Tag

Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)

Tin tức 09/11/2023 10:22
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Tổ chức TAND (Toàn án Nhân dân) sửa đổi sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào chiều nay (9/11) với nhiều nội dung đề xuất đáng chú ý liên quan mô hình tổ chức Tòa án; bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, nâng cao tính chuyên nghiệp của Thẩm phán…
Phối hợp chặt chẽ trong quá trình Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Quốc hội thảo luận về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) “Chiếc áo pháp lý” của Thủ đô cần được nới rộng hơn

Đổi mới TAND cấp tỉnh, cấp huyện

Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 quy định: Tổ chức TAND phúc thẩm thay cho TAND cấp tỉnh, TAND sơ thẩm thay cho TAND cấp huyện (ví dụ: TAND phúc thẩm Hà Nội, TAND sơ thẩm Hoàn Kiếm…) để thể chế hóa nhiệm vụ “bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử” được đề ra tại Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)
Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến với nhiều nội dung đề xuất quan trọng

Các chuyên gia cho rằng, quy định như vậy phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của Tòa án; thời gian tới sẽ tiếp tục đề xuất tăng thẩm quyền cho TAND sơ thẩm khi các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp sơ thẩm có đủ năng lực điều tra, truy tố, xét xử tất cả các loại vụ việc. TAND phúc thẩm sẽ có nhiệm vụ chính yếu là xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

Theo PGS.TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TAND tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương: Hiện nay mô hình Toà án đang tổ chức theo mô hình 4 cấp gồm: TAND tối cao, TAND cấp cao, TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đây là mô hình tổ chức có sự kết hợp giữa mô hình tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ và mô hình tổ chức theo cấp xét xử.

Về ưu điểm, có thể nói là dễ triển khai. Mô hình hiện nay mang tính truyền thống và gắn với sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương; gắn sự bảo đảm hoạt động tổ chức với chính quyền địa phương, với cơ quan đại diện Hội đồng Nhân dân và các cơ quan hành pháp, hành chính và UBND cấp tỉnh, cấp huyện,

Tuy nhiên, tổ chức như vậy dẫn đến một hạn chế lớn đó chính là Tòa án chưa được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử, không đảm bảo được nguyên tắc độc lập xét xử, nhất là trong việc giải quyết các vụ án hành chính, khi một bên trong vụ án là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Trước đây, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã có định hướng xây dựng mô hình Tòa án theo cấp xét xử.

Hiến pháp năm 2013 cũng quy định, TAND gồm có TAND tối cao và các Tòa khác do luật định, tức là việc thành lập Tòa án tỉnh hay là Tòa phúc thẩm; Tòa sơ thẩm hay là Tòa cấp huyện do Luật Tổ chức TAND quy định. Tuy nhiên, khi xây dựng Luật Tổ chức TAND (2014), mô hình Tòa án vẫn chưa vượt qua được mô hình truyền thống.

Đề xuất thành lập các Tòa án chuyên biệt

Dự thảo Luật bổ sung quy định trong hệ thống Tòa án có các TAND sơ thẩm chuyên biệt để xét xử một số loại án đặc thù.

Theo Ban Soạn thảo, quy định này nhằm thể chế hóa chủ trương được nêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng “xây dựng Tòa án chuyên nghiệp”. Nhiều Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gần đây đã đặt ra yêu cầu phải bổ sung, hoàn thiện pháp luật, tổ chức bộ máy phù hợp để đáp ứng yêu cầu giải quyết hiệu quả các vụ án, vụ việc có tính chất đặc thù.

Việc thành lập các TAND sơ thẩm chuyên biệt sẽ do UBTVQH quyết định trên cơ sở đề nghị của Chánh án TANDTC, tùy thuộc vào tình hình thực tế. Các TAND sơ thẩm chuyên biệt được thành lập sẽ bảo đảm tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt động; phát huy trình độ chuyên môn sâu của Thẩm phán, Hội thẩm trong xét xử, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các loại việc này.

Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)
PGS.TS Trần Văn Độ, đại biểu Quốc hội khóa XIII, nguyên Phó Chánh án TAND tối cao, nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương phát biểu

PGS.TS Trần Văn Độ cho rằng, đây là một đề xuất tốt, phù hợp với tình hình hiện nay. Bởi vì, thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa trong hoạt động của Tòa án.

Tuy nhiên, để đạt được mục đích cần làm rõ hơn về định hướng, giải pháp và lộ trình thực hiện, đổi mới mô hình Tòa án đòi hỏi phải đổi mới về thực chất trong cách tổ chức và chất lượng hoạt động.

