Tag

Phường Long Biên: Nhiều hộ dân bỗng nhiên "mất đất"

Bạn đọc 17/11/2018 17:10
aa
TTTĐ - Hàng trăm người dân ở tổ 22, phường Long Biên đang sống trong cảnh thấp thỏm, âu lo vì khu đất mà họ sinh sống ổn định hàng chục năm nay bỗng nhiên vào diện thu hồi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất...

Phường Long Biên: Nhiều hộ dân bỗng nhiên

Dự án: “Giải phóng mặt bằng, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật ô quy hoạch G.2/CCKO, G.2/P1 phụ cận tuyến đường Cổ Linh, đường dẫn cầu Vĩnh Tuy phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất".

Bài liên quan

Quận Long Biên: Bác yêu cầu đòi 200m2 đất ở tổ 14, phường Thạch Bàn

Quận Long Biên: Thực hiện hiệu quả dịch vụ công mức độ 3 nhờ tuyên truyền tới các trường học

Hội chợ tổ chức giữa lòng đường ở Long Biên, nếu xảy ra tai nạn ai chịu trách nhiệm?

Quận Long Biên, Hà Nội khởi công tuyến đường 40m trên địa bàn phường Ngọc Lâm, Ngọc Thụy

Vừa qua, Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được đơn kêu cứu khẩn cấp của hơn 20 hộ dân ở tổ 22, phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), nguyên do bởi vì UBND quận Long Biên quyết định thu hồi hàng nghìn m2 đất để thực hiện dự án: “Giải phóng mặt bằng, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật ô quy hoạch G.2/CCKO, G.2/P1 phụ cận tuyến đường Cổ Linh, đường dẫn cầu Vĩnh Tuy phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất".

Điều đáng nói, khu đất để thực hiện dự án lại là nơi các hộ dân đã và đang sinh sống ổn định nhiều năm nay. Chính vì vậy, việc thu hồi đất khiến người dân bức xúc và gửi đơn khiếu nại, cầu cứu đi khắp nơi để được giải quyết.

Nội tình sự việc được đại diện các hộ dân tổ 22, phường Long Biên cho biết: Khi đê Lâm Du bị vỡ từ thời phong kiến đã tạo thành hồ Lâm Du, đầu đường băng Sân bay Gia Lâm và những đoạn đê vỡ từ Lâm Du xuống Thạch Bàn, gọi là khu đất đê tàn.

Thông báo thu hồi đất của UBND quận Long Biên.
Thông báo thu hồi đất của UBND quận Long Biên.

Đến năm 1987, chính quyền xã Long Biên (nay là phường Long Biên) đã quy hoạch khu đất trên thành khu đất giãn dân, phân cho các hộ gia đình đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện gia đình chính sách, gia đình đông con… mỗi gia đình được cấp một ô khoảng 240 m2.

Sau khi nhận được đất giãn dân, các hộ dân đã bỏ nhiều công sức, tiền của cải tạo, bồi đắp mặt bằng từ khu đất trũng ven hồ, mương thoát nước, không sản xuất, canh tác được thành đất thổ cư để làm nhà ở và sinh sống ổn định từ năm 1987 đến nay.

Tuy nhiên, ngày 14/12/2016, UBND quận Long Biên lại ra Thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án “Giải phóng mặt bằng, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật ô quy hoạch G.2/CCKO, G.2/P1 phụ cận tuyến đường Cổ Linh, đường dẫn Cầu Vĩnh Tuy phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất, phường Long Biên, quận Long Biên” khiến người dân bức xúc vì ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.

Hàng chục hộ dân bỗng nhiên bị thu hồi đất để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất...
Hàng chục hộ dân bỗng nhiên bị thu hồi đất để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất...

Theo ông Vũ Tiến Chung – một trong số những hộ dân tại tổ 22, phường Long Biên: Các hộ gia đình đã sinh sống ổn định qua nhiều thế hệ, không xảy ra vi phạm và đóng thuế, hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước đầy đủ. "Nhà đất tại đây là nơi ở của chúng tôi hợp pháp nên không thể thu hồi của chúng tôi được. Hơn nữa, trong suốt quá trình sinh sống, chúng tôi cũng không bị xử lý vi phạm đất đai, giờ thu hồi thì chúng tôi biết đi đâu, về đâu", ông Chung chia sẻ.

Ông Chung cũng khẳng định: "Nếu Nhà nước thu hồi đất ở của chúng tôi để thực hiện các dự án công cộng, phục vụ lợi ích chung thì chúng tôi luôn chấp hành. Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi nhận được thì UBND quận Long Biên thu hồi đất trên danh nghĩa chỉnh trang hạ tầng nhưng thực chất là lấy đất ở của dân rồi cho các doanh nghiệp sân sau làm nhà từ 3 đến 15 tầng để bán là không thể chấp nhận được".

