Tag
Sửa đổi Luật Thủ đô

“Chiếc áo pháp lý” của Thủ đô cần được nới rộng hơn

Muôn mặt cuộc sống 08/11/2023 18:22
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đang diễn ra. Nhiều nội dung trong dự thảo Luật thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều chuyên gia cho rằng, “chiếc áo pháp lý” của Thủ đô cần phải được nới rộng hơn để Hà Nội phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng, cả nước nói chung.
Tạo điều kiện chuyển đổi số đồng bộ để Hà Nội phát triển bứt phá Luật Thủ đô (sửa đổi): Không chỉ làm cho một thành phố mà cho cả đất nước Phối hợp chặt chẽ trong quá trình Quốc hội cho ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sửa Luật, kịp thời giải quyết các bất cập

Đánh giá về những tác động tích cực mà Luật Thủ đô đã mang lại cho thành phố Hà Nội trong thời gian qua, ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội cho rằng, sau 10 năm thi hành, Luật Thủ đô năm 2012 đã mang lại những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Theo đó, Luật đã bước đầu giúp cho thành phố thiết lập đồng bộ các công cụ pháp lý cho việc xây dựng, quản lý quy hoạch, góp phần giúp cảnh quan đô thị trật tự, ngay ngắn hơn. Thẩm quyền của thành phố trong quy định mức xử phạt trong vi phạm trật tự xây dựng, đất đai… được tăng cường.

“Chiếc áo pháp lý” của Thủ đô cần được nới rộng hơn
Ông Nguyễn Công Anh, Phó Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội

Việc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân ngày càng phong phú, các di sản văn hóa - lịch sử được quan tâm bảo tồn, tôn tạo. Tăng trưởng của thành phố năm sau cao hơn năm trước, đóng góp tích cực trong tăng trưởng chung của cả nước.

Bình quân trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đóng góp trên 16% GDP, 18,5% thu ngân sách nhà nước, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước, ngày càng xứng đáng với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Công Anh nhận đinh, bên cạnh những kết quả tích cực trong xây dựng, phát triển Thủ đô, Luật Thủ đô vẫn còn một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần phải sửa đổi. Cụ thể, nhiều quy định của Luật Thủ đô 2012 còn mang tính định khung, chung chung, khó áp dụng. Sau khi Luật Thủ đô năm 2012 có hiệu lực thì cũng có nhiều luật khác được ban hành (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Cư trú…), trong đó có những quy định chồng chéo với Luật Thủ đô.

Công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời đối với một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong quy hoạch đối với một số công trình công cộng trong khu vực nội thành chưa đồng bộ như giao thông, xây dựng, cấp thoát nước, điện, truyền hình, internet…

“Chiếc áo pháp lý” của Thủ đô cần được nới rộng hơn

Quy chuẩn môi trường về nước thải, khí thải và tiếng ồn trên địa bàn Thủ đô đã được ban hành, tuy nhiên việc áp dụng chưa hiệu quả. Các chính sách về phát triển khoa học công nghệ tuy đã được Luật này đề cập nhưng chưa triển khai hiệu quả. Chính sách về phát triển văn hóa đã được xây dựng nhưng chưa phát huy hiệu quả tối đa, điển hình như các rạp hát, bảo tàng… chưa được khai thác hết tiềm năng, chưa thu hút được đông đảo người dân và du khách đến tham quan.

Ngoài ra, ông Nguyễn Công Anh cho rằng, vẫn còn một số nội dung Luật Thủ đô 2012 chưa đề cập như sự đặc thù về tổ chức bộ máy của chính quyền Thủ đô, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; còn thiếu cơ chế điều hành chung trong việc phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng Thủ đô.

Đối với phát triển giao thông, hiện nay tỷ lệ quỹ đất giao cho giao thông còn quá thấp so với yêu cầu. Trong khi đó, việc mở rộng tuyến giao thông trong khu vực nội đô lại rất khó khăn, cộng thêm chi phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường rất cao, gây sức ép cho ngân sách của thành phố...