Chẳng hạn như về thẩm quyền xét xử đối với vụ án đặc biệt nghiêm trọng hiện nay thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh và do Thẩm phán từ trung cấp trở lên xét xử. Sau này, khi thành lập Tòa án sơ thẩm sẽ giao về cho Tòa sơ thẩm xét xử…

Đề xuất này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ, Nghị quyết 27 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới đề cập đến việc, nâng cao tính chuyên nghiệp Tòa án. Do đó, việc thành lập các Tòa chuyên biệt là một hình thức thể hiện tính chuyên nghiệp đó. Hiện nay, Tòa án tại các địa phương cũng đã có các Tòa án chuyên trách về hình sự, kinh tế, lao động…

Tuy nhiên, việc sắp xếp này mới chỉ giải quyết tính hợp lý của bộ máy. Cán bộ, Thẩm phán chưa được chuyên nghiệp hóa, chuyên môn chưa sâu dẫn đến việc giải quyết bị kéo dài, chất lượng giải quyết không được bảo đảm. Các Thẩm phán vẫn được luân chuyển làm Thẩm phán các Tòa chuyên trách khác nhau hoặc được phân bổ xét xử nhiều loại án.

Quốc hội sẽ cho ý kiến dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)
Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV

Sự khác biệt giữa các Tòa chuyên trách hiện nay với các Tòa chuyên biệt đó chính là sự tách biệt giữa các Tòa chuyên biệt với với Tòa án chung. Việc thành lập các Tòa án chuyên biệt có ý nghĩa quan trọng trong cải cách tư pháp, đặc biệt đối với ngành Tòa án là đảm bảo sự chuyên nghiệp; đảm bảo công tác xét xử các vụ án, công tác đào tạo cán bộ… sát với yêu cầu nhiệm vụ.

Khi thành lập các Tòa chuyên biệt cũng đòi hỏi những người làm Thẩm phán, cán bộ Tòa án phải thực sự chuyên nghiệp từng lĩnh vực cụ thể nào đó. Điều này đặt ra yêu cầu đối với công tác tổ chức, công tác đào tạo cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực phải chuyên môn hoá cao; việc luân chuyển cán bộ Thẩm phán cũng chỉ được luân chuyển trong phạm vi chuyên biệt…

Ví dụ, Tòa án quân sự hiện nay là chuyên biệt, chuyên biệt ở chỗ, họ là những người được đào tạo đủ các tiêu chuẩn về pháp lý nhưng họ phải là những người đào tạo trong quân đội, nắm vững được điều kiện trong quân đội để xét xử.

PV

Đọc thêm

Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững Tin tức

Tiền đề vững chắc để xã Thượng Phúc phát triển mạnh mẽ và bền vững

TTTĐ - Ngày 1/7/2025, HĐND xã Thượng Phúc khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp thứ nhất. Hội nghị đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng, sẵn sàng để địa phương bắt tay vào hoạt động hiệu quả.
Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương Tin tức

Ổn định tổ chức, tập trung phát triển kinh tế xã hội địa phương

TTTĐ - Ngày 1/7, HĐND xã Gia Lâm tổ chức kỳ họp thứ nhất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
HĐND phường Tam Thắng thông qua nhiều quyết sách quan trọng Nhịp sống phương Nam

HĐND phường Tam Thắng thông qua nhiều quyết sách quan trọng

TTTĐ - HĐND phường Tam Thắng (TP Hồ Chí Minh) vừa thông qua nhiều quyết sách quan trọng trong việc chọn nhân sự, thành lập các cơ quan chuyên môn và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Nhanh chóng đưa bộ máy HĐND xã Chương Dương hoạt động hiệu quả Tin tức

Nhanh chóng đưa bộ máy HĐND xã Chương Dương hoạt động hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Chương Dương (thành phố Hà Nội) tổ chức kỳ họp thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với hơn 160 đại biểu tham dự. Chủ tịch HĐND xã Chương Dương Vũ Văn Tuân yêu cần nhanh chóng đưa bộ máy HĐND, UBND xã đi vào hoạt động hiệu quả với phương châm "gần dân, sát dân, trong công tác vì Nhân dân phục vụ".
Trang trọng Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Tin tức

Trang trọng Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Phường Xuân Đỉnh vận hành mô hình chính quyền địa phương mới thông suốt, hiệu quả Tin tức

Phường Xuân Đỉnh vận hành mô hình chính quyền địa phương mới thông suốt, hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND phường Xuân Đỉnh khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên tham dự kỳ họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Người mở đường cho sự nghiệp đổi mới Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Người mở đường cho sự nghiệp đổi mới

Trên cương vị là Tổng Bí thư đầu tiên, “kiến trúc sư trưởng” của công cuộc Đổi mới đất nước, đồng chí đã cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua khó khăn và thu được những thành tựu rất quan trọng.
Xã Phù Đổng: Sẵn sàng hành trang bước vào Kỷ nguyên mới Tin tức

Xã Phù Đổng: Sẵn sàng hành trang bước vào Kỷ nguyên mới

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Phù Đổng đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND xã Phù Đổng khóa 21, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND sau sắp xếp đơn vị hành chính, mang tính chất kiện toàn tổ chức bộ máy, đặt nền móng cho việc thực hiện toàn diện các nhiệm vụ phát triển địa phương trong giai đoạn mới.
Đổi mới tư duy quản lý, xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả Tin tức

Đổi mới tư duy quản lý, xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã tham dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm việc với phường Dĩ An Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm việc với phường Dĩ An

TTTĐ - Ngay trong ngày đầu tiên vận hành chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã đến thăm, kiểm tra hoạt động tại phường Dĩ An, địa phương có dân số đông nhất thành phố.
Xem thêm