Quốc hội sẽ “nóng” tại cuộc chất vấn về dạy thêm, học thêm
Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035 Quốc hội sẽ chất vấn về giải pháp phát triển kinh tế tư nhân |
Đau đầu chuyện học thêm, dạy thêm
Theo Văn phòng Quốc hội, kỳ họp thứ 9 sẽ dành thời gian 1,5 ngày để chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thời gian sẽ là chiều 19/6 và đầu giờ sáng 20/6.
Quốc hội sẽ chất vấn về thực trạng và giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học gắn với yêu cầu tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ chất vấn về việc thực hiện quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm; công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Công an cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, về vấn đề giáo dục, các đại biểu Quốc hội và người dân đang tỏ ra đặc biệt quan tâm đến phiên chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ trả lời chất vấn Quốc hội về học thêm, dạy thêm. |
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Thiện (chung cư Tân Việt, xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) nhận định, phiên chất vấn và trả lời chất vấn về việc thực hiện quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm sẽ thu hút sự quan tâm của người dân và dư luận, đặc biệt là trong bối cảnh các cháu học sinh bắt đầu kỳ nghỉ hè.
"Qua theo dõi kỳ họp trên tivi và đọc sách báo, kỳ họp Quốc hội lần này tập trung nhiều vào các vấn đề về tinh gọn bộ máy và sắp xếp các đơn vị hành chính các cấp. Tuy nhiên, một vấn đề nóng nữa người dân cũng rất quan tâm là thực hiện quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm", ông Thiện chia sẻ.
Ông Nguyễn Hữu Thiện cho biết, trước đó, ông có con trai đều học thêm môn Toán và tiếng Anh ở nhà cô chủ nhiệm, nhưng từ khi Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực, con ông đã phải dừng lại việc học thêm này.
Theo ông Thiện, việc học thêm giúp các cháu tiến bộ hơn, được ôn lại kiến thức cũ và học bài mới.
"Theo tôi, việc dạy thêm cũng tốt vì củng cố thêm kiến thức cho các con, nhất là những bé học chậm trên lớp, phụ huynh không có thời gian kèm cặp. Nhờ học thêm, con tôi có thành tích học tốt hơn và chúng tôi cũng đỡ phải lo lắng cháu không theo kịp các bạn", ông Thiện chia sẻ.
Một điều nữa ông Thiện lo lắng là sắp tới kỳ nghỉ hè, nếu không học thêm thì sẽ không biết ai sẽ là người chăm cháu khi cả bố và mẹ đều phải đi làm.
Trong khi đó, anh Nguyễn Xuân Toàn (thôn Cựu Quán, xã Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) có con trai đang học tiểu học thì hoan nghênh quy định mới của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT là không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
"Tôi thấy Thông tư 29 có những quy định rất đúng, siết chặt được tình trạng giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn bắt học sinh học thêm tại nhà để được ưu ái hơn, người nào không đi học thêm thì không quan tâm, điểm thấp. Với quy định mới, giáo viên không thể gây sức ép buộc học sinh phải học thêm tại nhà mình nữa", anh Toàn bày tỏ.
Không để không quản được thì cấm
Trước đó, thảo luận tổ sáng 23/5, một số đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ quan tâm đến đánh giá tình hình thực hiện quy định pháp luật về dạy thêm, học thêm.
Theo đại biểu Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang), vấn đề dạy thêm học thêm là nhu cầu thiết thực của người dân, phụ huynh, học sinh.
"Vấn đề đặt ra là quản lý như thế nào cho chặt, chứ không phải không quản lý được là cấm, nếu cấm là quản lý kém", đại biểu Thái Thu Xương nhấn mạnh.
![]() |
Vấn đề đặt ra là quản lý dạy thêm và học thêm như thế nào cho chặt, chứ không phải không quản lý được là cấm, nếu cấm là quản lý kém. |
Cùng với đó đại biểu bày tỏ băn khoăn, tới đây nếu như việc sửa đổi Hiến pháp được thông qua, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, sẽ kết thúc hoạt động của cấp huyện, Phòng giáo dục huyện không còn, trong khi địa bàn sáp nhập thì rộng hơn, vai trò quản lý nhà nước về học thêm dạy thêm như thế nào.
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) cho rằng, sự nở rộ của các trung tâm dạy thêm xét ở một góc độ nào đó là tất yếu, nhất là khi nhu cầu học thêm của học sinh, phụ huynh rất cao.
“Việc học thêm để nâng cao kiến thức, nâng cao điểm số là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo ra sao, cách quản lý, vận hành trung tâm và cả điều kiện dạy và học có đúng theo quy định hay không là điều đáng bàn”, đại biểu nêu rõ.
Đại biểu Nguyễn Thị Hà cho biết, trong Thông tư 29 có yêu cầu các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường phải được cấp phép, công khai thông tin và tuân thủ quy định về thời gian, nội dung giảng dạy, nhưng việc triển khai ở các địa phương còn thiếu đồng bộ, đặc biệt ở các khu vực có nhiều trung tâm dạy thêm.
Tại điều 6, quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường chưa quy định cụ thể về cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy do đó gây khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Nhiều trung tâm uy tín đang cung cấp chương trình học chất lượng, có kiểm định, có giảng viên chuyên môn, góp phần hỗ trợ đáng kể cho học sinh yếu, học sinh cần ôn luyện nâng cao, học sinh muốn phát triển tư duy.
Tuy vậy, theo đại biểu, về mặt nhân sự, không phải trung tâm nào cũng có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn hoặc có kinh nghiệm sư phạm. Việc thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ khiến chất lượng giảng dạy tại nhiều trung tâm cũng là một điều đáng lo ngại.
Đại biểu Nguyễn Thị Hà đề xuất, các cơ quan chức năng tăng cường giám sát để đảm bảo các trung tâm tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường tuân thủ quy định, tránh tình trạng “lách luật” hoặc hoạt động “chui”, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, nội dung chương trình. Công khai thông tin các cơ sở được cấp phép trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, gồm: tên trung tâm, địa chỉ, danh sách giáo viên, môn học, học phí, thời gian hoạt động...
Cùng với đó, cần tăng cường các đoàn kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất tại các địa phương; công khai danh sách các trung tâm vi phạm trên các kênh truyền thông để răn đe và phụ huynh được biết.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Việt Nam đứng thứ 5 thế giới kỳ thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương

Tổng kết và trao giải cuộc thi “Thần đồng tiếng Việt 2025”

Học trò lớp 9 bồi hồi xúc động ngày chia tay thầy cô

Tất cả các trường đại học New Zealand tăng cường hỗ trợ ứng viên Đề án 89

Nestlé Việt Nam ký kết hợp tác với ĐH Quốc gia TP HCM thực thi mô hình “3 nhà”

Hà Nội có thêm 4 học sinh ưu tú được kết nạp Đảng

Trường THPT Đoàn Kết - Hai Bà Trưng tuyên dương học sinh tiêu biểu

Đã có 16 học sinh Trường THPT Việt Đức được kết nạp Đảng

400 học sinh Hà Nội thi Toán học quốc tế WMI vòng quốc gia