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô là yêu cầu tất yếu để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phải có quy định đặc thù về công tác quy hoạch

Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 18, thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức vào tháng 10/2023, các đại biểu đã thống nhất cao với sự cần thiết ban hành và phạm vi sửa đổi Luật; đồng thời nhấn mạnh dự thảo Luật cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ. Các cơ chế, chính sách phải rõ ràng, rành mạch về phạm vi, nội dung phân quyền; lĩnh vực phân quyền phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi.

Trong rất nhiều nội dung được dự thảo Luật đề cập, vấn đề về quy hoạch, phát triển nhà ở luôn nhận được sự quan tâm của người dân và các chuyên gia. Bên cạnh đó, chính sách về thu hút, trọng dụng nhân tài trong dự thảo Luật cũng được nhiều ý kiến đánh giá là “đòn bẩy”, nhằm tạo “cú hích” trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Đó là các chính sách hỗ trợ từ ngân sách thành phố để đầu tư cho việc phát triển cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia có đa cấp học; đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên của Thủ đô. Cùng với đó, thành phố hình thành các trung tâm quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao... phục vụ cho định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư nước ngoài.

“Chiếc áo pháp lý” của Thủ đô cần được nới rộng hơn
Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam đánh giá, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể chế hóa các quy định trên nguyên tắc bám sát 9 nhóm chính sách

Theo Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam, Giám đốc Công ty Luật NH Quang và Cộng sự, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần tập trung giải quyết khá nhiều vấn đề bất cập. Để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể chế hóa các quy định trên nguyên tắc bám sát 9 nhóm chính sách. 9 nhóm chính sách của dự thảo Luật không chỉ giải quyết những vấn đề bất cập mà còn đưa ra các giải pháp pháp lý để tạo điều kiện đặc thù, vượt trội về cơ chế cho Thủ đô phát triển.

Ví dụ muốn đạt được mục tiêu “xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả...” thì cần thiết phải có quy định đặc thù về công tác quy hoạch; đồng thời bảo đảm hiệu quả trong khai thác và quản lý đất đai, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng (đường sắt đô thị nên là vấn đề trọng tâm) để có thể giải quyết được các vấn đề phát triển đô thị, tắc đường, ô nhiễm không khí, chính sách về nhà ở, đô thị văn minh hiện đại…

"Nếu dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, tôi hy vọng giải pháp pháp lý này cùng với các giải pháp khác về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội sẽ giúp cho Hà Nội có thể đạt được các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị về phát triển Thủ đô Hà Nội", Luật sư Nguyễn Hưng Quang nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Công Anh nhấn mạnh, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng được ngay; những vấn đề cần ủy quyền lập pháp thì nên ủy quyền cho các chủ thể có thẩm quyền quy định theo pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi và tính đồng bộ. Đồng thời với việc phân quyền mạnh mẽ, Luật cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền thành phố.

Đọc thêm

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Muôn mặt cuộc sống

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân Muôn mặt cuộc sống

Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân

TTTĐ - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các chiêu trò lừa đảo qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi. Một trong những hình thức lừa đảo liên tục được cơ quan chức năng cảnh báo, đó là lừa đảo thông qua các trò chơi (game) trực tuyến.
VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu Muôn mặt cuộc sống

VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

TTTĐ - Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề "Vật liệu cho tương lai bền vững", tọa đàm của Quỹ VinFuture quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.
Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri Muôn mặt cuộc sống

Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri

TTTĐ - Ngày 21/11, Thường trực HĐND quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức phiên giải trình về việc giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa bàn trong giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến hiện tại.
Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường Nhịp sống phương Nam

Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường

TTTĐ - Khoảng 800.000 người dân cần làm lại giấy tờ, gần 1.000 cán bộ dôi dư sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp lại đơn vị hành chính, sáp nhập 80 phường.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương Muôn mặt cuộc sống

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương

TTTĐ - Ngày 20/11, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn.
Diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Quảng Nam Xã hội

Diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Quảng Nam

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch chi tiết tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng (24/3/1975 - 24/3/2025) và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1930 - 28/3/2025).
Bình Định: Thanh tra việc sắp xếp, xử lý tài sản công Xã hội

Bình Định: Thanh tra việc sắp xếp, xử lý tài sản công

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản công, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Xem thêm