Phường Hàng Trống dâng hương, tôn vinh nghề truyền thống Da - Giày Việt Nam
Phường Hàng Trống triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trong dịp lễ Noel 2022 Triển lãm dòng tranh dân gian Hàng Trống |
Đình Phả Trúc Lâm (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm), nơi phụng thờ Tổ nghề da giày Việt Nam |
Dự lễ dâng hương có đại diện lãnh đạo Quận uỷ, UBND quận Hoàn Kiếm, lãnh đạo phường Hàng Trống cùng đại diện lãnh đạo Hội Da - Giầy TP Hà Nội; Viện Nghiên cứu Da - Giầy (Bộ Công Thương) và Trung tâm Nghiên cứu Phát Triển Làng nghề Da - Giầy Việt Nam.
Ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (ngoài cùng bên trái), lãnh đạo phường Hàng Trống và các nghệ nhân dâng hương tại Đình Phả Trúc Lâm |
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Vũ Tuấn Anh, Phó chủ tịch UBND phường Hàng Trống cho biết: Sinh thời Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung làm quan triều Mạc (vào thế kỷ XV) đến chức Thừa Chánh sứ; Trong thời gian làm Chánh sứ tại Trung Quốc, ông và ba người cùng quê đi theo là các ông Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính, Nguyễn Sĩ Bân đã dừng chân ở Hàng Châu, nghiên cứu sự tài khéo, tinh xảo trong nghề đóng giày ở đây.
Trải qua bao gian nan vất vả, các ông đã học được nghề, nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày để rồi truyền lại cho cháu con sau này và kể từ ngày đó, Việt Nam đã sinh ra các làng nghề, phố nghề đóng giày da thủ công. Đến thời nhà Nguyễn, vua Khải Định đã công nhận và gia phong cho các ngài là: Dực Bảo Trung Hưng Tôn thần (sắc phong này có nền vàng, chữ đen, “ấn” đỏ rất rõ, hiện nay còn giữ được nguyên vẹn tại Đình).
Đến thế kỷ XVII, các thợ giày ở Hải Dương đã mang kỹ thuật da giày lên hành nghề tại Kinh thành Thăng Long, rồi cư trú tại các phố Hàng Hành, Hàng Giầy,... Cuối thế kỷ 19 các thợ giày cùng với Nhân dân địa phương cùng nhau xây Đình phả Trúc Lâm để phụng thờ các Tổ nghề da giày.
Nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn giới thiệu các sản phẩm da giày được đóng thủ công với các đại biểu |
“Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, việc bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử thờ phụng các vị anh hùng có công đánh giặc giữ nước cũng như các vị tổ nghề đã đem lại việc làm cho dân giầu, nước mạnh là một truyền thống tốt đẹp cần được khơi dậy cùng với nguyện vọng của những tổ chức, cá nhân theo nghề da giày”, lãnh đạo UBND phường Hàng Trống khẳng định.
Sau lễ khai mạc, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cùng chủ tế và các đại biểu đã thành kính dâng hương bày tỏ tri ân công đức của các vị Tổ nghề da giày thủ công truyền thống; tham quan, trải nghiệm thực tế các nghệ nhân trình diễn kỹ năng đóng giày thủ công tại Đình Phả Trúc Lâm.
Nghệ nhân Lê Văn Thịnh và Nguyễn Thanh Nhàn trình diễn thiết kế, đóng giày tại Đình Phả Trúc Lâm |
Theo Ban tổ chức, tiếp nối lưu giữ, trao truyền nghề truyền thống của cha ông xưa, các nghệ nhân như ông Lê Văn Thịnh (SN 1938, ở thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là một tấm gương sáng về tinh thần và nghị lực vượt khó để giữ nghề, truyền nghề, phát triển nghề cho con cháu thế hệ đi sau. Nghệ nhân Nguyễn Thanh Nhàn (SN 1976), sinh ra và lớn lên được tiếp xúc với nghề đóng giày từ nhỏ. Với tinh thần ham học hỏi, cầu thị, sản xuất ra những đôi giày chất lượng cao, kỹ thuật tốt, với công nghệ khó, phát huy giá trị truyền thống của cha ông để lại.
Các sản phẩm được làm thủ công tinh xảo trưng bày tại Đình Phả Trúc Lâm |
Một du khách nước ngoài rất thích thú với các sản phẩm được làm thủ công |
Những sản phẩm tinh xảo được nhiều du khách chụp ảnh lưu giữ |
Các hoạt động trưng bày sản phẩm, trình diễn kỹ thuật nghề thủ công Da – Giày của các nghệ nhân sẽ diễn ra trong 2 ngày, 28 và 29/4/2023 để Nhân dân và du khách tham quan, trải nghiệm các kĩ thuật thực hành thủ công truyền thống của ngành da - giày – túi xách cũng như quảng bá giá trị di tích Đình Phả Trúc Lâm.