Tag

Quốc hội đổi tên kỳ họp bất thường thành kỳ họp không thường lệ

Tin tức 18/02/2025 07:00
aa
TTTĐ - Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội.
Quốc hội bàn thảo loạt vấn đề cấp bách về tinh gọn bộ máy Đề xuất bổ sung trường hợp đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội

Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội với 461/461 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiếm 100% đại biểu tham gia biểu quyết và chiếm 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội.

Trước đó, trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, về phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy nhà nước, việc quy định nội dung này trong Luật Tổ chức Quốc hội là xuất phát từ yêu cầu Luật Tổ chức Quốc hội phải phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan theo đúng quy định của Hiến pháp.

Đây là đạo luật quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nên cần bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ “làm luật và sửa đổi luật” quy định tại khoản 1 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013; thống nhất với cách thức quy định hiện nay tại dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) cũng được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Quốc hội đổi tên kỳ họp bất thường thành kỳ họp không thường lệ
Các đại biểu biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 nhằm cụ thể hóa yêu cầu về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xác định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.

Với tinh thần đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này trong dự thảo Luật và chỉnh lý các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 để bảo đảm phù hợp với Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị và thống nhất với dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 67 theo hướng Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc/Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.

Quốc hội đổi tên kỳ họp bất thường thành kỳ họp không thường lệ
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiếp thu, chỉnh lý quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 68a.

Đối với các ý kiến góp ý về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và sẽ thông qua ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

Về kỳ họp Quốc hội, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 90 và sửa kỹ thuật tại khoản 1, khoản 3 Điều 33, khoản 2 Điều 91, khoản 1 Điều 92 của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng cụ thể hóa quy định về “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 83 của Hiến pháp.

Theo đó, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của Quốc hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục nghiên cứu việc đánh số các kỳ họp thường lệ và không thường lệ của Quốc hội cho phù hợp để thực hiện thống nhất từ nhiệm kỳ sau.

Đọc thêm

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Tin tức

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

TTTĐ - Với việc đa dạng, linh hoạt các hình thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2014, đại biểu Quốc hội kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân...
Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện Tin tức

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) đề xuất kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và cấp huyện từ ngày 1/7/2025.
Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc Tin tức

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tới đây sẽ có ban hành nghị định riêng về đánh giá cán bộ, có KPI, dữ liệu để đánh giá, lấy sản phẩm công việc làm thước đo, không định tính chung chung...
Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam Thời sự

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế. Thành công của Đại lễ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của đất nước, con người Việt Nam.
Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện Tin tức

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND) đề xuất kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và TAND cấp huyện.
90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã Thời sự

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

TTTĐ - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định sẽ có khoảng 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển 90 nhiệm vụ về cấp xã và 9 nhiệm vụ còn lại chuyển lên cấp tỉnh.
Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” Tin tức

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) cần có giải pháp khắc phục được triệt để tình trạng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Ngoài ra, việc bỏ biên chế suốt đời cũng cần gắn với công tác đánh giá thi đua, khen thưởng một cách rõ ràng.
Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh Tin tức

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Công văn số 1824/UBND-NC về việc triển khai thực hiện Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước Tin tức

Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh quan điểm, cán bộ, công chức phải cống hiến hết mình vì công việc, vì Nhân dân, vì Tổ quốc.
Đề xuất cán bộ, công chức được làm việc từ xa, làm online Tin tức

Đề xuất cán bộ, công chức được làm việc từ xa, làm online

TTTĐ - Trong bối cảnh sau sáp nhập các đơn vị hành chính sẽ có nhiều cán bộ, công chức phải làm xa nhà, đại biểu Quốc hội đề xuất có cơ chế cho họ được làm việc từ xa, làm online...
Xem thêm