Cũng theo phản ánh của các hộ dân, trong thông báo thu hồi của UBND quận Long Biên xác định đất mà các hộ dân đã làm nhà ở là đất nông nghiệp khoán 10. Tuy nhiên, các hộ dân ở đây đều khẳng định, đất họ được cấp đất giãn dân từ những năm 1987, sau đó xây dựng nhà ở và sinh sống ổn định suốt mấy chục năm qua, không có tranh chấp, sử dụng đúng mục đích đã quy hoạch ban đầu.

Sinh sống ổn định hàng chục năm, nhà ở kiên cố bất ngờ vào diện thu hồi đất khiến nhiều hộ dân thấp thỏm, lo âu.
Sinh sống ổn định hàng chục năm, nhà ở kiên cố bất ngờ vào diện thu hồi đất khiến nhiều hộ dân thấp thỏm, lo âu.

Đồng thời, các hộ dân đều có đầy đủ các hóa đơn chúng từ, các điều kiện vật chất của một khu dân cư đô thị. Đặc biệt, hàng năm các hộ nộp thuế loại đất ở đô thị, có hóa đơn chứng từ lưu giữ. Bên cạnh đó, còn có hóa đơn điện, nước, phí vệ sinh; tên tổ dân phố, nhà văn hóa tổ dân phố, tên đường, tên ngõ, điện chiếu sáng công cộng và số nhà đầy đủ.

Theo các hộ dân, việc cấp đất giãn dân này được nguyên lãnh đạo Đảng, chính quyền, cán bộ địa chính xã Long Biên thời kỳ 1982-1994 xác nhận khu đê tàn đường Nghè là đất giãn dân, có bản xác nhận, sổ mục kê, bản đồ địa chính xã đính kèm.

"Chúng tôi cũng đã có đơn thư gửi đi khắp nơi, cả các cơ quan Trung ương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo. Chúng tôi, những người dân thấp cổ bé họng cũng chỉ mong được sống yên ổn, có nhà để ở, ổn định cuộc sống nên việc bị thu hồi đất là khó có thể chấp nhận", các hộ dân bày tỏ.

Ngoài ra, các hộ dân cũng cho biết, tại các đơn thư khiếu nại họ cũng đã nêu rõ dự án: “Giải phóng mặt bằng, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật ô quy hoạch G.2/CCKO, G.2/P1 phụ cận tuyến đường Cổ Linh, đường dẫn cầu Vĩnh Tuy phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất" được lập không đúng trình tự pháp luật, có nhiều bất cập, có dấu hiệu lợi ích nhóm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ dân.

Với mong muốn làm rõ thông tin và rộng đường dư luận, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên hệ đặt lịch làm việc với UBND phường Long Biên, UBND quận Long Biên. Tuy nhiên, đến nay sau rất nhiều ngày trôi qua, PV vẫn chưa nhận được câu trả lời chính thức nào từ phía các đơn vị trên.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Xử lý nghiêm các đơn vị liên quan đến sản xuất hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Xử lý nghiêm các đơn vị liên quan đến sản xuất hàng giả

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có chỉ đạo các Sở, ngành tăng cường công tác, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, buôn bán sản phẩm giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng trên địa bàn.
Hoài Đức (Hà Nội): Nguy hiểm rình rập người dân vì thiếu đèn tín hiệu giao thông Đường dây nóng

Hoài Đức (Hà Nội): Nguy hiểm rình rập người dân vì thiếu đèn tín hiệu giao thông

TTTĐ - Trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) có một số nút giao, ngã rẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, rình rập tính mạng người dân vì không có đèn tín hiệu giao thông, đơn cử như tuyến Quốc lộ 32, đoạn ngã rẽ vào đường Cựu Quán, xã Đức Thượng, đã thường xuyên xảy ra tai nạn.
Việc bảo vệ sức khỏe, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân phải được đặt lên trên hết Bảo vệ người tiêu dùng

Việc bảo vệ sức khỏe, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân phải được đặt lên trên hết

TTTĐ - Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân Bảo vệ người tiêu dùng

Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Quảng Nam: Chợ mới để không, người dân tranh thủ phơi lúa Đường dây nóng

Quảng Nam: Chợ mới để không, người dân tranh thủ phơi lúa

TTTĐ - Chợ Bình Long do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 501 thi công hoàn thành đã nhiều tháng qua nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động, gây lãng phí.
Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép Đường dây nóng

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép

TTTĐ - Trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) nhưng Chủ tịch UBND xã Pô Kô lại cho rằng... "không sai phạm".
Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Xem thêm