bùng nổ dịp nghỉ lễ

Gợi ý chuyến du lịch đáng nhớ nhân Ngày của Mẹ

Hé lộ sân khấu “khủng” DIFF 2025, rộng gấp đôi mùa trước

Xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện, văn minh

Khi Nhà hát Opera Hà Nội trở thành biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô

Đoàn tàu “Hoa Phượng Đỏ” - Điểm nhấn của du lịch Hải Phòng

Khu nghỉ dưỡng mới ở Nam Sầm Sơn đón hơn 10.000 khách dịp lễ
